Các lãnh đạo ngành tiền điện tử nói gì về những “trải nghiệm tồi tệ” của họ với ngân hàng truyền thống

Nhiều người làm việc trong ngành công nghiệp tiền điện tử có trải nghiệm vô cùng tiêu cực với ngân hàng. Nhiều người bị chặn truy cập, thậm chí làm mất tài khoản của họ. Do đó, không mấy bất ngờ khi ngày càng nhiều người đang cố gắng phá vỡ sự thống trị của ngành ngân hàng.

Các KOL ngành tiền điện tử nói gì về những “trải nghiệm tồi tệ” của họ với ngân hàng truyền thống

Nhiều người trong số các nhà lãnh đạo ngành tiền điện tử ngày nay từng là nạn nhân của dịch vụ ngân hàng tồi tệ. Đối với một số người, trải nghiệm tồi tệ này đã khiến họ nỗ lực dẫn đầu việc phá vỡ hệ thống ngân hàng truyền thống. CEO của Binance, Changpeng Zhao đã chia sẻ một kinh nghiệm tiêu cực với Ngân hàng Hoàng gia Canada (Royal Bank of Canada).

“Tôi đã sở hữu một tài khoản ngân hàng RBC thưở niên thiếu. Tôi tự hào gửi 10 USD chỉ để nhận ra khoản phí phải trả hàng tháng là 3,99 USD. Vài tháng sau, tôi nợ họ một khoản tiền. Đó là trải nghiệm ngân hàng đầu tiên của tôi. Tôi không biết liệu họ có tiếp tục thực hiện điều đó hay không.”

Chúng tôi đã yêu cầu những người đang làm việc trong tiền điện tử nhớ lại những trải nghiệm ngân hàng tồi tệ nhất của họ. Những người này thuật lại cách các ngân hàng ngăn chặn họ truy cập vào tài khoản cá nhân. Sau đó, thậm chí một số người đã bị mất tài khoản vì bản chất của công việc kinh doanh.

Các ngân hàng hạn chế các giao dịch bị “gắn mác” lừa đảo

Chủ tịch của ví tiền điện tử phi tập trung Monarch Robert Beadles cũng đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận và quản lý tài sản cá nhân. Ông chia sẻ với CCN:

“Ít nhất ba lần, tôi đã đánh mất hơn 100.000 USD trong một tài khoản ngân hàng và bị đóng băng tài khoản bởi vì bị nghi ngờ thực hiện các giao dịch lừa đảo.”

Ngân hàng thu một khoản phí khổng lồ đổi lấy dịch vụ không hề tương xứng

Gửi tiền ra nước ngoài có thể là một trải nghiệm cực kỳ mệt mỏi. Quá trình chuyển tiền vô cùng trì trệ trong khi các ngân hàng thu một khoản phí cắt cổ.

Giám đốc vận hành OKEx, Andy Cheung chia sẻ với CCN:

“Mặt hạn chế lớn của các ngân hàng truyền thống là về thời gian hoạt động, họ không thể vận hành trong suốt 24/7. Bên cạnh đó, các giao dịch tại ngân hàng truyền thống phải thông qua nhiều thủ tục tại chỗ phức tạp và mất quá nhiều thời gian để xử lý. Nhiều công ty đa quốc gia cần giải quyết các khoản thanh toán khẩn cấp, tuy nhiên, các ngân hàng truyền thống thường trì hoãn hoặc gây khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch chuyển tiền đến một số quốc gia nhất định.”

Các ngân hàng có quyền đóng bằng tài khoản khách hàng

Một số ngân hàng đã trở nên quá lớn mạnh đến mức không ngại đánh mất một hoặc hai khách hàng. Họ cũng có thể nhanh chóng chấm dứt mối quan hệ với bạn nếu họ không thích ngành kinh doanh của bạn.

Daniel Scott, đồng sáng lập và CEO của sàn giao dịch tiền điện tử CoinCorner, đã thực sự trải qua tình trạng này khi giao dịch với HSBC.

“Tôi đã sở hữu một tài khoản cá nhân HSBC trong khoảng 15 năm mà không gặp vấn đề gì, cho đến khi CoinCorner lọt vào trong tầm ngắm của họ.”

Ông cho biết thêm:

“Tài khoản của tôi đã bị đóng băng 30 ngày mà không có bất kỳ lý do gì, khi trao đổi với họ, tôi được thông báo rằng London HQ đã yêu cầu đóng tài khoản của tôi. Những điều họ phản hồi lại là ‘Nếu vấn đề của tôi được giải quyết, tôi sẽ được chào đón trở lại.’”

Todd Butterfield, chủ sở hữu của Viện thị trường chứng khoán Wyckoff, chia sẻ kinh nghiệm tương tự:

“Tôi đã có một tài khoản ngân hàng cá nhân hơn 10 năm bị đóng băng do liên quan đến tiền điện tử. Ngân hàng không thích mối quan hệ giữa tôi và Coinbase. Tôi đầu tư rất nhiều tiền điện tử nên sở hữu rất nhiều khoản tiền gửi mà họ không thích.”

Hệ thống ngân hàng đã quá tập trung và lỗi thời. Nhiều ý kiến cho rằng họ đã quá lớn mạnh nên không thể thất bại. Vậy hãy chờ xem điều gì sẽ thực sự xảy ra trong những năm tới.

Theo CCN

Có thể bạn quan tâm:

Các lãnh đạo ngành tiền điện tử nói gì về những “trải nghiệm tồi tệ” của họ với ngân hàng truyền thống

5 (100%) 2 bình chọn

Add Comment