Những người “có thể làm việc dưới áp lực” thực chất họ là ai?

(Trò chuyện tào lao) Đọc trong các đơn xin việc (CV) hay đâu đó, rất nhiều người tự hào viết rằng “tôi có thể làm việc dưới áp lực” hoặc “tôi có thể chịu được áp lực công việc cao“. Thự chất “có thể làm việc dưới áp lực” là gì? những người “có thể làm việc tốt dưới áp lực” – họ là ai? Dưới đây là một vài phân tích bản chất đề theo một khía cạnh rất khác.

Những người "có thể làm việc dưới áp lực" thực chất họ là ai?
Những người “có thể làm việc dưới áp lực” thực chất họ là ai?

Những người “có thể làm việc dưới áp lực” – tôi không dám chắc họ là những ai nhưng có 3 nhóm người sau chắc chắn sẽ “làm việc tốt hơn dưới áp lực” – hãy đọc và cùng suy ngẫm !!!

Những người “có thể làm việc dưới áp lực” thực chất họ là ai?

1) Người không biết lập kế hoạch và làm việc theo đúng kế hoạch

Đơn giản quá rồi, nếu chỉ biết làm việc theo cảm hứng, ko biết sắp xếp công việc hợp lý thì sẽ có lúc hiệu quả công việc không cao => phải tăng áp lực thì những người này mới kiểm soát được công việc, tức là “làm việc tốt dưới áp lực

2) Người lười biếng

Những người lười biếng, không tự giác làm việc, chỉ khi bị (sếp) cầm roi quất vào mông thì mới chịu làm => những người này cũng thuộc nhóm  “làm việc tốt dưới áp lực“.

3) Người chây ì

Cũng gần giống như người lười biếng nhưng chây ì ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến sự chây ì đối với công việc chung (còn những việc có lợi cho RIÊNG bản thân họ – mà họ dễ dàng nhìn thấy thì họ làm rất hăng say ! ) => những người này cũng thuộc nhóm  “làm việc tốt dưới áp lực“.

Lời kết

Qua những tâm sự này tôi muốn nhắn nhủ một điều nho nhỏ “có thể làm việc dưới áp lực” cũng chưa hẳn là một cái gì đó quá tự hào để có thể mang đi khoe.

Add Comment