Các tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới không còn là của riêng người Mỹ nữa – VnReview

Hong Kong, nơi tụ họp của các công ty công nghệ, tổng trị giá hơn 400 tỷ USD trên thế giới với một danh sách dài gồm các công ty Mỹ độc quyền như Apple, Google, Facebook, Microsoft và Amazon… nhưng cũng phải có chỗ cho hai thành viên đến từ Trung Quốc.

Theo NewYorkTimes, tập đoàn Alibaba và Tencent Holdings là các công ty Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường nước nhà của họ, đã tăng vọt doanh thu trong năm nay để trở thành nhà đầu tư toàn cầu. Họ hiện là một trong số các công ty công cộng có uy tín nhất trên thế giới, mỗi một công ty này đều có giá trị gấp đôi so với các công ty công nghệ lớn như Intel, Cisco và IBM.

Trong khi những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ thống trị cuộc sống trực tuyến của người dân ở các nước phương Tây, Tencent và Alibaba đã lớn mạnh bằng cách thống trị thị trường Trung Quốc, thị trường Internet lớn nhất thế giới với hơn 700 triệu người dùng trực tuyến. Đó là gấp đôi kích thước của dân số của Hoa Kỳ. Người dân Trung Quốc cũng chi tiêu nhiều tiền hơn người Mỹ.

Sự bùng nổ của họ, đã diễn ra trong một không gian Internet được kiểm soát chặt chẽ mà các công ty quốc tế như Facebook bị chặn, ngày càng khiến họ tách rời khỏi phần còn lại của Trung Quốc. Mặc dù những số liệu cho thấy sự tăng trưởng ổn định, nền kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn với nhiều vấn đề, bao gồm nợ nần nặng nề và sự phụ thuộc vào các ngành công nghiệp han gỉ như thép. 

Tuy nhiên, Alibaba và Tencent trong tuần này đều báo cáo các kết quả tài chính đã vượt xa sự kỳ vọng của các nhà đầu tư, cho thấy tương lai của thế giới công nghệ Trung Quốc rất tươi sáng. 

Sự gia tăng của họ là biểu tượng của việc tái cân bằng sự ảnh hưởng công nghệ trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, khắc các nơi, từ Paris đến Seoul đã khẳng định sẽ trở thành Thung lũng Silicon tiếp theo. Tuy nhiên, nhóm các công ty mới khởi nghiệp nhanh chóng và các công ty Internet ra đời từ Trung Quốc đã nổi lên như một đối thủ thực sự về quy mô, giá trị và công nghệ đối với sự phục hưng công nghệ của Mỹ ở bờ biển tây.

Ông Hans Tung, một đối tác quản lý của công ty đầu tư mạo hiểm GGV Capital nói: “Chúng ta đã đi đến thời điểm Trung Quốc bắt kịp Mỹ trong thời đại Internet”. Ông Tung cũng người đầu tư vào nhiều công ty mới thành lập ở Trung Quốc, nói rằng lợi thế chính của Alibaba và Tencent là: “Hoa Kỳ có nhiều lựa chọn “ngoại tuyến” hoặc không phải dùng đến Internet để mua sắm và giải trí. Nhưng tại Trung Quốc, khi có ít lựa chọn hấp dẫn hơn, Tencent và Alibaba đóng một vai trò trung tâm trong việc mua và trả tiền cho hàng hoá và dịch vụ, giao tiếp và giải trí”.

Tiềm năng của Tencent và Alibaba là hiển nhiên trong quy mô của họ. Ngay sau đó, Tencent sẽ là công ty duy nhất ngoài Facebook có mạng xã hội với hơn một tỷ người dùng (Facebook vẫn còn dẫn đầu với hơn hai tỷ thành viên). Tencent gần đây cho biết ứng dụng tin nhắn của mình, WeChat – bao gồm thanh toán và mạng xã hội – đã có 960 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Alibaba có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng cho các ứng dụng mua sắm trực tuyến của mình. Trong ba tháng qua, doanh thu của cả Tencent và Alibaba đã tăng hơn 50% so với cách đây một năm, có nghĩa là họ đang phát triển nhanh hơn cả Facebook và Alphabet – công ty mẹ của Google.

Tại Hồng Kông, vốn thị trường của Tencent đã tăng hơn 400 tỷ USD vào đầu phiên giao dịch vào thứ năm, trước khi đóng cửa ngay dưới ngưỡng đó ở mức 396 tỷ USD. Tính đến cuối phiên giao dịch tại sàn New York vào thứ năm vừa rồi Alibaba đạt mức giá trị thị trường là 415 tỷ USD. Hai công ty vẫn còn đứng sau Amazon và Facebook, với giá trị hơn 450 tỷ USD và nhỏ hơn đáng kể so với Apple, công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới với vốn hóa thị trường vượt mức 800 tỷ USD.

Tại Thung lũng Silicon, một số công ty công nghệ đã bắt đầu nhận được những tín hiệu từ các đối thủ Trung Quốc của họ. WeChat của Tencent đã đưa ra các bài viết trong ứng dụng nhanh hơn trước Facebook, tạo ra chức năng walkie-talkie trước WhatsApp và sử dụng mã QR để kết nối trên mạng xã hội từ lâu trước Snapchat.

Cả Alibaba và Tencent từ lâu đã rất thành công ở Trung Quốc, nhưng những sự kiện gần đây đã tạo cho họ một động lực mới bổ sung. Ở Trung Quốc, người ta thường nói về ba công ty Internet thống trị thế giới công nghệ: Alibaba, Tencent và một công ty tìm kiếm có tên Baidu, đôi khi được gọi là Google của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Baidu đã vấp ngã vì người dùng Trung Quốc bỏ qua máy tính cá nhân hoàn toàn và chuyển sang điện thoại thông minh và đã gặp rắc rối khi cạnh tranh trong một cuộc chạy đua về tài chính với Tencent và Alibaba. Hai công ty đã đầu tư tiền vào các doanh nghiệp mới như phân phối thực phẩm và video trực tuyến.

Alibaba và Tencent, một phần thành công của họ là từ việc kiểm duyệt và nghi ngờ các công ty công nghệ nước ngoài của Trung Quốc, làm cho các công ty Mỹ khổng lồ như Facebook và Amazon không có cơ hội tiếp cận đất nước của họ. Nhưng cả hai cũng đã ghi được một số sáng kiến ​​công nghệ quan trọng theo ý kiến của mình. Họ thống trị nền văn hoá điện thoại thông minh theo nhiều cách khác biệt so với nền văn hoá của Hoa Kỳ. Người Trung Quốc sử dụng hệ thống thanh toán di động của họ để thanh toán các hóa đơn nhà hàng, mua sắm trực tuyến, thanh toán hoá đơn điện nước, thuê xe đạp và thậm chí bỏ tiền vào đầu tư.

Mặc dù quy mô của họ, Alibaba và Tencent chủ yếu đóng đô tại Trung Quốc, mặc dù cả hai đều đang đẩy mạnh để mở rộng. Phần lớn thu nhập của Alibaba đến từ kinh doanh quảng cáo và hoa hồng tại Trung Quốc. Công ty này chỉ có dưới 400 triệu đô la doanh thu từ thương mại quốc tế. Trong khi Tencent có các trò chơi như League of Legends được chơi trên khắp thế giới, phần lớn doanh thu của họ đến từ các trò chơi và quảng cáo ở Trung Quốc.

Cả hai đều đã sử dụng các khoản đầu tư và mua lại để tham gia vào các thị trường mới trong những năm gần đây – với những kết quả không đồng đều. Alibaba đã đầu tư vào một công ty thanh toán ở Ấn Độ và mua lại ba công ty thương mại điện tử khác nhau ở Đông Nam Á. Và Amazon cũng đang chuẩn bị cho chiến dịch lấn sang Đông Nam Á của mình, đây là khu vực đông đảo các cư dân của các nền văn hoá khác nhau, có thể là nơi đầu tiên hai thương mại điện tử Goliaths cạnh tranh trực diện.

Năm ngoái, Tencent đã trả 8,6 tỷ USD cho Supercell , nhà sản xuất trò chơi Clash of Clans nổi tiếng. Tencent cũng muốn mua ứng dụng nhắn tin toàn cầu WhatsApp nhưng đã bị Facebook nhanh tay chiếm mất.

Hai công ty và các tên công nghệ khác của Trung Quốc cũng đã mở ra các trung tâm nghiên cứu ở Thung lũng Silicon và trở thành các nhà đầu tư nổi bật trong mảng startup. Cả hai đã ủng hộ startup Didi Chuxing đến từ Trung Quốc trong cuộc chiến với Uber để đánh bại công ty Mỹ ở Trung Quốc và hiện đang mở rộng sang các thị trường khác. Tencent đã từng là nhà đầu tư trong Snap – nhà sản xuất ứng dụng nhắn tin Snapchat, và sở hữu một số trò chơi phổ biến nhất thế giới.

Ngay cả với sự nổi trội mới của họ, Tencent và Alibaba đối mặt với một số thách thức khó khăn. Thế giới Internet của Trung Quốc không thể phát triển mãi mãi, và cả hai công ty đều vấp phải nhiều trở ngại để từ việc nổi tiếng ở quê hương để chuyển sang thành công tại Hoa Kỳ và các thị trường khác.

Cả hai đã có những đầu tư tốn kém vào Hollywood, nhưng kết quả không mấy sáng sủa. Và họ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ chính phủ Trung Quốc ngày càng nhận thức được sức mạnh của thông tin số – và có kế hoạch sử dụng nó để theo dõi các hoạt động của họ.

Vẫn có cơ hội cho các công ty nổi lên để nắm quyền lãnh đạo toàn cầu, nhất là trong các lĩnh vực như game, thương mại điện tử và truyền thông. David Chao, đồng sáng lập của công ty đầu tư mạo hiểm DCM Venture cho biết: “Họ là một lực lượng chính đáng để được tính đến trên sân khấu thế giới”.

Hiện tại, thị trường 700 triệu người sử dụng Internet tại Trung Quốc đủ để giữ cho Alibaba và Tencent tiếp tục phát triển.

Trò chơi trên điện thoại thông minh kiếm tiền nhiều nhất thế giới là một tựa game Trung Quốc được gọi là Honor of Kings, được chơi rộng rãi hơn Pokémon Go ở đỉnh điểm thời hoàng kim của nó. Trong trò chơi, người chơi có thể chi tiêu tiền thật để nâng cấp nhân vật trực tuyến của họ và sắp xếp cuộc chiến kỹ thuật số thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Honor of Kings thuộc sở hữu của Tencent.

Zhang Guangyi, 25 tuổi, một doanh nhân đến từ Bắc Kinh cho hay: “Đa số các doanh nhân ở Trung Quốc đều chơi game. Một khi tôi gặp một khách hàng, và add anh ấy vào WeChat, tôi nhận thấy rằng anh ta cũng chơi cùng một game giống tôi và level của tôi cao hơn anh ấy. Tôi đề nghị tôi sẽ giúp anh ta trong trò chơi này. Ngay sau đó, chúng tôi đã ký hợp đồng “.

Trương Văn Thuyết

Nguồn: http://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doanh/-/view_content/content/2251260/cac-tap-doan-cong-nghe-lon-nhat-the-gioi-khong-con-la-cua-rieng-nguoi-my-nua

Add Comment