8 kiệt tác điêu khắc ẩn chứa những bí mật mà ít người biết đến

Mỗi kiệt tác điêu khắc đều ẩn chứa những bí mật mà ít người biết đến. Một kiệt tác đúng nghĩa luôn chứng tỏ được sự hấp dẫn của nó. Nó khiến bạn chiêm ngưỡng và nghĩ rằng chỉ thiên tài mới có thể tạo ra một vẻ đẹp hoàn mỹ từ một tảng đá vô tri. Tuy nhiên, vẫn còn một số bí ẩn khá hài hước mà bạn chưa biết về chúng. 

Con người ta ai cũng có thể mắc phải sai lầm và ngay cả những bậc thiên tài cũng không thể tránh khỏi điều đó. Trên trang Bright Side có một cái nhìn mới về những kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng thế giới và phát hiện ra một số điểm không chính xác, dù vô tình hay cố ý. Hãy cùng chúng tôi tham khảo 8 kiệt tác điêu khắc ẩn chứa những bí mật mà ít người biết đến trong bài viết dưới đây nhé!

8. Tượng David của Michelangelo

Tượng David của Michelangelo© Jörg Bittner Unna / commons.wikimedia © Jörg Bittner Unna / commons.wikimedia

Tượng David là bức tượng do Michelangelo điêu khắc từ năm 1501 đến 1504 – một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc thời Phục Hưng và cũng là một trong hai tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất của Michelangelo. Bức tượng này được xem như là một biểu tượng của vẻ đẹp con người trẻ trung và sức mạnh.

Bức tượng David – người anh hùng trong Kinh Thánh được chạm khắc từ một khối đá Carrara duy nhất. Các tác phẩm điêu khắc của Michelangelo thường có độ chính xác cao về mặt cơ thể, nhưng tượng David lại có một lỗ hổng nhỏ: một phần cơ bắp bị mất giữa xương cột sống và xương bả vai bên phải. Người điêu khắc không thể khắc nó do bởi một khuyết điểm trong khối đá cẩm thạch.

7. “The Ninth Wave – Đợt sóng thứ Chín” của Ivan Aivazovsky

© commons.wikimedia

Bức tranh “The Ninth Wave – Đợt sóng thứ Chín” của Ivan Aivazovsky miêu tả một nhóm nạn nhân bị đắm tàu, tất cả họ sắp bị nhấn chìm bởi một đợt sóng khổng lồ. Một cú đánh tàn nhẫn của sức mạnh thiên nhiên, những lớp sóng cuồn cuộn, trào dâng lên dữ dội rồi đổ ụp xuống với sức mạnh khủng khiếp, để lộ ra một khoảnh khắc có vực sâu bên dưới. Sự chuyển động không ngừng của những đám mây và những đám bọt nước, càng làm tăng thêm ấn tượng về một cơn bão biển đang hoành hành.

Họa sĩ Ivan Aivazovsky quan sát thấy cảnh tượng này từ bờ biển và cho rằng tất cả những đợt sóng trên biển đều giống nhau. Tuy nhiên, những đợt sóng phát sinh trong các cơn bão ở biển khơi có hình nón và trông khác với những đợt sóng ở đoạn sông nước.

6. Tượng Moses của Michelangelo

Tượng Moses của Michelangelo© Jörg Bittner Unna / commons.wikimedia

Tượng Moses là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Michelangelo – hoạ sĩ, nhà điêu khắc tài hoa thời Phục Hưng.

Một giai thoại nổi tiếng cho rằng, sau khi hoàn thành xong bức tượng Moses, Michelangelo đã đập mạnh búa vào đầu gối bức tượng và kêu lên: “Sao ông không nói chuyện với tôi?“. Cũng bởi, bức tượng Moses giống thực quá. Tuy nhiên, câu chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu bức tượng Moses không sở hữu một cặp sừng.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử hội họa đã cho rằng Michelangelo đã hiểu sai Kinh thánh. Trong Kinh thánh có đoạn: “Người Do Thái khó có thể chiêm ngưỡng được khuôn mặt của Moses khi ông hạ thế tại núi Sinai với một tấm bài vị bằng đá“. Từ “karnayim – chói lọi” trong tiếng Do Thái có vẻ như đã bị hiểu nhầm thành “sừng” khi dịch sang tiếng Ý và thế là tượng Moses sở hữu một cặp sừng rất đẹp, chẳng liên quan gì.

Xem thêm: 25 hình ảnh gây shock khi tái hiện lại thực trạng xã hội hiện nay

5. Bức họa “A Bar at the Folies-Bergere” của Édouard Manet

© commons.wikimedia

Bức họa “A Bar at the Folies-Bergere” của Édouard Manet trưng bày trong nhà nghệ thuật Courtauld Gallery tại London đã được bàn luận rất nhiều. Cô gái quầy bar trong bức tranh Manet không nhìn thẳng vào người xem mà cứ nhìn đâu đâu với khuôn mặt mang vẻ mệt mỏi buồn bãCô xa lạ với khung cảnh xung quanh đầy ắp chi tiết, cố lờ đi những khách hàng nhếch nhác, trong đó có người đàn ông trông nham hiểm và khó hiểu trong gương. Công việc là một chuỗi những thứ không tên, các mối quan hệ giới tính thì nguy hiểm và thành phố Paris hoa lệ như một câu lạc bộ đêm trống rỗng trong cái nhìn của Manet khi đó. Chính vì thế, tất cả những thứ đó hiển hiện trong khuôn mặt của cô gái trẻ.

Nếu quan sát trong gương, bạn có thể nhận ra ngay sự phản chiếu không đúng với thực tế: các chai trên quầy được đặt ở các vị trí khác nhau và người phục vụ dường như đang nhìn theo một hướng khác. Trong bức họa, có một người đàn bà trẻ đứng trước tấm gương lớn, vì ta thấy cái lưng phản chiếu, nhưng sự phản chiếu này lại không hoàn toàn phản chiếu đúng góc độ bình thường và tấm lưng này lại đang đối diện với một người đàn ông đứng trước cô ta.

Người xem dường như đứng đối diện ngay mặt cô bán rượu ở bên ngoài quầy, nhìn những gì phản chiếu qua một tấm gương. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ lại ta có thể tự hỏi người xem tranh đứng ở vị trí nào? Có phải là vị trí của người đàn ông bên góc trên bên phải phía ngoài quầy trước tấm gương của bức họa hay không? Và người đàn ông trong bức họa là ai? Đó chính là họa sĩ Édouard Manet.

4. “Night watch – Tuần tra đêm” của Rembrandt

“Night watch - Tuần tra đêm” của Rembrandt

“Night watch - Tuần tra đêm”© commons.wikimedia

Bức tranh “Night watch – Tuần tra đêm” của Rembrandt ẩn chứa đầy rẫy những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Có rất nhiều cuộc tranh luận về đôi găng tay của đại úy Frans Banning Cocq: tay đeo găng phía bên tay phải đang cầm một chiếc găng tay khác. Nhiều sử gia nghệ thuật nghĩ rằng đây là một cách đem lại sự hài hước cho bức tranh. Còn những người khác cho rằng chiếc găng tay này là găng tay bên trái, và đại úy giữ nó bằng ngón đeo nhẫn trong khi ngón cái hướng về phía người xem.

3. “The Supper at Emmaus” của Caravaggio

“The Supper at Emmaus” của Caravaggio

“The Supper at Emmaus”© commons.wikimedia

Người xem nếu chú ý kỹ có thể quan sát thấy rằng giỏ đựng hoa quả đang được “bám” trên mép bàn nhưng không rơi, thách thức các định luật vật lý. Bên cạnh đó, các chuyên gia nghệ thuật chú ý hơn rằng các loại trái cây có trong giỏ dường như không đúng mùa: bức tranh được vẽ cảnh đêm trước lễ Phục sinh, trước khi vụ thu hoạch mùa thu. Tất cả những sai lầm này là cố ý: táo, nho cũng như bóng hình cá của giỏ trái cây, mang theo biểu tượng Kitô giáo và các tài liệu Phúc âm (Evangelical).

Xem thêm: Chỉ có bậc kỳ tài mới tìm ra tất cả sự khác biệt trong 16 bức ảnh này!

2. “The Birth of Venus – Sự ra đời của thần Vệ Nữ” của Botticelli

© commons.wikimedia

Sandro Botticelli là một họa sĩ thiên tài người Ý vào thời kỳ tiền Phục Hưng. “The Birth of Venus” là tác phẩm vĩ đại nhất của ông và được coi như một biểu tượng của “Chân – Thiện – Mỹ”. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Vệ Nữ được sinh ra từ bọt biển, là con của Chúa tể bầu trời – thần Uranus. Sự ra đời của thần Vệ Nữ trở thành một đề tài lớn trong hội họa, có những bức tranh rất nổi tiếng của Cabanel, Bouguereau hay Amaury Duval.

Tuy vậy, bức tranh của Sandro Botticelli vẫn được công nhận rộng rãi là tác phẩm hoàn hảo và kinh điển nhất. Trong bức họa, thần Vệ Nữ được miêu tả có mái tóc mây vàng rực rỡ, làn da trắng muốt, gương mặt thánh thiện và làn môi mọng. Bên cạnh đó, thần Vệ Nữ có cơ thể tròn trịa, đầy đặn, tràn đầy sức sống, tượng trưng cho sự sinh sôi, tình yêu, hoan lạc và sắc đẹp.

Mặc dù nghệ thuật điêu khắc thời Phục Hưng được cho là có độ chính xác cao về mặt giải phẫu nhưng thần Vệ Nữ vẫn có những khuyết điểm đáng chú ý, đó là một bàn chân sưngcổ quá dài. Theo một ý kiến cho rằng, những sai lầm này là có chủ ý để tránh mô tả một cơ thể hoàn hảo của người phụ nữ.

1. “The Sistine Madonna – Đức mẹ Sistine” của Raphael

© commons.wikimedia

Thoạt nhìn, bạn có thể thấy ấn tượng rằng Pope Sixtus II có sáu ngón tay trên bàn tay phải. Tuy nhiên, sau khi nhìn lại một cách cẩn thận hơn, bạn sẽ nhận ra rằng những gì bạn thấy về ngón tay thứ sáu là một phần của lòng bàn tay. Sự phát triển bên cạnh ngón chân út của Madonna có thể là một dấu hiệu của polydactyly – dị tật thừa ngón – một dị tật bẩm sinh của con người có thừa số ngón chân hay ngón tay. Mặc dù trường hợp này thường không đe dọa gì đến đời sống, hay thậm chí đặc biệt ảnh hưởng, nhưng đa số người phương Tây phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa.

Bạn có biết đâu là bức họa Mona Lisa nguyên mẫu của Leonardo Da Vinci hay không?

Bạn có biết đâu là bức họa Mona Lisa nguyên mẫu của Leonardo Da Vinci hay không?

Leonardo da Vinci là một thiên tài toàn năng người Ý: một họa sĩ, kiến trúc sư kiệt xuất, nhạc sĩ, kỹ sư siêu việt, một nhà khoa học đi trước thời đại… Không còn nghi ngờ gì, Mona Lisa là tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất thế giới, được coi như chuẩn mực của cái đẹp.

Bức họa thể hiện một người đàn bà đầy đặn, trông có vẻ phúc hậu khóe miệng khẽ giãn ra một nụ cười hư ảo. Hậu thế đã cố gắng phân tích bí ẩn trong nụ cười của nàng Mona Lisa: nàng đang cười hay không cười, nụ cười đó có ý nghĩa gì, làm sao Da Vinci có thể tạo nên một nụ cười như vậy… nhưng chưa bao giờ đưa ra được câu trả lời thỏa mãn. Hơn thế, đã có hàng loạt giả thuyết, huyền thoại xung quanh nguyên mẫu của bức tranh.

Rất ít người biết rằng có một phiên bản khác của bức họa La Gioconda – Isleworth Mona Lisa được cho là do họa sĩ Da Vinci vẽ, mặc dù nó đã được vẽ vào nhiều năm trước đó. Hình ảnh này đã được tìm thấy trong bộ sưu tập cá nhân cách đây hơn một thế kỷ và hiện nay nó được trưng bày tại Bảo tàng Prado, Madrid. Biết đâu một ngày nào đó nó sẽ giúp tìm câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra bởi Mona Lisa thì sao?

Xem thêm: 40+ bức tranh 3D sống động khiến bạn không tin vào mắt mình

Chúc các bạn vui vẻ!

Nguồn: https://quantrimang.com/8-kiet-tac-dieu-khac-an-chua-nhung-bi-mat-ma-it-nguoi-biet-den-138030

Add Comment