Blog: Airdrop – Retroactive và góc nhìn từ Lý thuyết Trò chơi

Một năm đổ lại đây, thị trường crypto và đặc biệt là DeFi xuất hiện rất nhiều hoạt động airdrop – retroactive khủng từ các dự án. Tuy nhiên, điểm chung của hầu hết các dự án chọn “hướng về cộng đồng” thường là …”đi vào lòng đất”. Hôm nay, hãy cùng nhìn lại hầu hết các sự kiện airdrop trong quá khứ qua góc nhìn của Game Theory (Lý thuyết trò chơi) và xem liệu trong tương lai các hình thức airdrop có thể dịch chuyển theo hướng nào nhé!

Airdrop - Retroactive và góc nhìn từ Lý thuyết Trò chơi
Airdrop – Retroactive và góc nhìn từ Lý thuyết Trò chơi

Vì sao mình thấy chủ đề này quan trọng và đáng quan tâm?

“Phi tập trung” là từ khoá người ta thường dùng để chỉ trích phần lớn các dự án blockchain. Nào là các quỹ VC ở round đầu được hưởng nhiều lợi thế và sẵn sàng dump lên những người đến sau. Tuy nhiên, với các dự án chọn “Community First” – hướng về cộng đồng trước tiên, thì lại bị chính cộng đồng quay lưng ruồng bỏ.

Điều này không phải lỗi của các retail investor, vì rất khó và không đủ dữ kiện để kết luận rằng bao nhiêu % người được nhận retro airdrop là những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Thậm chí Ribbon cũng từng dính vào lùm xùm xoay quanh việc “vô tình leak nhẹ” thông tin về airdrop cho các quỹ VC.

Tuy nhiên, hãy cứ tạm gọi chung đối tượng của bài viết hôm nay là Cộng đồng. Vậy điều gì khiến họ chọn dump toàn bộ token mình được hưởng air?

Về phía dự án, liệu có ai còn can đảm chọn retro cho người dùng, cho cộng đồng của mình? Hay là chọn hướng đi an toàn hơn là gọi tiền từ các VC?

Về phía những holder dài hạn và ủng hộ dự án, liệu họ có cam tâm nằm im để bị xả?

Nếu Solidly sụp đổ vì 10 phần lỗi của Andre, thì trong đó 5 phần cũng là do những con sâu từ cộng đồng làm rầu nồi canh.

>> Nghe ngay: DeFi Discussion ep.36: “Bố già” Andre Cronje đã “chốt lời”?

Vậy, trong tương lai liệu có lối ra nào cho các giải pháp kiểu này? Để thực sự cuộc chơi sẽ fair hơn, như đúng cái tên gọi của các dự án dạng này – Fair Launch.

Lý thuyết trò chơi – Chơi sao để không bị thiệt

Ờ thì chắc là nhiều anh em nghe đến Game Theory (Lý thuyết trò chơi) thì đã nghe qua bài toán gốc về Prisoner’s Dilemma – tạm dịch là Song đề Tù nhân. Nhưng thôi thì mình  cũng xin tạm brief lại bài toán như sau:

Có 2 tên tù nhân, bị bắt và cô lập ở 2 phòng giam. Mỗi tên tù nhân sẽ có 2 lựa chọn Khai thật hoặc Nói dối.

  • Nếu 1 người khai thật, người kia nói dối. Kẻ khai thật được hưởng án 1 năm, người còn lại ngoan cố thì hưởng án 5 năm.
  • Nếu cả 2 cùng khai, mỗi người hưởng 2 năm.
  • Nếu cả 2 cùng nói dối để chạy tội, cả 2 đều trắng án – 0 năm.

Theo xác suất, người chơi sẽ luôn chọn Khai thật (hay nói nôm na là phá game). Vì sao? Hãy cho xác suất người còn lại khai là 50%.

  • Nếu bạn khai thật, số năm trung bình bạn phải nhận là: 50%*1 năm + 50%*2 năm = 1,5 năm.
  • Còn nếu bạn không khai và ngoan cố trối tội, số năm trung bình sẽ là: 50%*0 năm + 50%*5 năm = 2,5 năm.

Rõ ràng, với đề bài nói trên, người chơi luôn phải chọn giải pháp có giá trị trung bình có lợi hơn cho mình là phá game – tức khai sạch.

Airdrop – Retro cũng vậy thôi, nếu bạn không xả, sẽ luôn có người khác xả lên đầu bạn. Đơn giản một phần vì đây là free money với họ. Tuy nhiên, bài toán của các dự án retro còn phức tạp và bị ảnh hưởng bởi 1 thứ quan trọng hơn – dữ kiện từ quá khứ.

Nếu mọi thứ cứ lặp đi lặp lại?

Hãy tưởng tượng, ví dụ ở trên được lặp đi lặp lại 10 lần. Lúc này, bạn sẽ có dữ liệu về đối thủ của mình phải không? Và nếu họ là người tốt, liên tục “không đấm bạn” 3 lần và để cho bạn đấm tơi tả (thì hãy coi chừng họ sẽ ủ mưu trả thù đấy).

Thôi đùa đấy. Nếu vòng chơi được lặp đi lặp lại, lúc này bạn sẽ biết đâu mới là người đáng tin cậy và có mindset long-term, từ đó quyết định sẽ dần dịch về hướng positive – sum (0 năm cho cả 2).

Nhưng, airdrop thì không. Mọi sự kiện retro “gần như” được quyết định ở ngày TGE. Và nó là cuộc chơi short term. Bạn phải quyết định rằng mình có nên xả ngay lúc TGE hay không. Xả hoặc bị xả?

Thậm chí, nếu zoom rộng các dự án ra thành mỗi round đấu, dữ liệu chung lại đang ủng hộ cho xu hướng zero-sum. Round UNI mọi người xả mạnh, round ENS mọi người xả mạnh, round PSP mọi người cũng sẽ xả mạnh,…và trong các round sau, nếu là một người chơi lý trí, bạn sẽ làm gì? Ngoài ra còn rất nhiều cái tên khác chúng ta có thể kể ra là SOS, là GAS, là 1inch,…

Tất cả các yếu tố liên quan đến chất lướng sản phẩm gần như bị bỏ qua, cơ chế staking gần như chỉ là giải pháp tạm thời. Và nếu dự án không có một đội MM cứng tay, nhiều khả năng, token của họ sẽ chạm đất ngay sau khi chọn “Hướng về cộng đồng”.

Có lối ra nào cho cuộc chơi này?

Hiện tại, với góc nhìn của mình, các dự án đang khá do dự với quyết định ra retro. Đơn giản vì nếu đưa tiền vào tay farmer, airdrop hunter, kết quả sẽ là người ủng hộ thực sự sẽ bị thiệt, dự án thì sẽ trì trệ sau này.

Có một vài giải pháp mình đã thấy manh nha trong thời gian gần đây và có thể là rất đáng chờ đợi. Tất nhiên mọi thứ là manh nha và mình không thể kết luận là nó sẽ hiệu quả hay không.

Đầu tiên, đó là thiết lập một luật chơi multi-round (giống với optimism đang làm). Thay vì air một lần cho user đoạn đầu, dự án có thể tách nhỏ các round, để duy trì sự ủng hộ của người dùng với nền tảng trong dài hạn.

Thứ hai, cách này thì mình tạm gọi là “retro trên nền của retro”. Đây là cách nhiều dự án airdrop trên nền của Curve, tức thưởng token cho những ai nắm giữ veCRV (nhằm tạo ra cuộc chơi và động lực trong dài hạn). Ngoài ra, VELO – dự án tái sinh Solidly trên Optimism cũng đang có kế hoạch retro cho những ai nắm giữ token WEVE trên Fantom.

Cuối cùng là giải pháp lock vesting. Tuy nhiên, cá nhân mình nhận định đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vì khi unlock, mọi thứ cũng sẽ đâu vào đó.

Tạm kết

Cá nhân mình thì vẫn luôn tin vào Builder và hi vọng rằng họ có thể xử lý được bài toán này. Đơn giản vì chúng ta mong muốn cuộc chơi “fair” hơn và bền vững hơn cho tất cả. Trên đây là những góc nhìn của mình về tình hình thực hiện retro hiện tại của các dự án, hi vọng nội dung trên đây mang lại nhiều giá trị cho anh em!

Và như thường lệ thôi, mình KHÔNG phải là “Cố vấn Tài chính”, do đó những nội dung trên đây chỉ mang tính chất góc nhìn và thông tin.

tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Add Comment