3 cách đơn giản điều trị chứng tê bàn chân và ngón chân

Tê nhức chân tay là chứng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài sẽ gây ra các biến chứng như teo cơ, liệt cơ, khó đi lại, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng chúng tôi tham khảo 3 cách đơn giản điều trị chứng tê bàn chân và ngón chân trong bài viết dưới đây nhé!

Chứng tê bàn chân và ngón chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường kèm theo cảm giác như kim châm. Chứng tê bàn chân có thể đơn giản như bàn chân của bạn sắp “ngủ” hoặc nghiêm trọng hơn như bệnh tiểu đường hay bệnh đa xơ cứng. Việc xử lý chứng tê bàn chân và ngón chân là điều cần thiết bởi chứng bệnh này không những ảnh hưởng đến khả năng đi lại mà còn có thể là một triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng hơn. Khi gặp chứng bệnh này, đặc biệt là khi chúng xảy ra bất thường hoặc thường xuyên, bạn cần chú ý tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sớm, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Phương pháp 1: Xử lý triệu chứng tê xảy ra thỉnh thoảng

1. Vận động

Vận động

Hiện tượng tê bàn chân hoặc ngón chân thường xảy ra khi ngồi hoặc đứng một chỗ trong một khoảng thời gian dài. Cách tốt nhất để chữa tình trạng này là kích thích lưu thông máu ở bàn chân bằng cách cử động. Hãy thử đứng dậy đi vài bước hoặc chỉ cần đung đưa bàn chân ngay khi đang ngồi.

  • Ngoài việc hết tê, việc luyện tập thể dục thường xuyên còn giúp ngăn ngừa chứng tê bàn chân hoặc bàn chân ngay từ đầu. Hãy cố gắng đưa hoạt động thể chất vào thời gian biểu hàng ngày, dù chỉ là đi dạo một vòng ngắn.
  • Các bài tập tác động mạnh đến bàn chân như chạy bộ có thể gây tê bàn chân và ngón chân ở một số người, do đó hãy thử những bài tập ít tác động hơn như bơi hoặc đạp xe chẳng hạn.
  • Nhớ giãn cơ thật kỹ trước khi luyện tập, đi giầy thể thao thích hợp và tập trên bề mặt bằng phẳng.

Xem thêm: Vì sao bạn nên tập yoga ngay từ hôm nay?

2. Thay đổi tư thế ngồi

Thay đổi tư thế ngồi

Hiện tượng tê chân thường xảy ra do ngồi ở tư thế chèn ép các dây thần kinh ở chân và/hoặc bàn chân. Do vậy, tránh ngồi trên bàn chân hoặc ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài. Nếu phải ngồi lâu, thỉnh thoảng nâng cao chân để giúp tăng lưu thông máu.

3. Cởi bớt quần áo chật

Cởi bớt quần áo chật
Quần lót, tất hoặc trang phục chật mặc ở nửa người dưới có thể gây cản trở sự lưu thông máu đến bàn chân và gây tê. Hãy cởi bỏ hoặc nới lỏng trang phục và các phụ kiện đó giúp máu lưu thông tốt hơn.

4. Xoa bóp bàn chân

Xoa bóp bàn chân
Nhẹ nhàng xoa bóp bàn chân tê giúp tăng lưu thông máu và bớt tê nhanh hơn.

5. Làm ấm bàn chân bằng chăn sưởi hoặc túi chườm nhiệt

Làm ấm bàn chân bằng chăn sưởi hoặc túi chườm nhiệt

Việc tiếp xúc với nhiệt độ thấp có thể gây tê và cảm giác bị kim châm ở bàn chân hoặc ngón chân. Sưởi ấm bàn chân có thể giúp bàn chân hoặc ngón chân của bạn hết tê.

6. Chọn giày thích hợp

Chọn giày thích hợp
Giày cao gót hoặc những đôi giày bóp chặt ngón chân có thể gây tê. Bạn cũng có thể cảm thấy tê chân khi đi giày quá chật, nhất là khi tập luyện. Vì vậy, hãy chọn giày thoải mái và vừa với kích cỡ chân. Đế lót giày có thể giúp đôi giày thêm thoải mái và dễ chịu hơn.

7. Biết khi nào cần đến bác sĩ

Biết khi nào cần đến bác sĩ

Chứng tê bàn chân và ngón chân thỉnh thoảng xảy ra thường không nghiêm trọng, nhất là khi có nguyên nhân rõ ràng như tư thế ngồi không thoải mái hoặc mặc quần áo chật. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị tê hoặc hiện tượng tê kéo dài quá vài phút, bạn nên đến bác sĩ để loại bỏ các nguyên nhân tiềm ẩn khác.

  • Gọi cấp cứu khẩn cấp nếu chứng tê bàn chân đi kèm với các triệu chứng như yếu ớt, tê liệt, mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện, nói líu lưỡi.
  • Thai nghén thường làm sưng bàn chân và ngón chân, từ đó có thể gây tê. Nếu bác sĩ cho rằng hiện tượng tê bàn chân và ngón chân là do mang thai mà không phải căn bệnh nào khác, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ để giảm chứng tê bàn chân.

Phương pháp 2: Xử lý chứng tê liên quan đến bệnh tiểu đường

1. Đi khám để được chẩn đoán

Đi khám để được chẩn đoán

Tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây tê mãn tính ở bàn chân và ngón chân. Triệu chứng tê xảy ra là do các dây thần kinh bị tổn thương và máu kém lưu thông đến bàn chân. Hiện tượng tê thường là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường, hãy nói với bác sĩ và cần làm xét nghiệm ngay nếu thường xuyên bị tê mà không rõ nguyên nhân.

  • Chứng tê chân có thể cực kỳ nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường, vì có thể khiến họ không có cảm giác đau ở bàn chân do bị bỏng, bị đâm hoặc phồng rộp.
  • Tình trạng lưu thông máu kém cũng có nghĩa là chân của người bệnh sẽ lâu lành hơn, do đó nhiễm trùng là tình trạng rất đáng lo ngại. Vì vậy, việc chăm sóc cẩn thận bàn chân là điều vô cùng quan trọng khi bị tiểu đường.

2. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Thường xuyên kiểm tra lượng glucose trong máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề về lưu thông máu và thần kinh, cả hai đều có thể gây tê khi bị tiểu đường. Bạn cần làm việc với bác sĩ để lập kế hoạch điều trị thích hợp.

  • Thử đường huyết thường xuyên bằng máy đo đường huyết và xét nghiệm mức A1C vài lần trong năm.
  • Mặc dù chứng tê bàn chân và các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường có thể gây khó khăn cho việc luyện tập thể dục, bạn vẫn nên tích cực vận động. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, bất kể đến phòng tập hay đi bộ lên xuống cầu thang ở nhà.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng với hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, cá và sữa ít béo. Hết sức tránh các loại thức ăn làm tăng đường huyết như bánh ngọt và nước soda.
  • Dùng đủ thuốc được bác sĩ kê toa, kể cả insulin.
  • Hút thuốc lá có thể khiến các triệu chứng tiểu đường nặng thêm, do đó hãy tham khảo bác sĩ cách làm thế nào để bỏ thuốc lá nhanh chóng và hiệu quả.

Xem thêm: Nếu cơ thể xuất hiện 12 dấu hiệu này, chứng tỏ bạn đang ăn quá nhiều đường!

3. Giảm cân

Giảm cân

Tình trạng thừa cân và béo phì có thể góp phần làm tê bàn chân và ngón chân, do đó hãy hỏi bác sĩ về cách giảm cân an toàn để giảm nhẹ các triệu chứng gây ra.

  • Việc giảm cân giúp giảm huyết áp và giảm tê. Nếu việc giảm cân không đủ để kiểm soát huyết áp, hãy trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc.

Xem thêm: Bí quyết giữ thân hình mảnh mai nhờ chế độ ăn uống của phụ nữ Nhật Bản

4. Sử dụng sản phẩm chăm sóc bàn chân dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường

Sử dụng sản phẩm chăm sóc bàn chân dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường

Tất áp lực giúp kích thích lưu thông máu, từ đó giảm tình trạng tê ở bàn chân hoặc ngón chân. Các loại lotion đặc biệt chứa capsaicin cũng có thể giúp giảm tê.

5. Áp dụng biện pháp giảm hiện tượng tê thỉnh thoảng xảy ra

Áp dụng biện pháp giảm hiện tượng tê thỉnh thoảng xảy ra

Nếu bị tiểu đường, bạn có thể dùng các phương pháp giảm tê như cử động bàn chân, kê bàn chân lên cao, xoa bóp bàn chân và dùng băng ép ấm. Các phương pháp này có thể giúp giảm các triệu chứng đó tạm thời, nhưng hãy nhớ chúng không chữa được căn bệnh tiềm ẩn, do đó bạn vẫn cần chú ý kiểm soát bệnh tiểu đường và chăm sóc bàn chân.

6. Tham khảo về các liệu pháp thay thế

Tham khảo về các liệu pháp thay thế

Một số nghiên cứu cho thấy lợi ích của liệu pháp thư giãn, phản hồi sinh học và liệu pháp giảm đau trong điều trị chứng tê liên quan đến bệnh tiểu đường. Các phương pháp điều trị này có thể không được bảo hiểm thanh toán, nhưng cũng đáng để thử nếu các liệu pháp khác không có tác dụng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc để chữa trị chứng tê, thường là thuốc ngoài hướng dẫn.

Phương pháp 3: Xử lý chứng tê mãn tính do các bệnh lý khác

1. Điều trị chấn thương

Điều trị chấn thương

Các chấn thương ở bàn chân, ngón chân, mắt cá, đầu hoặc cột sống có thể gây ra hiện tượng tê. Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, chuyên gia về thần kinh hoặc chuyên gia về xương khớp có thể điều trị chấn thương để giúp giảm các triệu chứng tê.

2. Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc

Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc

Các loại thuốc hóa trị liệu, cũng như nhiều loại thuốc kê toa điều trị nhiều loại bệnh khác có thể gây tê ở các chi. Nếu bắt đầu cảm thấy tê khi uống một loại thuốc khác, hãy trao đổi với bác sĩ để xác định xem lợi ích của thuốc có lớn hơn các tác dụng phụ không, biết đâu có loại thuốc khác điều trị căn bệnh của bạn nhưng không có các tác dụng phụ tương tự.

  • Đừng ngưng dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, cần phải giảm liều lượng dần đối với một số loại thuốc.

3. Uống thực phẩm bổ sung vitamin

Uống thực phẩm bổ sung vitamin

Tình trạng thiếu vitamin B12 hoặc các vitamin khác có thể gây ra hiện tượng tê. Bạn có thể thử máu để biết tình trạng thiếu hụt vitamin của bản thân và bắt đầu uống thực phẩm bổ sung vitamin được khuyến cáo.

4. Uống thuốc điều trị các bệnh mãn tính

Uống thuốc điều trị các bệnh mãn tính

Hiện tượng tê bàn chân và ngón chân kéo dài có thể là triệu chứng của một số căn bệnh tiềm ẩn, trong đó có bệnh đa xơ cứng, viêm khớp, bệnh Lyme và nhiều căn bệnh khác. Việc uống thuốc điều trị các bệnh lý tiềm ẩn có thể giúp giảm chứng tê bàn chân.

  • Nếu chưa được chẩn đoán căn bệnh mãn tính nào, chứng tê bàn chân và ngón chân có thể là dấu hiệu đầu tiên. Hãy nhớ cho bác sĩ biết về mọi triệu chứng xảy ra để họ biết phải làm các xét nghiệm nào.
  • Nếu đã được chẩn đoán một căn bệnh nào đó nhưng hiện tượng tê là triệu chứng mới, bạn cần báo cho bác sĩ biết trong lần khám sau để được bổ sung thuốc hoặc dùng các phương pháp điều trị khác.

5. Giảm uống bia rượu

Giảm uống bia rượu

Lượng cồn cao có thể gây cảm giác tê bì ở các chi, kể cả bàn chân và ngón chân. Việc giảm bớt lượng cồn nạp vào cơ thể giúp ngăn chặn tình trạng tê.

6. Điều trị triệu chứng

Điều trị triệu chứng

Nếu thực hiện mọi bước điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn gây tê bàn chân nhưng vẫn không thuyên giảm, hãy thử làm theo các bước sau để giảm chứng tê. Tuy các phương pháp này không chữa khỏi bệnh, nhưng việc kê cao bàn chân, dùng băng ép ấm, xoa bóp bàn chân và vận động có thể giúp tạm thời giảm nhẹ các triệu chứng.

Xem thêm: 7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang “kêu cứu”

Chúc các bạn vui vẻ!

Nguồn: https://quantrimang.com/3-cach-don-gian-dieu-tri-chung-te-ban-chan-va-ngon-chan-136443

Add Comment