Blog: 3 loại trader đang “đá đít” bạn mỗi ngày

Khi một nhà đầu tư tiền điện tử bán lời, sẽ có ai đó phải mua lỗ. Đơn giản, đúng không? Trong một môi trường công bằng và được pháp luật giám sát, các nhà đầu tư có quyền tiếp cận bình đẳng với thông tin. Người chiến thắng và người thua cuộc được xác định bởi bất kỳ ai có thể đưa ra dự đoán tốt hơn.

Coin68 Blog: 3 loại trader đang "đá đít" bạn mỗi ngày
Blog: 3 loại trader đang “đá đít” bạn mỗi ngày

Nhưng tiền điện tử là một miền đất hoang dã. Những người tham gia thị trường đều không hẳn sẽ chơi công bằng và họ sẽ kiếm lời bằng việc móc tiền của người khác. Những người đó là ai, và họ làm thế nào để đưa bạn vào một cuộc chơi không có cửa thắng?

Giao dịch nội gián – Insider Trading

Bạn có bao giờ tự hỏi nhân viên ở àn Binance sẽ biết trước đồng coins nào được lên sàn, và họ sẽ ôm coins đấy rồi chờ xả rồi vớ được một đống tiền hay không?

Đó chính xác là giao dịch nội gián đấy.

Cụ thể hơn, giao dịch nội gián – hay insider trading là quá trình mua bán của một người có khả năng nhận biết được những thông tin bí mật về chứng khoán hoặc altcoin.

Hành động này có được công nhận là hợp pháp hay không còn tùy thuộc vào thời gian diễn ra giao dịch. Nếu thông tin, tài liệu chưa được công bố với cộng đồng, nó sẽ bị xem là phạm pháp vì như thế là không công bằng với những nhà đầu tư khác.

Đây là lý do các nhân viên trong công ty/sàn giao dịch thường phải báo cáo các giao dịch của họ theo yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán SEC. Nhưng với thị trường tiền điện tử, chẳng có ai đứng ra quản lý cả. Hãy cùng xem thử một ví dụ nhé

Coinbase – Sự cố Bitcoin Cash

Vào ngày 19 tháng 12 năm 2017, Coinbase đã thông báo rằng họ sẽ thêm Bitcoin Cash vào nền tảng giao dịch này. Nhưng trước khi thông báo được công bố, cả khối lượng giao dịch và giá của Bitcoin Cash đều đã tăng đột biến.

Vào ngày 1 tháng 3, Coinbase phải hầu tòa trong một vụ kiện tập thể, toàn bộ thông tin về sự việc có thể được xem tại đây.

Trong một thị trường chưa không được pháp luật quy định như thế này, việc rò rỉ những tin tức quan trọng rõ ràng là chẳng có gì bất ngờ, phải không?

Cá voi

Cái này thì dễ hiểu rồi, cá voi chỉ đơn giản là một cách thông tục để mô tả một nhà đầu tư có khả năng thao túng thị trường bằng cách huy động một lượng vốn lớn.

Cá voi thường không dễ thương thế này đâu

Hầu hết các trader trong thị trường tiền điện tử sợ cá voi như sợ ông ba bị. Họ chưa bao giờ gặp “cá voi”, thậm chí còn không biết “cá voi” là ai, nhưng chắc ăn như bắp rằng “cá voi” phải chịu trách nhiệm cho những thay đổi lớn trên thị trường ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Dưới đây là một vài kỹ thuật cá voi sử dụng để thao túng giá.

Săn stoploss

Cá voi sẽ cố tình đẩy giá xuống để chạm các lệnh dừng lỗ. Sau đó, họ sẽ mua coins từ những lệnh lỗ này với giá rẻ mạt và chờ thị trường phục hồi.

Chiến lược này hoạt động cực kì hiệu quả đối với những token có khối lượng giao dịch thấp và biên độ biến động nhỏ. Chỉ cần tích đủ vốn, cá voi có thể đẩy giá xuống bằng cách đặt ra một loạt các lệnh bán trên thị trường.

Để cho các bạn dễ hiểu thì có thể xem như thế này:

  • Ethereum Một đồng coin được giao dịch với giá $150
  • Cá voi rải lệnh mua trị giá 10 BTC từ $ 110 đến $ 150
  • Rải tiếp 10 BTC lệnh mua từ $ 90 đến $ 110
  • Mục tiêu là đẩy giá xuống quá 100 đô la, đây có thể là điểm phá vỡ tâm lý đối với một số người và do đó là nơi có khả năng dừng lỗ.

Nhà đầu tư “tay to” có thể làm điều này bằng cách:

  1. Đặt lệnh bán trên thị trường có tổng cộng 10 BTC, để giảm giá từ 150 đô la xuống 110 đô la

  2. Giữ vững áp lực bán, khi các nhà đầu tư bình thường bắt đầu quy trình cắt lỗ.

  3. Theo dõi các điểm dừng lỗ, tiếp tục ép để khiến giá giảm hơn nữa.

  4. Mua tất cả các lệnh dừng lỗ ở mức $ 90 trở xuống.

  5. Chờ thị trường hồi phục trước khi chốt lời phần của mình.

Săn Short/Long

Đây là một hình thức khác của thao túng thị trường, nhưng hiện tại chúng ta không có quá nhiều nơi để làm điều này

Hãy xem cách thức hoạt động của Bitcoin trên Bitmex.

  • Một trader bỏ ra 100 đô la ký quỹ cho một vị thế long đòn bẩy 100x tức là 10.000 đô la.
  • Giá phá sản được đặt ở mức 9,900 đô la, là giá thị trường trừ đi lợi nhuận.
  • Tuy nhiên, Bitmex sẽ buộc thanh lý nếu giá giảm xuống còn 9,950 đô la, chỉ 50 đô la (0,5%) so với giá đầu vào ban đầu.
  • Khi giá thị trường đạt đến giá thanh lý, Bitmex buộc phải bán với giá phá sản (9,900 đô la).
  • Khi thanh lý, nhà đầu tư mất toàn bộ số tiền ký quỹ và trả phí cao với tỷ lệ đòn bẩy 100x.
Bitmex sử dụng tiếng Anh, nên các bạn có thể nhìn vào đây để dễ đối chiếu

Giá chỉ cần biến động ngược chiều một tí thôi là đã có thể kích hoạt thanh lý. Khi việc thanh lý xảy ra, nhà đầu tư mất toàn bộ số tiền ký quỹ và trả một khoản phí lớn.

Bởi vì các sàn giao dịch biết chính xác giá sẽ kích hoạt các khoản thanh lý này, họ có cả khả năng và động lực tài chính để đẩy giá bằng cách sử dụng bot.

người dùng /u/arsonbunny đã phát hiện ra những dấu hiệu khả nghi với khối lượng thấp và chuyển động sideway được theo sau bởi một khối lượng giao dịch lớn và một đường giá được định hướng. Thường thì những chuyển động này trùng với số lượng lớn các lệnh thanh lý

Lưu ý rằng không có bằng chứng nào liên quan đến liệu Bitmex có làm việc  này không. Nhưng điều đáng ngờ là các giai đoạn giao dịch khối lượng thấp sẽ được theo sau bởi sự gia tăng mạnh về khối lượng.

BitmexRekt tweets những thanh lý trong thời gian thực. Bạn có thể theo dõi chúng ở đây.

Lệnh giả – Spoofing

Một chiến lược phổ biến khác thường được cá voi sử dụng để thao túng thị trường được gọi là spoofing. Nó có nghĩa là đặt giá bid hoặc offer với ý định hủy bỏ trước khi các đơn đặt hàng được lấp đầy. Mục tiêu là gửi tín hiệu sai cho các nhà đầu tư.

Dưới đây là ví dụ về cách sử dụng chiến lược này để kiếm lời:

  • Một cá voi đặt lệnh mua lớn ngay bên dưới một lệnh mua nhỏ hơn với ý định gửi tín hiệu tăng tới thị trường.
  • Sau khi điền một vài giao dịch, * bụp *, cá voi này sẽ hủy toàn bộ lệnh mua.
  • Khi giá bắt đầu tăng lên, chốt lời thôi chứ đợi gì nữa.

Điều này cũng hoạt động theo hướng ngược lại. Bằng cách đặt các lệnh bán lớn, những cá voi có thể gửi tín hiệu giảm giá và thu hút các nhà đầu tư bán lỗ tiền điện tử của họ.

Hội bơm thổi coin

Dĩ nhiên rồi, làm sao mà thiếu mấy hội này được

Bơm & thổi (Pump & Dump) là một hình thức thao túng thị trường liên quan đến việc mua vào một tài sản giá rẻ, tăng giá bằng FOMO và sau đó bán phá giá với giá cao hơn. Đây là danh sách những group lớn chuyên phát tín hiệu bump & dump

  • Big Pump Signal (82,184 members)
  • VIP Signal Strategy (24,138 members)
  • PumpKing Community (11,124 members)
  • Crypto4Pumps (13,954 members)
  • AltTheWay (8,350 members)

Cơ chế hoạt động cũng khá đơn giản thôi, hẹn giờ để cả ngàn “con bò” đua nhau vô mua rồi hẹn giá bán tháo, “xả” hết lên đầu những “con bò” vào sau.

Sao tôi lại nói là “con bò”

Vì những traders tội nghiệp đó bị xỏ mũi dắt đi không khác gì một đàn bò cả. Những group bơm coin như vậy luôn có group “vip” phải tốn phí mới vô được, và tất nhiên, group đó sẽ được nhận tín hiệu sớm hơn, và chủ động hơn nhiều. Rồi đến cả những kẻ nắm đầu group đó sẽ mua được giá như thế nào, các bạn có thể tự mường tượng ra rồi đấy.

Vậy, tất cả chúng ta đang bị lừa?

Câu hỏi này tôi sẽ không trả lời, vì nó tùy thuộc vào cảm nhận của bạn. Nhưng đừng quên điều này

Giao dịch đầu cơ là một trò chơi có tổng bằng không. Để thắng được thị trường, các bạn phải làm tốt hơn những người khác, tốt hơn hẳn ấy. Trong một thị trường không lành mạnh như tiền điện tử, nhà đầu tư trung bình nhiều khả năng sẽ thua trắng trước những kẻ vừa có nhiều tiền vừa chơi không công bằng.

Hackernoon
 Biên soạn bởi 

Add Comment