Bitcoin sẽ tăng trưởng trở lại sau ngày nộp thuế Mỹ? Đừng quá cả tin các trader ơi! – Thị trường coins

Khi mùa thuế kết thúc, liệu thị trường giá giảm có chấm dứt cùng với nó hay không?

Rõ ràng, khi mà hạn chót nộp thuế 17/04 của Mỹ đang dần đến gần, không thiếu gì các phỏng đoán nói rằng “mùa đông tiền số” trong quý đầu tiên của năm 2018 này xuất hiện là do giới đầu tư hốt hoảng bán tháo để gom tiền trả thuế cho phần lợi nhuận họ đã tích góp được từ tiền điện tử trong năm 2017.

“Sau này chúng ta có thể nhìn lại và hồi tưởng giai đoạn ấy như là “Cuộc khủng hoảng thuế tiền điện tử 2018”, và nhờ nghĩa vụ nộp thuế mà chúng ta đang chứng kiến giai đoạn bị rút vốn nhiều nhất mà hệ sinh thái tiền kỹ thuật số từng phải trải qua trong lịch sử ngắn ngủi của mình.” – trích một phần bài phân tích của Chris Burniske và Jonanthan Cheesman đăng trên Medium.

Và chắc chắn là đã có một số các thương vụ bán ra vì mục đích liên quan đến thuế, thể hiện rõ thông qua các bài đăng trên Reddit cùng một số diễn đàn đầu tư tiền số đến từ những người mà đã ‘thắng lớn’ nhờ quá trình tăng trưởng trong tháng 12 và giờ bắt đầu lo ngại về nghĩa vụ nộp thuế của mình.

“Hồi ấy tôi không biết gì hết nhưng giờ có vẻ như tôi đang nợ thuế thu nhập từ các thương vụ trước đây, vốn lên đến $50,000 nếu cộng tổng lại theo quy định của bang (California) và liên bang,” một người dùng Reddit tên thoway chia sẻ cách đây gần một tháng.

Bên cạnh đó, hạn chót nộp thuế bên Nhật Bản là ngày 15/03. Tương tự như Hoa Kỳ, Nhật Bản là một thị trường tiền điện tử lớn, qua đó càng góp phần ủng hộ cho giả thuyết thuế làm tiền điện tử sụt giảm ở trên.

Tom Lee: Tiền điện tử đang bị “hút máu” để chuẩn bị cho ngày nộp thuế tại Mỹ – Thị trường coins – Coin68

Chiến lược gia tài chính Tom Lee đã dự đoán về một đợt “rút vốn ồ ạt” từ tiền tệ kỹ thuật số sang trở lại tiền mặt trong khoảng thời gian tiến tới ngày nộp thuế của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, vẫn còn đấy một số nguyên nhân buộc ta phải loại bỏ nhận định về việc các đợt bán tháo làm thị trường biến động xuất phát từ tâm lý lo sợ thuế của nhà đầu tư – và từ đó là cả khả năng Bitcoin cùng các đồng tiền khác sẽ tăng bật trở lại sau ngày thuế.

Thứ nhất, những nhà đầu tư nào mà bán tháo trong thị trường giá giảm như vừa qua chưa chắc đã kiếm đủ tiền để trang trải toàn bộ chi phí thuế. Perry Woodin, Giám đốc Chiến lược của HashChain Technology, Inc. đã thử tính toán:

Giả sử một nhà đầu tư mua 1.5 BTC vào tháng 01/2017 với mức giá $1,200/đồng. Nếu nhà đầu tư đó bán 1 BTC tại thời điểm giá đạt đỉnh hồi tháng 12, anh ta có thể dễ dàng thu về khoản lợi nhuận $18,000. Số tiền lời này được đánh thuế tương đương thuế thu nhập bình thường tại Mỹ. Với mức thuế xấp xỉ 30%, số tiền anh ta nợ chính quyền sẽ là vào khoảng $5,400.

Xét đến giai đoạn đầu tháng 4, khi mà Bitcoin vẫn còn luẩn quẩn quanh khu vực $6,700, thì chỗ 0.5 BTC còn lại (tương đương $3,350) do đó sẽ là không đủ để bù đắp hết nghĩa vụ thuế ($5,400).

Tuy nhiên, kịch bản trên chỉ xảy ra khi mà nhà đầu tư đã tiêu trọn khoản lợi nhuận $18,000 trước đó nên đành lòng phải thanh lý chỗ Bitcoin còn lại để tránh không bị Sở Thuế vụ “sờ gáy”. Không phải ai cũng là người tiêu xài hoang phí để rồi bị dồn đến chân tường như vậy.

Trevor Gerszt, CEO của CoinIRA, một công ty chuyên về tài khoản hưu trí cá nhân dưới dạng tiền điện tử, cung cấp cho ta một lí do nữa để nghi ngờ giả thuyết có mối liên hệ giữa sự suy sụp của thị trường với các đợt bán tháo “chạy thuế”. Ông cậy đến một số hoạt động gần đây trên Blockchain của Bitcoin.

Nếu áp lực bán tháo vì thuế đúng thật là động lực đẩy giá Bitcoin hướng xuống, đáng lẽ ra ta phải thấy một sự tăng vọt trong lưu lượng bán ra, ấy vậy mà số các giao dịch chưa được xác nhận vẫn duy trì ở mức tương đối thấp và giữ nguyên như vậy suốt 2 tháng gần nhất.

Eric Ervin, CEO của Reality Shares, vốn đã triển khai một quỹ đầu tư ETF dành cho công nghệ Blockchain, cho biết thuế đương nhiên là một yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá tiền điện tử, nhưng lại không phải là cái mấu chốt, như có thể rút ra được từ thời điểm xuất hiện các lần mất giá.

Quá trình suy thoái của thị trường bắt đầu từ cuối tháng 12, chạm đáy lần đầu vào tháng 2, và giờ chúng ta vẫn đang cố tiếp cận lại các mức thấp của tháng 2.

Chẳng có nghĩa lý gì khi hốt hoảng bán tài sản tiền điện tử chỉ vì Chú Sam đến gõ cửa nhà bạn đòi thu tiền thuế. Tệ lắm thì bạn sẽ bị mời lên làm việc với Sở thuế vụ, sau đó cùng nhau đi đến thoả thuận chi trả và đợi thị trường sau này sẽ hồi phục rồi kiếm tiền lại thôi.

Và nếu bạn đang mong chờ thị trường tăng trưởng trở lại để mua vào, đừng dồn quá nhiều hy vọng rằng điều ấy sẽ xảy ra ngay lập tức sau ngày nộp thuế 17/04 tại Hoa Kỳ.

Credit Karma: Gần như chẳng có ai khai báo thu nhập từ tiền điện tử cả – Thị trường coins – Coin68

Người dùng phần mềm khai thuế của Credit Karma có vẻ như vẫn chưa sao kê thành thật số lượng tài sản tiền điện tử mình đang nắm giữ, theo dữ liệu tiết lộ bởi công ty này.



Theo CoinDesk

Add Comment