Vì sao Viettel, Zalo và cả Thế giới đang đổ dồn vào Myanmar, mỏ vàng chờ khai phá?

Sau những thành công của các hãng công nghệ khi phát triển tại thị trường còn nhiều mới lạ này, hàng loạt các hãng công nghệ, viễn thông lớn Việt Nam và Thế giới đều đang “nhắm” vào mục tiêu là thị trường công nghệ thông tin tại Myanmar – mỏ vàng chờ khai phá. Tại đất nước đang phát triển này tuy còn nhiều thách thức cần phải đối mặt, nhưng cũng mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư công nghệ.

Myanmar mở cửa hội nhập thế giới

Sau hàng loạt bước đi cải cách dân chủ được cả thế giới công nhận, Myanmar đã từng bước mở cửa hội nhập với thế giới và đón nguồn đầu tư dồi dào trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, cùng với tài chính – ngân hàng và năng lượng, viễn thông và công nghệ thông tin (IT) được đánh giá là miền đất hứa mới cho doanh nghiệp các nước, cả về tiềm năng thị trường lẫn nguồn nhân lực. Thị trường CNTT non trẻ tại Myanmar trong 5 năm tiếp theo sẵn sàng đón nhận tăng trưởng của 2 lĩnh vực chính: phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực CNTT.

Vì sao Viettel, Zalo và cả Thế giới đang đổ dồn vào Myanmar, mỏ vàng chờ khai phá?

Sự cần thiết của viễn thông và nhu cầu liên lạc tăng cao ở một đất nước 54 triệu dân trong giai đoạn mở cửa như Myanmar. Ảnh: Internet.

Quy mô dân số lớn và nguồn nhân lực hiệu quả

Với khoảng 54 triệu dân,  trong số đó có tới 80% người dân lựa chọn điện thoại thông minh khi mua máy, 18 triệu người dùng Internet trên mạng di động 3G và 4G, tính đến năm 2016. Quy mô dân số lớn và đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ dịch vụ di động, Myanmar gần như là một trong những thị trường công nghệ thông tin nhiều tiềm năng chưa được khai thác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, Myanmar hiện đang sở hữu một nguồn nhân lực IT khá dồi dào, với hơn 10.000 sinh viên tốt nghiệp từ khoảng 30 trường đại học và các học viện tương đương mỗi năm. Theo thống kê mới nhất của Nikkei Asian Review, các tập đoàn công nghệ trên Thế giới đang chú trọng tìm kiếm nguồn nhân lực tại Myanmar vì chi phí nhân công rẻ tương đối so với khu vực Đông Nam Á, hiện chỉ bằng một nửa Trung Quốc và 2/3 so với Việt Nam.

Vì sao Viettel, Zalo và cả Thế giới đang đổ dồn vào Myanmar, mỏ vàng chờ khai phá?

Myanmar có tiềm năng nhân lực mạnh mẽ nhờ lao động giá rẻ và học vấn cao. Ảnh: Internet

Cơ sở hạ tầng Internet còn nhiều hạn chế

Đã từng được liệt vào danh sách những nước kem phát triển, khi mà công nghệ thông tin trở thành xu hướng nhưng hạ tầng tại Myanmar lại chưa thay đổi kịp để đáp ứng nhu cầu, kết nối Internet còn khá yếu và điện thoại smartphone phổ biến là các dòng máy giá rẻ, cấu hình thấp. Bên cạnh đó, số lượng người dân sử dụng điện thoại di dộng, viễn thông và internet ngày càng gia tăng dẫn đến tỷ lệ tiếp cận internet tại Myanmar ngày càng cao trong khi chất lượng đường truyền hiện rất thấp. Vì thế, nước này cũng là “mảnh đất màu mỡ” mới, mở ra cuộc đua quyết liệt giữa hàng loạt doanh nghiệp IT – viễn thông trong và ngoài nước xin giấy phép hoạt động.

Kết

Là một nước đông dân, giàu tiềm năng và đang mở cửa, trong tương lai, các nhà đầu tư lớn dự báo ngành viễn thông sẽ dẫn đầu sự tăng trưởng của ngành CNTT và truyền thông tại Myanmar. Mật độ dân số dày dặc, nhu cầu công nghệ tăng cao bên cạnh điều kiện thấp, đất nước này sẽ là nơi tập trung các trung tâm CNTT hàng đầu của các công ty nước ngoài.

 

Tin nổi không: Zalo của Việt Nam có 2 triệu người dùng tại Myanmar

(Techz.vn) Với kết quả này, ứng dụng OTT Zalo đang dần vươn mình trở thành một thương hiệu quốc tế thay vì quẩn quanh tại thị trường trong nước. rn

Nguồn: http://www.techz.vn/vi-sao-viettel-zalo-va-ca-the-gioi-dang-do-don-vao-myanmar-mo-v-ylt53548.html

Add Comment