Đừng bao giờ nâng cấp hệ điều hành từ ngày đầu tiên

Đã qua rồi cái ngày chúng ta có thể dùng một hệ điều hành yên ổn trong hàng mấy năm trời. Windows 10 giờ đây cập nhật 6 tháng một lần và lộ trình đó khiến mọi thứ không còn bình yên như trước. Ngay cả Apple cũng cập nhật iPhone với đủ kiểu phiền toái.

Cập nhật càng nhiều, vấn đề càng lắm

Microsoft rút lại bản cập nhật Windows 10 October 2018 Update vì nó xóa dữ liệu người dùng, nhưng đó chỉ là một trong nhiều vấn đề, vì các bản cập nhật trước đó cũng có vấn đề của riêng nó. Anniversary Update làm nhiều webcam vô dụng, phải một tháng sau mới được vá. Bản cập nhật này cũng khiến nhiều máy gặp lỗi màn hình xanh khi kết nối với máy Kindle. Khi cập nhật Windows 10, cũng có nhiều báo cáo về các vấn đề liên quan tới phần cứng.

Apple cũng vật lộn với việc cập nhật. iOS 11.1 không cho người dùng gõ chữ “i”. iOS 9.0 khiến nhiều người kẹt ở màn hình Slide to Updrage. iOS 8.0.1 gây lỗi kết nối mạng di động và Touch ID.

Trên điện thoại Pixel, cập nhật Android khiến việc mở khóa và sạc điện thoại chậm hơn. Ai cũng gặp khó khăn cả.

Bản beta đầu tiên: chỉ là bản thử nghiệm

Những công ty như Microsoft hay Apple có các bản thử nghiệm để tìm ra lỗi trước khi tung ra bản ổn định. Microsoft có chương trình Insider Preview, còn Apple có các bản beta cho nhà phát triển và công chúng. Google thì có chương trình beta cho Android.

Nhưng dù lý do là gì, các lỗi nghiêm trọng vẫn cứ lọt lưới. Gần như việc xảy ra lỗi đã trở thành không thể thiếu. Bản stable đầu tiên luôn cảm giác như một phần kéo dài của bản beta thử nghiệm vậy.

Bản beta thứ hai: lên sân khấu

Khi cài bản stable mới sớm, bạn cũng là một kiểu tester bản beta. Ví dụ khi tung ra bản stable của Windows 10, Microsoft từ từ tung ra cho một số ít người dùng, xem thông số để biết OS hoạt động ra sao trong thực tế. Microsoft sẽ khắc phục lỗi trước khi tung ra bản tiếp theo và có thể phải mất vài tháng.

Hãy suy nghĩ kĩ trước khi muốn làm người dùng sớm các bản cập nhật OS
Hãy suy nghĩ kĩ trước khi muốn làm người dùng sớm các bản cập nhật OS

Windows Update có thể chọn ngẫu nhiên người cập nhật. Nhưng nếu đi tới Settings và chọn Check for Updates thì bạn sẽ được cập nhật theo ý muốn. Với bản October 2018 Update cũng vậy, nếu bạn không chủ động đòi cập nhật thì không gặp phải mọi lỗi đã được đưa tin.

Còn những người chẳng may gặp lỗi thì sao? Tự nguyện chủ động làm tester nên phải tự giải quyết thôi.

Trên Android cũng vậy, Google sẽ tự động cập nhật cho máy Pixel dần dần trong vài tuần nhưng nếu chọn Check for Updates, bạn sẽ được cập nhật ngay.

Ngay cả Linux cũng vậy. Canonical cũng không cho dùng Ubuntu ổn định dài lâu nếu có bản vá mới được phát hành. Bất kì ai cài bản Ubuntu LTS mới cũng trở thành tester.

Apple thì hơi khác, họ phát hành iOS và macOS cho tất cả mọi người cùng một lúc

Bản beta thứ ba: đầy đủ cho người dùng

Ngay cả khi cập nhật được tung ra cho mọi người dùng, thì bản “ổn định” này vẫn là một kiểu beta. Bạn là người thử nghiệm cho các công ty cần bản ổn định. Microsoft và Apple sẽ hoãn cập nhật cho các công ty này, để người dùng bình thường dùng trước.

Với Windows 10 Professional, bạn có thể hoãn cập nhật tối đa 120 ngày. Sau cùng thì sau 4 tháng, nó cũng phải ổn định rồi. Windows 10 Pro cũng cho chọn nhiều “kênh” cập nhật, mặc định là “Semi-Annual Channel (Targeted)”, sau đó là “Semi-Annual Channel”.

Trong phần Settings, nếu kênh cập nhật là Targeted thì máy sẽ được cập nhật khi “sẵn sàng cho hầu hết người dùng”, còn nếu là “Semi-Annual Channel” thì sẽ cập nhật khi “sẵn sàng để sử dụng rộng rãi trong các tổ chức”.

Sự khác biệt là cập nhật “sẵn sàng cho hầu hết người dùng” vẫn sẽ còn lỗi. Khi mọi lỗi người tiêu dùng gặp phải đã được xử lý thì họ mới cập nhật cho doanh nghiệp. Các công ty còn có thể chọn bản Windows 10 ổn định hơn nữa bằng cách chọn bản LTSB (Long-term Servicing Branch) vài năm mới cập nhật một lần.

Apple cũng vậy, hoãn cập nhật iOS tới 90 ngày để họ có nhiều thời gian khắc phục lỗi.

Vì sao có chuyện như vậy?

Đã qua rồi cái thời dùng Windows XP Service Pack 2 trong 4 hay 5 năm. Các công ty muốn OS mình dùng đầy tính năng và thường xuyên đổi mới, chạy theo các website hay dịch vụ đám mây không ngừng thay đổi.

Nhưng OS rất phức tạp, không phải chỉ là website mà liên quan tới cả phần cứng và phần mềm. Windows PC có nhiều kiểu máy và các loại phần mềm. Chúng không như điện thoại và vấn đề gặp phải khi cập nhật là bình thường. Ngay cả Apple, chỉ cần cập nhật mỗi iPhone, cũng đã không thể tránh khỏi lỗi.

Chuyện này cũng không có gì mới. Trước đây các sysadmin vẫn thường nói chờ khi nào ra gói Service Pack 2 thì hãy cài OS. Giờ thì OS cập nhật 6 tháng một lần.

Bạn nên làm gì?

Cập nhật bảo mật là rất quan trọng, và gặp rắc rối không có nghĩa là nên hoàn toàn không cập nhật nữa. Nhưng hãy nên thận trọng. Khi Windows 10 cập nhật, đừng Check for Updates vội vàng. Hãy chờ một hai tuần xem có lỗi gì nghiêm trọng được báo cáo không. Nếu dùng Windows 10 Pro, hãy cân nhắc hoãn cập nhật vài tuần để Windows không tự động cài cập nhật.

Khi Apple phát hành OS cho iPhone, iPad hay Mac, hãy chờ vài ngày, để người khác dùng thử xem có lỗi không, bạn sẽ tránh được việc phải downgrade máy do OS mới quá tệ. Với Android cũng vậy.

Sao lưu dữ liệu

Lỗi xóa dữ liệu của October 2018 Update là lời nhắc nhở người dùng nên luôn luôn sao lưu dữ liệu. Dù đang dùng thiết bị, hãy có bản backup để phòng khi có vấn đề. Không chỉ cập nhật OS, có thể cập nhật phần mềm, malware hay quá tải điện có thể khiến dữ liệu của bạn đi tong.

Với điện thoại thì ít nghiêm trọng hơn. Mặc định iPhone có sao lưu trên iCloid, và Android cũng sao lưu sang máy chủ của Google. Nhưng nếu bạn lo lắng thì vẫn có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu lại.

Xem thêm:

Nguồn: https://quantrimang.com/dung-bao-gio-nang-cap-he-dieu-hanh-tu-ngay-dau-tien-159858

Add Comment