Kinh nghiệm chọn mua web hosting từ các công ty cung cấp gói host “Unilimited”

unlimited hostingHầu hết những người có kinh nghiệm về web hosting đều hiểu chiêu bài quảng cáo “Unlimited hosting” của các công ty cung cấp host, tuy nhiên vẫn nhiều người chưa biết đến những hạn chế đằng sau cái mác “Unlimited” đó.

Bản chất thì unlimited là tốt nhưng lại có quá nhiều công ty lạm dụng từ unlimited để quảng cáo thái quá!. Bài viết sau sẽ chưa sẻ một vài kinh nghiệm để chọn các gói unlimited hosting tốt nhất.

Thế nào là web hosting unlimited ?

Nếu như web hosting của các công ty Việt Nam đều khá đắt, từ khoảng 100k VNĐ đến hàng triệu đồng cho một gói host thông thường (1-5 GB lưu trữ, 50 GB băng thông trở lên) thì các công ty nước ngoài có giá rẻ hơn nhiều, chỉ với từ 3$ đến 10$ chưa kể khuyến mại thường xuyên, chúng ta có thể sở hữu các gói host “UNLIMITED” – không giới hạn băng thông, không giới hạn dung lượng lưu trữ,…

Mới nhìn thì có vẻ hấp dẫn, nhưng với những người có kinh nghiệm đều hiểu được tình hình – đó là vấn đề oversell, nhiều công ty đã quảng cáo thái quá, treo đầu voi bán thịt chó 😀 . Ở các công ty Việt Nam, tuy đắt một chút nhưng mọi thứ khá rõ ràng, 1GB lưu trữ là cứ lưu trữ thoải mái đến 1GB, 50GB băng thông /tháng thì dùng hết 50GB thì thôi, còn ở các công ty unlimited hosting, cái gì cũng unlimited – không biết đâu mà lần! Chỉ khi dùng rồi mới biết cái nào là unlimited thật, cái nào là unlimited giả!

Thế nào là web hosting unlimited

Một số công ty cung cấp “Unlimited hosting”

Tôi đã có dịp dùng qua nhiều công ty host nước ngoài, đa số đều là những công ty số 1 thế giời mà nhiều người đang giới thiệu và sử dụng. Xin chia sẻ với các bạn các giới hạn bên trong cái mác “unlimited” đó:

1) Hostgator: Đắt nhưng sắt ra miếng.

Bảng giá host của Hostgator khá đắt và ít có những khuyến mại lớn (50% -75%) như các công ty khác. Hostgator thường chỉ khuyến mại 25% cho đơn hàng đầu tiên

Hostgator có 3 gói shared host là: – Hatchling Plan: Giới hạn 1 website – Baby Plan : unlimited wesite, storage và bandwidth – Business Plan: unlimited như gói Baby và có thêm IP riêng, SSL

=> Cả 3 gói này đều hạn chế chia sẻ tài nguyên là 25% CPU. Nếu các website trong host của bạn sử dụng quá 25% CPU trong vòng 90 giây, bạn sẽ nhận ngay một cảnh báo. Nếu tiếp tục sử dụng quá 25% CPU thì tài khoản của bạn sẻ bị khóa.

2) Godaddy: Rẻ nhưng rất trâu bò

Tôi đã dùng gói Delux của Godaddy được hơn 1 năm, giới hạn cho 25 database, các thông số còn lại là unlimited. Godaddy không ghi rõ giới hạn nào về CPU nhưng mọi người thường đánh giá là host Godaddy khá mạnh, có thể coi là xứng đáng với mác “unlimited“. Tôi có một website host tại Godaddy với khoảng 300 – 500 người dùng online mà vẫn khá ổn định, chưa cần chuyển sang VPS hosting.

Godaddy lại  thường xuyên có các chương trình khuyến mại rất lớn, từ 50% đến 75%.

Nhược điểm lớn nhất của Godaddy là chưa có datacenter nào ở gần Việt Nam nên tốc độ truy cập vào website có host tại Godaddy khá chậm so với Hostgator.

3) Stablehost: Những gói host “Ngon- Bổ – Rẻ”

 Stablehost có thể nói là công ty cung cấp host rẻ nhất và khuyến mại nhiều nhất. Chỉ với 3.6$/tháng giảm 50% còn 1.8$/tháng, bạn đã sở hữu một gói host khá tốt, không giới hạn số website, không giới hạn băng thông nhưng giới hạn lưu trữ 1 GB => Quá đủ cho khoảng 10 website thông thường. Thêm 1$/tháng nữa, bạn có thể nâng cấp lên gói 7GB lưu trữ.

Nhìn thấy giới hạn về dung lượng lưu trữ khiến khách hàng khá yên tâm so với các công ty host mà cái gì cũng unlimited! Host của Stablehost khá nhanh (sử dụng ổ cứng SSD).

Giới hạn về CPU ở Stablehost cũng là 25%, nếu bạn sử dụng quá 25% tài nguyên CPU của máy chủ thì bạn sẽ nhận được một cảnh báo (mình chưa nhận được bao giờ!)

==> Đăng ký sử dụng Stablehost ngay bây giờ !

 

4) Hostinger: Dư âm của host miễn phí

Nếu nói về host miễn phí thì Hostinger vẫn là số 1, thế nhưng với gói host cao cấp (host trả phí) thì cái mác “unlimited” của Hostinger thì đúng là treo đầu voi bán thịt chuột ! Có lẽ do Hostinger chuyên về host miễn phí, việc quản lý tài nguyên quá khắt khe, nên ngay cả với gói trả phí (Premium và Ultimate) chia sẻ tài nguyên server cũng vẫn hạn chế.

Trước đây, tôi có một website nhỏ đặt host tại Hostinger thế (gói Premium, không giới hạn số website, không giới hạn băng thông và dung lượng lưu trữ,…). Thế nhưng khi website đó phát triển có khoảng vài chục người online (bằng 1/10 số người online của website đặt host tại Godaddy) thì tài khoản của tôi bị cảnh báo lên xuống. Rồi sau 2 lần tạm ngưng, nay đã bị khóa vĩnh viễn => Sợ Hostinger  đến già luôn!

Một vài kinh nghiệm chọn mua web hosting treo biển  “Unilimited hosting”

Sau vài năm sử dụng và đổi qua nhiều công ty host, mình có một vài chia sẻ với các bạn về cách chọn mua host của các công ty treo biển “unlimited hosting” :

1) Tham khảo ý kiến người dùng khác:

Những người đã từng dùng luôn là người hiểu rõ nhất về các  dịch vụ của công ty đó, vì vậy, trước khi quyết định mua, hãy dạo qua các forum, blog, mạng xã hội để nghe ngóng xem mọi người nói gì?

2) Nên đọc kỹ TOS của công ty đó:

Thường thì các giới hạn về các gói host unlimited nằm ở đây chứ không ở các thông số như dung lượng lưu trữ hay băng thông. Hầu hết các trường hợp tài khoản host “unlimited” bị khóa với lý do Quá tải server hay quá tải CPU,…

Thông số về % CPU shared tối đa lại không được đề cập đến trong phần thông số gói host, chỉ khi nào tài khoản bị khóa rồi nó mới gửi cho một cái mail thông báo website abc nào đó của bạn gây quá tải server thì mới bổ ngửa ra đi tìm nguyên nhân? và giới hạn CPU đó

Nên đọc kỹ TOS của công ty đó

Ví dụ: Hostgator, nếu bạn dùng quá 25% CPU trong vòng hơn 90 giây, tài khoản của bạn sẽ bị tạm khóa  => Hãy đọc kỹ các quy định ở đây trước nhé 😀 http://www.hostgator.com/tos. Tương tự, Stablehost thì cũng giới hạn 25% CPU cho gói thường và 100% CPU cho gói Enterprise; hay Hostinger không ghi rõ giới hạn CPU nhưng nếu website của bạn có quá 200k queries đến host thì tài khoản của bạn bị hủy ngay không thương tiếc,…

3) Nên chọn các công ty/các gói host có thông tin rõ ràng nhất có thể

Một gói host unlimited storage,  unlimited bandwidthunlimited website thì rất mơ hồ. Nếu chưa có nhiều thông tin về công ty host đó thì nên chọn công ty có nhiều thông tin rõ ràng thì sẽ an toàn hơn.

Ví dụ:

– Gói Delux của Godaddy giới hạn cho 25 database tức là cho phép tối đa 25 website thông thường

– Gói Basic của Stablehost giới hạn 1GB lưu trữ (không giới hạn băng thông cũng như số lượng website,…)

Chúc các bạn thành công!

Add Comment