12 sự thật thú vị về Hành tinh Đỏ


Sao Hỏa hay còn gọi là Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Nó thường được gọi với tên gọi khác là “Hành tinh Đỏ”, do bởi trên bề mặt của nó có rất nhiều sắt oxit làm cho bề mặt hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với khí quyển mỏng, những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên Trái Đất. Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Loài người chúng ta đã gửi hàng chục đầu dò và vệ tinh lên Hành tinh Đỏ – sao Hỏa trong nhiều thập kỷ qua. Những tàu vũ trụ này đã truyền tín hiệu về những bức ảnh ấn tượng, những bộ phim khoa học viễn tưởng giống như “The Martian”, thậm chí gợi ý cho Elon Musk ý tưởng định cư trên Hành tinh Đỏ. Nhưng liệu rằng mỗi người chúng ta biết được bao nhiêu sự thật về “người hàng xóm” nằm ngay cạnh hành tinh Trái Đất? Mặc dù con người chưa đặt chân đến nơi này, nhưng vẫn có rất nhiều điều bí ẩn được giải đáp, các nhà khoa học đã tìm ra được rất nhiều điều thú vị về sao Hỏa. Từ những gì giống như trên bề mặt Trái Đất, những địa điểm ấn tượng nhất cho đến sự có mặt của một đại dương cổ đại (và sóng thần), hãy tiếp tục khám phá 12 sự thật thú vị về sao Hỏa có thể bạn chưa biết dưới đây nhé! Diện tích bề mặt Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Diện tích bề mặt sao Hỏa chỉ hơi nhỏ hơn tổng diện tích đất liền trên Trái Đất – nhưng đó là không kể đến 71% diện tích Trái Đất được bao phủ trong nước. Xem thêm: Tiết lộ nơi tốt nhất để tìm ra sự sống trên sao Hỏa Nhiệt độ Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Trong số các hành tinh trong hệ Mặt Trời, các mùa trên sao Hỏa gần giống với các mùa trên Trái Đất, do gần bằng về độ nghiêng của trục tự quay ở hai hành tinh. Độ dài các mùa trên Hỏa Tinh bằng khoảng hai lần trên Trái Đất, do bởi khoảng cách từ Sao Hỏa đến Mặt Trời lớn hơn dẫn đến một năm trên Hành tinh Đỏ bằng khoảng hai năm Trái Đất. Nhiệt độ sao Hỏa thay đổi từ nhiệt độ rất thấp -87 °C trong thời gian mùa đông ở các cực cho đến -5 °C vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt sao Hỏa là – 81 °F, thấp hơn so với nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là 138 °C. Khí quyển Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Bầu khí quyển sao Hỏa chứa 95% cacbon điôxít, 3% nitơ, 1,6% argon và chứa dấu vết của ôxy và hơi nước. Khí quyển hành tinh Đỏ khá bụi bặm, chứa các hạt bụi đường kính khoảng 1,5 µm khiến cho bầu trời Sao Hỏa có màu vàng nâu khi đứng nhìn từ bề mặt của nó. Bầu khí quyển sao Hỏa mỏng hơn 61 lần so với bầu khí quyển của Trái Đất, và nó bao gồm gần như hoàn toàn carbon dioxide, thứ chỉ chiếm 0,04% trong khí quyển Trái Đất. Hẻm núi Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mons, ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi sâu và rộng nhất trong Thái Dương Hệ, gấp 5 lần vực sâu nhất địa cầu. Không chỉ vượt qua hẻm núi sâu nhất thế giới Grand Canyon trên lãnh thổ Mỹ, Valles Marineris còn được đánh giá là vực sâu nhất Hệ Mặt Trời, trong đó có Trái Đất. Lòng chảo bằng phẳng Borealis trên bán cầu phía Bắc bao phủ tới 40% diện tích bề mặt hành tinh Đỏ và có thể là một hố va chạm khổng lồ trong quá khứ. Đại dương cổ đại Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Hành tinh Đỏ – sao Hỏa đã từng có đại dương, nhưng việc có thêm đại dương cũng chỉ cung cấp thêm 1,5% lượng nước trên Trái Đất. Ốc đảo Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Nếu người ngoài hành tinh tồn tại trên sao Hỏa, họ có thể đã từng sống trong các hồ nước giống như ốc đảo. Những hồ nước này có thể là nơi tồn tại sự sống, cũng như trên Trái Đất. Xem thêm: Thử nghiệm khoa học: Khoai tây có thể trồng được trên sao Hỏa Sóng thần Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Các đại dương sao Hỏa cũng có sóng thần giống như trên Trái Đất. Sóng thần lần cao nhất có thể đạt tới độ cao 400 ft ~ 122 mét, chỉ thấp hơn London Eye – Mắt Luân Đôn hay Vòng quay Thiên niên kỷ một chút. Chỏm băng Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Giống hành tinh Trái Đất, sao Hỏa cũng có những chỏm băng ở các cực. Chỏm băng ở phía Bắc sâu đến 2 dặm và có diện tích lớn hơn tiểu bang Texas một chút. (Texas là một trong số các bang ở trung tâm Tây Nam Hoa Kỳ). Núi lửa Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Olympus Mons (Latin theo tên Núi Olympus) là một ngọn núi lửa lớn trên sao Hỏa. Ngọn núi này cao 25km, gấp 3 lần đỉnh Everest và là ngọn núi cao nhất trong hệ Mặt Trời. Olympus Mons cao gấp hai lần ngọn núi lửa lớn nhất Trái Đất, Mauna Loa ở Hawaii. Xem thêm: Tìm hiểu bí mật hình thành sao Hỏa Tỷ lệ phóng Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Các nhiệm vụ lên sao Hỏa đã trở nên hiếm hơn nhiều – sau 23 lần phóng trong giai đoạn 1960-1970, chúng ta mới chỉ tiến hành 10 lần phóng trong giai đoạn thiên niên kỷ mới (tính đến nay). Nhiệm vụ Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Nhiệm vụ trên sao Hỏa rất khó có thể thực hiện: Khoảng 1/3 các sứ mệnh phóng lên đã gặp thất bại. Thời gian sắp tới Nguồn ảnh: Diana Yukari/Business Insider Hãy đánh dấu vào lịch của bạn – Năm mới của sao Hỏa sẽ là ngày 23 tháng 3 năm 2019. Xem thêm: SpaceX lùi kế hoạch phóng tên lửa lên Sao Hỏa đến năm 2020 Chúc các bạn vui vẻ!
Nguồn: https://quantrimang.com/12-su-that-thu-vi-ve-hanh-tinh-do-sao-hoa-co-the-ban-chua-biet-135166

Add Comment