(Serial câu lệnh Linux) Phần 1- Các câu lệnh quản trị và theo dõi server

(Phần 1- Các câu lệnh quản trị và theo dõi server) Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở, thường được sử dụng trên các máy chủ nhờ vào tính ổn định cao, khả năng bảo mật tốt và miễn phí. Linux chủ yếu vận hành dựa trên các dòng lệnh (Command Line), khá giống với hệ điều hành DOS trước đây của Microsoft. Việc quản trị server Linux khá phức tạp, đòi hỏi phải có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định.

(Serial câu lệnh trong Linux) Phần 1- Các câu lệnh quản trị và theo dõi server
Các câu lệnh quản trị và theo dõi server

Trong loạt serial bài viết câu lệnh trong Linux này, mình sẽ tổng hợp, phân loại các câu lệnh thành từng nhóm để các bạn có thể dễ dàng tiếp cận và thực hành khi cần thiết. Có nhiều cách để chúng ta có thể kết nối với server Linux qua SSH từ terminal (để thực hiện các lệnh Command Line), bạn có thể sử dụng Putty, OpenSSH

Serial tổng hợp các câu lệnh trong Linux Serial này gồm các loạt bài sau:

Xin chia sẻ với các bạn một tài liệu tổng hợp câu lệnh trong Linux khá hay và chi tiết, tuy nhiên, tài liệu này viết bằng tiếng Anh. Các bạn có thể download tại đây.

Các câu lệnh quản trị và theo dõi server Linux

Việc quản trị server Linux bao gồm các công việc cơ bản như: Theo dõi hệ thống (thông tin CPU, bộ nhớ, process…), quản lý service; thông tin user: tạo user, đổi mật khẩu, phân quyền…;khởi động server: shutdown, reset, logout…Đây là những câu lệnh cơ bản đầu tiên trong Linux mà các bạn cần phải biết. Đa số các câu lệnh này áp dụng được cho cả Ubuntu và CentOS (2 dòng Linux phổ biến nhất). Chỉ có một số lệnh thì khác nhau trên Ubuntu và CentOS.

Các câu lệnh kiểm tra thông tin hệ thống (system information) trong Linux

LỆNH LINUX MỤC ĐÍCH / MIÊU TẢ
  cat /proc/cpuinfo Kiểm tra thông tin CPU (số core)
  cat /proc/meminfo Kiểm tra thông tin về RAM đang sử dụng
  cat /proc/version Kiểm tra phiên bản của Kernel Linux
  cat /proc/ioports Xem thông tin port I/O
  cat /etc/redhat-release Kiểm tra phiên bản Centos
  uname -a Kiểm tra các thông tin về Kernel
  free -m Kiểm tra dung lượng RAM còn trống
  init 0 Tắt máy (tương đương lệnh shutdown -h now hoặc telinit 0)
  df -h Hiển thị thông tin những file hệ thống, nơi file thường trú hoặc tất cả những file mặc định. Lệnh này có thể xem được dung lượng ổ cứng đã sử dụng và còn trống.
  du -sh Kiểm tra dung lượng thư mục hiện tại
  du  -ah Hiển thị dung lượng của thư mục con và các file trong thư mục hiện tại
  du -h –max-depth=1 Hiển thị dung lượng các thư mục con ở cấp 1 (ngay trong thư mục hiện tại)
  df  Kiểm tra dung lượng đĩa cứng, các phân vùng đĩa
  lspci Xem thông tin mainboard
  /sbin/ifconfig Xem các địa chỉ IP của máy
  hostname Xem tên máy (hostname)
  finger user@maychu  Thu thập thông tin chi tiết về người dùng hiện đang dùng hệ thống
  arch Kiểm tra kiến trúc của máy (architech)
  cat /proc/swaps Kiểm tra thông tin SWAP của máy (tương tự như virtual RAM của Windows)
  last reboot Xem lịch sử reboot máy

Các câu lệnh shutdown, restart… Linux

LỆNH LINUX MỤC ĐÍCH / MIÊU TẢ
  logout Kết thúc session (phiên làm việc) hiện tại
  reboot Khởi động lại máy
  shutdown -r now Khởi động lại máy (tương đương với lệnh reboot)
  shutdown -h now Tắt máy (ngay lập tức)
  shutdown -h 9:30 Hẹn giờ tắt máy (schedule) vào lúc 9h30 (tính theo khung 24h)
  shutdown -c Hủy bỏ tất cả các lệnh tắt máy trước đó (các lệnh tắt máy theo schedule)
  telinit 0 Tắt máy (tương đương lệnh shutdown -h now)
  init 0 Tắt máy (tương đương lệnh shutdown -h now hoặc telinit 0)
  exit Thoát khỏi terminal
  halt Tắt máy (tương tự shutdown)
  sleep Cho hệ thống ngừng hoạt động trong một thời gian (ngủ – tương tự Windows)

Các lệnh về quản lý user trong Linux

LỆNH LINUX MỤC ĐÍCH / MIÊU TẢ
  passwd Đổi mật khẩu (standard user có thể đổi pass của họ còn user root thì thay đổi được password của mọi user)
  pwck Kiểm tra syntax và định dạng của dữ liệu user/password (/etc/passwd)
  useradd Tạo user mới, ví dụ: useradd -c “test user 1” -g group1
  userdel Xóa user
  usermod Thay đổi thông tin user (group, name…)
  groupadd Tạo một nhóm người dùng mới
  groupdel Xóa nhóm người dùng
  groupmod Thay đổi thông tin group, ví dụ, groupmod -n “old group name”  “new name”
  who /w Hiển thị những user đang đăng nhập hệ thống
  uname Hiển thị tên của hệ thống (host)
  id Hiển thị user ID (Chỉ danh của người dùng)
  logname Hiển thị tên người dùng đang login
  su Cho phép đăng nhập với tên user khác (tương tự secondary logon của Windows)
  groups Hiển thị nhóm của user hiện tại
  #vi /etc/passwd Xem danh sách user
  #vi /etc/group Xem danh sách nhóm (group)
  chmod [tên file]  Thay đổi quyền cho file/thư mục (chỉ user sở hữu file mới thực hiện được)
  chown user [tên file] Thay đổi chủ sở hữu file/thư mục
  chgrp group [file] Thay đổi group sở hữu file/thư mục

Các lệnh Quản lý services và process trong Linux

LỆNH LINUX MỤC ĐÍCH / MIÊU TẢ
  top Lệnh top khá giống như Task Manager trong Windows. Nó đưa ra thông tin về tất cả tài nguyên hệ thống, các tiến trình đang chạy, tốc độ load trung bình… Lệnh top -d thiết lập khoảng thời gian làm tươi lại hệ thống
  ps -u username Kiểm tra những tiến trình được thực hiện bởi một người dùng nhất định.
  ps -U root Kiểm tra mọi tiến trình ngoại trừ những tiến trình hệ thống
  ps –A Kiểm tra mọi tiến trình trong hệ thống
  ss Kiểm tra socket đang kết nối
  ss -l Hiển thị mọi cổng mở
  w username Kiểm tra người dùng đăng nhập, lịch sử đăng nhập, các tiến trình user đó đang chạy
  vmstat 3 Kiểm soát hành vi hệ thống, phần cứng và thông tin hệ thống trong Linux
  ps Hiển thị các chương trình hiện thời đang chạy
  uptime Thể hiện thời gian của hệ thống và tốc độ load trung bình trong khoảng thời gian đó, trước đây là 5 phút và 15 phút
  rpm Kiểm tra, gỡ bỏ hoặc cài đặt 1 gói .rpm
  yum Cài đặt các ứng dụng đóng gói (giống rpm)
  wget  Tải các ứng dụng từ một website về
  sh Chạy một ứng dụng có đuôi .sh
  startx Khởi động chế độ xwindows từ cửa sổ terminal
  yum update –y   Update Linux (CentOS)
  stop/start/restart  Dừng/ khởi động/khởi động lại một service hoặc ứng dụng, ví dụ:
service mysql stop hoặc /etc/init.d/mysqld start
  kill Dừng proccess (thường dùng khi process bị treo). Chỉ có super-user mới có thể dừng tất cả các tiến trình còn user khác chỉ có thể dừng proccess mà user đó tạo ra.
  kill PID hoặc %job  Ngừng một process bằng số PID (Process Identification Number) hoặc số công việc
  pstree Hiển thị tất cả các tiến trình dưới dạng cây
  service –status-all Kiểm tra tất cả các service và tình trạng của nó
  whereis mysql Hiển thị nơi các file dịch vụ được cài đặt
  service –status-all |     grep abc Xem tình trạng của tiến trình abc
  kill -9 PID Force close một process ID
  kill -1 PID Force close một process ID và load lại cấu hình mặc định của process đó

Một số câu lệnh hữu ích khác trong Linux

LỆNH LINUX MỤC ĐÍCH / MIÊU TẢ
  clear Xoá trắng cửa sổ dòng lệnh
  hwclock Fix lịch của BIOS
  cal Xem lịch hệ thống
  date Xem ngày, giờ hệ thống
  date –s “27 SEP 2011 14:26:00” Đặt ngày giờ hệ thống theo string
  date +%Y%m%d -s “20130318″ Đặt ngày hệ thống (không thay đổi giờ)
  date +%T -s “00:29:00″ Đặt giờ hệ thống, không thay đổi ngày

Chúc các bạn thành công!

Add Comment