Blog: Nguyên thủ thế giới vs. Tiền điện tử – Quan điểm và góc nhìn

Coin68 Blog: Nguyên thủ thế giới vs. Tiền điện tử - Quan điểm và góc nhìn
.

Sự nhạy cảm quá rõ của thị trường tiền điện tử đối với sự phát triển của chính trị cùng với các quy định cũng chính là lý do khiến các nhà lãnh đạo trên thế giới – cùng quan điểm của họ về lĩnh vực này – sẽ cực kỳ quan trọng với thị trường tiền điện tử trong tương lai. Nhiều nhà lãnh đạo đã chuẩn bị tinh thần ‘ngồi lại’ trong vài tháng qua và để cho thị trường tiền điện tử phát triển nhiều hay ít gì thì rõ ràng đây cũng chính là lúc giải quyết vấn đề này, Bitcoin và những “người anh em” của nó lại sẽ chịu gánh một cuộc ‘đàn áp’ dữ dội của chính phủ hoặc sẽ được hỗ trợ ‘tận răng’.

Tuy nhiên để có thể hiểu được lập những quan điểm nhất quán giữa các nhà lãnh đạo thế giới là rất khó. Nhiều người thì có ác cảm với Bitcoin, Ethereum hay các nền tảng khác và một số thì có thái độ trung lập. Nhưng có rất nhiều người tỏ ra hứng thú với Blockchain mà không phải là tiền điện tử mặc dù cả hai đang tồn tại song song với nhau.

Coin68 Blog: Nguyên thủ thế giới vs. Tiền điện tử - Quan điểm và góc nhìn

Trump: Sẽ “để mắt” tới Bitcoin

Nếu có một nhà lãnh đạo thế giới thích nói nhiều hơn bất kỳ người nào thì không ai khác đó chính là Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Tuy nhiên, có vẻ như Donald Trump không có hứng thú đề cập đến tiền điện tử dù cho có thể đoán được quan điểm của ông về Bitcoin bằng cách nhìn vào những gì mọi người xung quanh ông đã nói về tiền điện tử trong thời gian qua. Và những người cạnh ông có những lời nói vô cùng thận trọng và đủ chuyên môn thì ta có thể thấy Trump hiện tại là một trong những nhà lãnh đạo có “cảm tình” đối với tiền điện tử nhất ở phương Tây.

Một trong những tuyên bố gần đây nhất từ một người thân cận trước đây với Tổng thống Trump là Gary Cohn – Giám đốc thứ 11 của Hội đồng Kinh tế Quốc gia (từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018) và cựu chủ tịch của Goldman Sachs. Ông khẳng định niềm tin của mình rằng một ngày nào đó sẽ là tiền điện tử sẽ ”thống trị”. Thật không may cho những người “theo chủ nghĩa Marxist” Bitcoin, Cohn không nghĩ rằng Bitcoin sẽ không phải là cái tên “thống trị” vì ông tin rằng bất cứ đồng tiền điện tử nào nổi lên trong tương lại thì sẽ không dựa trên chi phí khai thác hoặc chi phí điện hay những thứ tương tự.

Cohn cũng là một thành viên của câu lạc bộ “Blockchain xịn hơn Bitcoin” và mặc dù ông hiện không còn làm cố vấn kinh tế chính của Trump hay bất cứ một chức vụ có liên quan đến chính quyền Mỹ, thế nhưng có vẻ như các nhân vật khác trong Nhà Trắng cũng đồng tình với quan niệm này. Vào tháng 9, Margie Graves – giám đốc thông tin của Bộ quản lý và ngân sách Mỹ tiết lộ rằng chính phủ đang xem xét các trường hợp sử dụng cho công nghệ sổ kế toán phân phối cũng giống như các quan chức khác của Nhà Trắng đang thúc giục việc áp dụng các tiêu chuẩn dữ liệu cần thiết cho Blockchain để có thể khai thác.

Nếu Blockchain thực sự được ưu ái như vậy thì chúng ta mới có thể hi vọng một tương lai “tươi sáng” hơn cho tiền điện tử, hy vọng như vậy đã gây được sự chú ý trong một cuộc họp báo ngày 30 tháng 11. Khi được hỏi về việc “Tổng thống có theo dõi về việc này hay không và đặc biệt là Bitcoin”, thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders trả lời:

“Tôi được biết đó là điều mà ngài Trump đang “để mắt’ tới.”

Như đã biết, cố vấn An ninh Nội địa – Tom Bossert nói rằng Bitcoin là một chủ đề cần được chính phủ quan tâm hơn là hứng thú.

Trong nhận xét của Bộ trưởng Bộ tư pháp Hoa Kỳ tháng 10 cũng cho rằng Nhà Trắng có quan tâm đến tiền điện tử như một vấn đề hơn là giải pháp và những phát biểu gần đây từ một cựu cố vấn của Trump – Steve Bannon cho rằng Tổng thống có một cái nhìn thoáng hơn về Bitcoin. Vào tháng 3, Bannon đã dùng tiền điện tử như một phương tiện cho phép các doanh nghiệp và chính phủ thoát khỏi các ngân hàng trung ương và cho phép cá nhân giành lại quyền lực với dữ liệu cá nhân của họ từ các công ty công nghệ hay chính xác hơn là những người ủng hộ Trump.

Ông đã tái khẳng định những nhận xét này vào tháng 6 bằng cách nói tiền điện tử là một phát minh mang tính cách mạng. Trong khi có quá nhiều để người nói rằng Trump hoàn toàn đồng ý với chiến lược gia chính của ông – người mà ông đã sa thải vào tháng 8. Về điều này, không quá nhiều dẫn chứng để có thể kết luận rằng một tổng thống thực hiện giảm thuế và ủng hộ các chính phủ nhỏ có hứng thú với công nghệ để kiểm soát chính quyền trung ương. Tuy nhiên, ngay cả khi Trump bị thu hút bởi Bitcoin, thì thật khó để thấy nó chuyển thành một chính sách mới của chính phủ trong ngắn hạn, ít nhất là nếu khát khao ngày càng gia tăng của SEC và CFTC để liệt kê cho tiền điện tử như là chứng khoán dần “hạ nhiệt”.

Coin68 Blog: Nguyên thủ thế giới vs. Tiền điện tử - Quan điểm và góc nhìn

EU: Bitcoin không bì được Blockchain mặc dù có nhiều “fanboy”

Ở châu Âu, có lẽ không ngạc nhiên mấy khi Blockchain được ưu tiên hơn Bitcoin. Chính phủ Anh, Pháp, Đức, Hà Lan và Ý đã vạch ra ý định đưa ra các quy định cho tiền điện tử và sự nghi ngờ của họ về việc các sàn giao dịch tiền điện tử liên quan các vấn đề an ninh và rửa tiền.

Vào tháng 12, Vương quốc Anh tiết lộ rằng họ muốn giới thiệu các quy định dành cho các sàn giao dịch tiền điện tử cho phép người dùng giao dịch không xác nhận được danh tính của họ. Bộ trưởng Kinh tế – Stephen Barclay nói:

Chúng tôi đang làm việc để giải quyết những lo ngại về việc sử dụng tiền điện tử bằng cách thương lượng để mang lại các nền tảng giao dịch tiền điện tử và một số nhà cung cấp ví trong hoạt động chống rửa tiền và chống khủng bố.

Tương tự, Bộ trưởng tài chính Pháp Bruno Le Maire đã thông báo vào tháng 1 rằng Pháp và Đức sẽ cùng ra sức ép kêu gọi tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 03/2018 để đưa ra quy định tiền điện tử và phối hợp trên các bộ phận tương ứng cho phép phê duyệt ở mức cao nhất (tức là ở cấp độ của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron).

Điều đó cho thấy sự thận trọng của các nhà lãnh đạo EU và G20 đối với tiền điện tử – mặc dù không có hành động cụ thể đã được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh tháng 3 ở Argentina. Mặc dù 20 bộ trưởng tài chính tham dự chia sẻ lo ngại rằng tiền điện tử có thể được sử dụng để rửa, trốn thuế hoặc thậm chí là khủng bố, song có quá ít người cho rằng tiền điện tử có thể đe dọa đến sự ổn định tài chính. Do đó, họ đã quyết định trì hoãn việc xây dựng bất kỳ đề xuất cụ thể nào cho đến cuộc họp G20 tiếp theo vào tháng Bảy.

Không hề chắc chắn rằng những khuyến nghị này sẽ thuận lợi nhưng điều đáng nói là môi trường châu Âu không phải lúc nào cũng “ác cảm” với Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung. Hồi tháng 7 năm 2015, Thủ tướng David Cameron đã chọn công ty tài sản kỹ thuật số Blockchain tại Luân Đôn tham gia đoàn thương mại Anh tại Đông Nam Á, điều này cho thấy quan điểm tích cực của Chính phủ Anh đối với tiền điện tử. Tại thời điểm đó, Bộ trưởng Tài chính George Osborne cũng đã công bố vào tháng ba sẽ có 10 triệu bảng kinh phí cho nghiên cứu cho các cơ hội được cung cấp bởi các loại tiền tệ kỹ thuật số.

Điều thú vị là dường như ông Osborne là một “fanboy” của Bitcoin khi đã được chụp ảnh rút tiền bằng Bitcoin trong tháng 8 năm 2014. Tiếp đó,ông Emmanuel Macron cũng lọt vào ống kính máy ảnh khi cầm một chiếc ví Ledger Blue vào tháng 3 năm 2016 trong lúc còn là Bộ trưởng Tài chính dưới thời người tiền nhiệm François Hollande. Ông cũng đề nghị pháp luật có thể sử dụng công nghệ Blockchain để biến trái phiếu trên thị trường thành một loại tài sản kỹ thuật số.

Tuy nhiên, tất cả những dấu hiệu hỗ trợ cho Bitcoin đã xuất hiện trước sự bùng nổ đầu cơ lớn vào năm ngoái của thị trường tiền điện tử. Điều này cuối cùng đã dẫn đến các bộ trưởng tài chính từ Tây Ban Nha đến Hà Lan cảnh báo rủi ro kinh doanh tiền điện tử. Kể từ đó, những nguyên thủ châu Âu đương nhiệm như Thủ tướng Anh Theresa May và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói rằng cần có các quy định đối với tiền điện tử và “để mắt” đến chúng. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 1, Macron đã phát biểu:

Tôi ủng hộ IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu, trong đó toàn bộ khu vực thoát khỏi các quy định. Chẳng hạn như Bitcoin, tiền điện tử hoặc ngân hàng ‘ngầm’.

Tuy nhiên, có một vài ngoại lệ đáng chú ý đối với những lập trường cứng rắn của EU. Vào tháng 2 năm 2017, Thủ tướng Malta – Joseph Muscat tuyên bố trong một bài phát biểu tại Brussels rằng châu Âu sẽ trở thành “thánh địa Bitcoin”:

Sự gia tăng phổ biến của tiền điện tử có thể bị chậm đi nhưng không thể dừng lại được. Một số tổ chức tài chính đang dần chấp nhận thực tế là các giao dịch như vậy hiệu quả và minh bạch hơn nhiều so với các giao dịch cổ điển. 

Mặc dù Châu Âu luôn đề phòng với tiền điện tử nhưng một số quốc gia như Malta cũng đã “dễ dãi” hơn với các sàn giao dịch như Binance và OKex, cả hai sàn đều lần lượt thiết lập trụ sở vào tháng 4 và tháng 6 trong năm nay. Lithuania đã thực hiện các chính sách để tạo ra khuôn khổ và các quy định cho ngành công nghiệp tiền điện tử. Vì vậy đã có sự giúp sức của “người đồng hương” là Estonia mặc dù hệ thống tiền điện tử của Estonia đã bị “đóng bang” sau chỉ trích của Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Coin68 Blog: Nguyên thủ thế giới vs. Tiền điện tử - Quan điểm và góc nhìn

Đông Á: Đàn áp và hành hạ

Sau đây ta sẽ đến với với một “môi trường khắc nghiệt” hơn cả là Trung Quốc. Trở lại tháng 09/2017, chính phủ Trung Quốc đã cấm không chỉ các ICO, mà còn cả các sàn giao dịch hoạt động tại quốc gia châu Á kèm theo một lệnh được bổ sung vào tháng 2 với lệnh cấm ngoại hối. Tất cả điều này vẫn tồn tại bất chấp lần tái đắc của của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng Ba, người được cho là một trong những người ủng hộ tự do thương mại của Trung Quốc trong một thời gian dài. Trong khi ông còn là một “fan” cuồng của công nghệ Blockchain. Vào tháng Năm, ông đã ca ngợi Blockchain như là một phần của cuộc cách mạng công nghệ và sẽ định hình lại thế giới.

Sự hỗ trợ của ông – cùng với chính phủ Trung Quốc cho công nghệ Blockchain sẽ giải thích lý do tại sao Trung Quốc dẫn đầu phần còn lại của thế giới về số lượng bằng sáng chế Blockchain đã được đăng ký vào năm ngoái và có cơ hội giành lại danh hiệu này vào năm 2018. Khoảng 1,6 tỷ đô la tài trợ thêm cho chính phủ cho các dự án Blockchain. Tuy nhiên, nó sẽ không vượt quá xa so với Hàn Quốc – nơi mà chính quyền cũng hứng thú với Blockchain thay vì Bitcoin. Vào tháng Hai, bộ trưởng tài chính Kim Dong-yeon đã nói về tiềm năng mang tính cách mạng của sổ cái phân phối. Trong một cuộc họp tại Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa, ông nói:

Công nghệ Blockchain là một bước đột phá công nghệ quan trọng để thúc đẩy cuộc cách mạng cộng nghiệp 4.0 và Bộ sẽ có một cách tiếp cận thận trọng trong việc điều tiết thị trường tiền điện tử. Đối với các trường hợp sử dụng tiền điện tử với ý đồ “đen tối”, Bộ sẽ áp đặt các quy định nghiêm ngặt để xử lý.

Hàn Quốc đã thực sự có một quyết định cứng rắn khi nói đến các trường hợp sử dụng tiền điện tử vào các hành vi tiêu cực, mặc dù lượng mua bán cực lớn của dân số Hàn Quốc nói chung. Vào tháng 11, Thủ tướng Lee Nak-yeon đã nói:

Có những trường hợp trẻ em Hàn Quốc bao gồm cả sinh viên nhảy vào để kiếm tiền nhanh và sử dụng trong các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy hoặc tiếp thị đa cấp cho gian lận. Điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hoặc hiện tượng bệnh lý xã hội.

Lời hùng biện mạnh mẽ đó đã đi đôi với các bước điều chỉnh mà Chính phủ Hàn Quốc đã và đang đưa vào trong những tháng trước và sau này bao gồm cả lệnh cấm ICO vào tháng 9 và lệnh cấm giao dịch ẩn danh vào tháng 1. Tuy nhiên, nó đã ngừng việc cấm giao dịch hoàn toàn và Tổng thống Moon Jae-in cũng thông báo vào tháng Giêng rằng: “Ít nhất là trong ngắn hạn sẽ không có lệnh cấm hoàn toàn nào cả.”

Việc xác nhận không cấm này là dấu hiệu chính phủ vẫn đang và tiếp tục thực hiện những việc liên quan đến tiền điện tử. Điều này rõ ràng nhất với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một tháng sau ngày Mt. Gox sụp đổ vào tháng 3 năm 2014 đã phát hành một tài liệu công bố rằng Bitcoin không phải là một loại tiền tệ. Ông nói như một phần của quyết định cấm các ngân hàng Nhật Bản cung cấp tài khoản Bitcoin và cũng cấm môi giới Bitcoin:

Bitcoin không phải là tiền Nhật Bản hay ngoại tệ và giao dịch của nó khác với các giao dịch được nêu bởi hành động của ngân hàng Nhật Bản cũng như các công cụ tài chính và hành vi trao đổi.

Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp tiền điện tử non trẻ hồi phục từ Mt. Gox và khi Nhật Bản trở thành thị trường tiền điện tử thứ hai trên thế giới, thái độc gay gắt của Chính phủ Nhật Bản dần dần dịu đi. Vào tháng 5 năm 2016, cuối cùng họ đã công nhận tiền điện tử là tiền, một động thái cho phép các ngân hàng địa phương xử lý chúng và cho phép các giao dịch tiền điện tử như một hoạt động trong một khuôn khổ quy định.

Coin68 Blog: Nguyên thủ thế giới vs. Tiền điện tử - Quan điểm và góc nhìn

Putin: “Yêu hay không yêu, không yêu hay yêu nói một lời”

Quay trở lại với châu Âu, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cũng có lập trường “mơ hồ” tương tự với người đồng cấp Donald Trump vậy. Song, trong trường hợp của ông Putin, sự mập mờ này không xuất phát từ sự né tránh các chủ đề liên quan đến tiền điện tử và Blockchain, mà ngược lại. Quay trở về hồi tháng 07/2017, tại Hội nghị Thượng đỉnh G20, ông đã đưa ra bình luận được cho là đầu tiên về công nghệ tiền số:

Sự chuyển dịch của nền kinh tế toàn cầu sang một trật tự công nghiệp mới được quyết định bởi công nghệ kỹ thuật số. Chúng tôi tin là G20 có thể vươn lên giành lấy vai trò đi đầu trong định hình nên các quy định quốc tế trong lĩnh vực này.

Tuy tuyên bố trên có thể cho thấy tham vọng quản lý tiền điện tử theo như một cách mà có thể tạo nên “trật tự công nghệ mới”, thế nhưng những phát biểu khác sau đó từ Putin và chính quyền Nga cứ như thể làm rối rắm lên tất cả. Vào tháng 08/2017, Phó Thủ tưởng Igor Shuvalov đã đề ra kế hoạch phát triển một đồng tiền số quốc gia, “CryptoRuble – Đồng rúp điện tử”.

“Tôi là người ủng hộ việc hiện thực hoá một đồng “rúp điện tử”, ông trả lời với một hãng tin tức Nga. “Chúng ta không thể kìm hãm tiền điện tử lâu thêm được nữa – hiện tượng này sẽ cứ tiến về phía trước. Song, nó sẽ phát triển theo một hướng mà không làm hại đến nền kinh tế quốc gia ta, mà sẽ củng cố sức mạnh cho nó.”

Tiếp đến, có hàng loạt các báo cáo rằng Nga sẽ sớm giới thiệu khung pháp lý hợp pháp hoá Bitcoin cùng các đồng tiền điện tử khác. Vào tháng 9, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov phát biểu trước Diễn đàn Tài chính Moscow, “Nhà nước hiểu tiền điện tử là một thứ có thật. Không có lí do gì để cấm chúng, nhưng nhất thiết là phải quản lý chúng”. Nghe thì có vẻ đây là một diễn biến hết sức tích cực, nhưng đến tháng 10 thì Tổng thống Putin đích thân kêu gọi đặt Bitcoin và tiền điện tử “ra ngoài vòng pháp luật”. Ông chủ Điện Kremlin cho rằng cấm là cần thiết vì tiền điện tử đặt ra hiểm hoạ “có cơ hội để rửa tiền từ các hoạt động tội phạm, trốn thuế, thậm chí là tài trợ khủng bố và cuối cùng là lừa đảo”.

Lời của Putin đã được củng cố vào cuối tháng đó khi ông chính thức xác nhận kế hoạch dành cho CryptoRuble nhưng sau đó mọi chuyện lại tiếp tục đi vào bế tắc khi một cuộc gặp chính phủ vào tháng 12 không thể nhất trí cách hiện thực hoá dự án này, khi mà Thứ trưởng Tài chính Alexey Moiseev và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Olga Skorobogatova rằng một đồng tiền số quốc gia là không cần thiết. Sau đó, mãi đến tháng 3 thì mới có thêm tiến triển mới, lần này lại đích thân Putin ra lệnh rằng quy định tiền điện tử – cái mà chính thức hợp pháp hoá hoạt động giao dịch – phải sẵn sàng vào ngày 01/07 tới.

Vậy rốt cuộc quan điểm của Tổng thống Putin và tình trạng pháp lý của nó tại Nga giờ đã sáng tỏ rồi phải không? Sai, đến tháng 6, trong lúc trả lời chất vấn các câu hỏi lên quan đến tiền số, ông dường như là bác bỏ khả năng xuất hiện của CryptoRuble, đồng thời cũng chẳng đưa ra bất kì thông tin gì thêm ngoài việc chính quyền đang tạo nên một môi trường có thể nuôi dưỡng được tiền điện tử. Ông nói:

Mối quan hệ của Ngân hàng trung ương Liên bang Nga với tiền tệ kỹ thuật số là họ không xem chúng là phương tiện thanh toán lẫn vật lưu trữ giá trị. Chúng không được bảo đảm bởi bất kì thứ gì cả. Ta nên đối xử với nó một cách cẩn trọng, đề phòng.

Kể cả khi ông Putin đã lên tiếng ca ngợi công nghệ Blockchain, chúng ta vẫn phải chờ thêm quyết định cuối cùng mà ông và nội các Nga đang ấp ủ dành cho tiền điện tử trong tương lai.

Coin68 Blog: Nguyên thủ thế giới vs. Tiền điện tử - Quan điểm và góc nhìn

Mỹ Latinh: Vừa đấm, vừa xoa, vừa phát hành đồng tiền số quốc gia

Một bức tranh tương tự cũng nổi lên tại khu vực Mỹ Latinh, với nhu cầu sử dụng tiền điện tử thì đã khá lớn nhưng các chính quyền thì vẫn không chịu đưa ra một khung pháp lý để thúc đẩy tốc độ tiếp nhận. Điều này thể hiện rõ nhất tại Venezuela: cơn siêu lạm phát đang tàn phá nền kinh tế nước này đã làm người dân rời bỏ đồng nội tệ bolivar để chuyển sang tiền điện tử hồi năm 2017 làm phương tiện thanh toán thay thế, ấy vậy mà chính quyền thì lại đi bỏ tù thợ đào tiền số.

Tuy nhiên, tình hình nhanh chóng thay đổi 180 độ vào tháng 12, khi Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố sẽ phát hành đồng tiền điện tử quốc gia bảo đảm giá trị bởi dầu mỏ, tên là Petro. Theo ông Maduro, Petro sẽ cho phép Venezuela “đạt bước tiến lớn trong phát hành tiền tệ chủ quyền, vượt qua cấm vận kinh tế và giao dịch tài chính”. Và cũng từ đây thì lập trường của chính quyền Venezuela đã trở nên nhẹ nhàng với tiền điện tử hơn, với hoạt động đào tiền được tái hợp pháp hoá vào tháng 1. Dù Tổng thống Maduro không trực tiếp đưa ra phát biểu gì liên quan đến tiền điện tử, song vị quan chức do chính ông bổ nhiệm đảm nhận quản lý lĩnh vực này là Carlos Vargas nói:

Đây là một hoạt động mà giờ đây đã hoàn toàn hợp pháp. Chúng tôi đã có các cuộc họp với Toà án Tối cao để xoá bỏ tội danh cho những nạn nhân bị bắt giữ và tịch thu tài sản hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, sự thay đổi này đã không vì mục đích phát triển toàn bộ các đồng tiền điện tử, bởi có vẻ chính quyền Venezuela chỉ tập trung duy nhất vào đồng Petro. Vào tháng 1, ông Maduro đã lên tiếng kêu gọi các nước thuộc Liên minh Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ chúng ta (ALBA) hãy sử dụng đồng tiền số quốc gia này.

Tôi đã đặt lên trên bàn, hỡi các anh em thuộc ALBA, dự thảo đồng tiền điện tử Petro, để chúng ta có thể xúc tiến nó như là một dự án tích hợp để bước vào thế kỉ 21 một cách mạnh mẽ.

Còn tại các nước khác ở Trung và Nam Mỹ, thật thú vị khi được chứng kiến nhiều thành phần xã hội thuộc chủ nghĩa tân tự do có xu hướng đứng về tiền điện tử hơn là tại Mỹ và EU. Ở Brazil, hàng loạt các thử nghiệm Blockchain đã được triển khai bởi giới ngân hàng, doanh nghiệp và cả chính quyền nữa từ sớm nhất là năm 2016. Dù vậy, những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất, thì vẫn giữ thái độ hoài nghi với Bitcoin và đồng loại. Vào tháng 10/2017, Thống đốc ngân hàng trung ương Brazil Ilan Goldfajn đã ví Bitcoin như là một âm mưu kim tự tháp:

Bitcoin là một dạng tài sản tài chính mà không có gì bảo đảm hết ngoài việc người ta mua nó vì nghĩ nó sẽ tiếp tục tăng giá. Đây là điển hình của một bong bóng hoặc âm mưu kim tự tháp.

Trong khi Rodrigo Maia, Chủ tịch Hội đồng Thứ trưởng, đã bóng gió về khả năng tiền điện tử được dùng để trốn thuế, thế nhưng cả ông lẫn Tổng thống Michel Temer đều chưa một lần đưa ra đề xuất về các chính sách thuận lợi cho tiền số. Và giữa sự im lặng này, nhiều chính trị gia Brazil, như là Expedito Netto, đã yêu cầu thẳng tay cấm Bitcoin.

Tại Mexico, đã có một số các quy định được thông qua để hạn chế hoạt động giao dịch tiền điện tử và thiết lập sự giám sát của chính phủ. Còn ở Argentina, cách tiếp cận của nước này lại có phần phóng khoáng hơn, khi đích thân Tổng thống Mauricio Macri trước đây từng tiết lộ là đã có các khoản đầu tư cá nhân vào Bitcoin, xét đến vai trò của ông tại Diễn đàn Bitcoin đầu tiên tổ chức vào năm 2015 cùng một bài đăng Facebook thảo luận về vấn đề này với tỉ phú Richard Branson. Và tuy từ đó đến nay ông đã khá là kín tiếng về tiền điện tử, nhưng sự sẵn sàng với lĩnh vực này của giới ngân hàng Argentina, thể hiện thông qua việc dùng Bitcoin làm phương tiện thanh toán xuyên biên giới mới đây đã cho thấy môi trường pháp lý có vẻ như khá là thân thiện.

Coin68 Blog: Nguyên thủ thế giới vs. Tiền điện tử - Quan điểm và góc nhìn

Hứng thú vào Bitcoin có thể giúp củng cố quyền lực?

Tiền điện tử đang ở một ngã ba đường. Sau khi tận hưởng một dịp lễ Giáng Sinh thần kỳ mà đã giúp đưa Bitcoin tăng đến 154% giá trị chỉ trong có 1 tháng, lĩnh vực này giờ đây đang phải vật lộn để tìm đáy mới trong thị trường giá giảm. Các trở ngại pháp lý, hack sàn giao dịch và điều tra gian lận đã liên tục khiến nhiều đồng tiền đổ máu kể từ đầu năm đến nay, với vốn hoá thị trường tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn 35% so vơi mức đỉnh ngày 07/01 là 830 tỉ USD.

Chính sự thiếu tự tin này là lí do vì sao các nguyên thủ thế giới lại quan trọng với tiền số đến như vậy, bởi quan điểm và các chính sách do họ áp đặt sẽ có ảnh hưởng không nhỏ lên phong độ của các đồng tiền điện tử trong thời gian tới. Giữa bao ý kiến trái chiều xuất hiện lúc này, một kiểu hình đơn giản hiện lên: chính quyền các quốc gia muốn chắc chắn là tiền tệ kỹ thuật số phân quyền không làm suy giảm chủ quyền của họ, nhưng đồng thời lại muốn tận dụng những lợi ích của nó để thúc đẩy hiệu quả kinh tế và nâng cao tầm vóc trên trường quốc tế.

Điều này thể hiện rõ ràng qua sự sẵn sàng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay Thủ tướng Anh Theresa May để hạn chế giao dịch tiền điện tử ẩn danh, từ đó có thể củng cố quyền lực của nhà nước lên luân chuyển dòng tiền. Điều này cũng thể hiện rõ ràng qua tham vọng của các nhà lãnh đạo như Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro – và có khi là cả Tổng thống Nga Vladimir Putin – khi triển khai một đồng tiền điện tử riêng cho đất nước, dù với mục đích ban đầu là né trừng phạt kinh tế đi chăng nữa. Và nó còn được thể hiện qua sự háo hức mà đa phần các vị nguyên thủ dành cho công nghệ Blockchain cùng “tính bất biến không cần tin tưởng” của nó, mong muốn áp dụng nó vào các hoạt động và lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Tuy nhiên, trong khi đa số các nhà lãnh đạo thế giới có vẻ như chỉ hứng thú với việc khám phá công nghệ Blockchain để củng cố quyền lực của mình, không thể phủ nhận là có người trong số họ đã và đang bị “hớp hồn” bởi tiền điện tử, từ đó mở ra cơ hội hợp thức hoá tiền số. Từ hình ảnh ông Emmanuel Macron cầm trên tay chiếc Ledger Blue cho đến Mauricio Macri tổ chức hội nghị Bitcoin tại Buenos Aires, rõ ràng là tiền điện tử cùng bản chất phân quyền của các hệ thống này đã thu hút sự chú ý của nhiều tổng thống hay thủ tướng. Nhưng ở thời điểm bấy giờ, các vị nguyên thủ hàng đầu thế giới đang tiếp nhận tiền số vì mục đích cá nhân của mình, chứ không phải là điều ngược lại.

Theo CoinTelegraph

Add Comment