3 lý do tại sao sẽ có nhiều quốc gia có thể hợp pháp hóa Bitcoin vào năm 2022

Quyết định của El Salvador về việc chính thức đưa Bitcoin trở thành tiền tệ hợp pháp của quốc gia đã gây ra một số tranh cãi lớn. Tuy nhiên, theo CEO của sàn giao dịch BitMEX là ông Alexander Höptner, có ba nguyên nhân chính sẽ lý giải vì sao sẽ nhiều quốc gia có thể làm theo động thái của El Salvador vào năm 2020.

3 lý do tại sao sẽ có nhiều quốc gia có thể hợp pháp hóa Bitcoin vào năm 2022
3 lý do tại sao sẽ có nhiều quốc gia có thể hợp pháp hóa Bitcoin vào năm 2022

Thực trạng kiều hối

Một tỷ lệ phần trăm đáng kể những người đến từ các quốc gia như El Salvador đang làm việc ở nước ngoài để gửi tiền cho người thân để cung cấp mức sống tốt hơn cho gia đình của họ ở quê nhà.

Do đó, các công ty dịch vụ tiền tệ hàng đầu như Western Union đang “lợi dụng” để xoáy sâu vào vấn đề này với mức phí cao và giao dịch chậm. Tuy nhiên, Bitcoin là giải pháp tốt nhất để thay thế với mức phí gần như không đáng kể và giao dịch rất nhanh mọi lúc, mọi nơi.

– Xem thêm: Ví tiền mã hóa của El Salvador có thể khiến Western Union thất thoát 400 triệu USD doanh thu hàng năm

Đây không phải là lần đầu tiên CEO của BitMEX so sánh tài sản mã hóa và tài chính truyền thống. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông cho biết những phát triển đang diễn ra trong lĩnh vực tiền mã hóa đang diễn ra với tốc độ đáng kinh ngạc.

Những gì tôi đã thấy xảy ra trong thế giới tài chính truyền thống trong 30 năm qua chỉ xảy ra trong 2 năm trong ngành tiền mã hóa.

Vấn đề lạm phát

Lý do tiếp theo mà Höptner đưa ra là nguy cơ lạm phát gia tăng sau hậu quả của đại dịch COVID-19. Thực tế đang cho thấy các nước đang phát triển sẽ gặp khó khăn hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến.

Và khi lạm phát bắt đầu làm rung chuyển mạng lưới tài chính, mọi người thường tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho tiền pháp định như Bitcoin. Diễn biến cùng sự tăng trưởng gần đây của Bitcoin đã chứng minh rằng các nhà đầu tư tổ chức đang đổ dòng tiền mua Bitcoin thay vì vàng để chống lạm phát. Dẫn chứng thêm cho lập luận của mình, Alexander Höptner chỉ ra rằng:

Khi lạm phát tăng cao hơn 15% trong năm nay ở Thổ Nhĩ Kỳ, việc chấp nhận tiền mã hóa đã tăng lên. Thổ Nhĩ Kỳ đã phản ứng bằng cách nhanh chóng cấm sử dụng crypto cho hàng hóa và dịch vụ, nhưng lạm phát hiện vẫn ở mức 19,25%.

Nhiều tên tuổi nổi bật khác cũng đứng đằng sau nhận định Bitcoin có thể là một hàng rào chống lại khủng hoảng kinh tế thành công. Tỷ phú Paul Tudor Jones III và Dawn Fitzpatrick là một số nhân vật tin rằng giới hạn nguồn cung tối đa 21 triệu Bitcoin là công cụ tốt nhất ngăn cản lại việc in tiền hàng loạt mà các ngân hàng trung ương đang thực hiện.

Bức tranh chính trị

Bitcoin không chỉ là tiền mã hóa, cũng là công nghệ, một kho lưu trữ giá trị, và theo niềm tin của phần lớn cộng đồng, BTC còn là đại diện của hệ thống tài chính trong tương lai. Do đó, các chính trị gia sẽ có hứng thú tự định vị mình là những nhà tư tưởng tiến bộ cho thời đại mới nếu họ quyết định biến Bitcoin thành phương tiện thanh toán chính thức.

Mặc dù là người ủng hộ sáng kiến ​​như vậy, Höptner cảnh báo rằng các chính trị gia hàng đầu có thể gia tăng sự nổi tiếng của họ không phải vì những gì họ đã đạt được trong suốt quá trình làm việc của mình mà vì Bitcoin:

Tất nhiên, tôi ủng hộ chính sách của Tổng thống Bukele của El Salvador, người đang định hướng tương lai chính trị của mình khi triển khai thành công chiến lược với Bitcoin. Nhưng tôi nghĩ rằng sẽ có rủi ro dài hạn khi cấp quá nhiều tín dụng cho các cá nhân trong không gian tiền mã hóa.

tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Add Comment