DAG Trên IOTA (MIOTA) Là Gì? So sánh DAG và Blockchain ?

DAG trên IOTA (MIOTA) là gì? Đồng tiền IOTA ( Hoạt động trên nền tảng Internet – of – Things) vốn có nhiều tham vọng trên thị trường tiền ảo, bởi vì đồng tiền này đang sử dụng một công nghệ khá đặc biệt gọi là sổ cái Tangle. Hiện tại có rất ít thông tin về hệ thống này, một số người cho rằng nó không hẳn là một hệ thống blockchain, một số thì cho rằng nó đang là một Blockchain.

Tuy nhiên, dù thế nào thì điều quan trọng nhất là IOTA dựa trên một công nghệ thực sự mạnh đó là “Đồ thi trực tiếp không tuần hoàn” hay còn gọi là DAG giúp cho việc giao dịch diễn ra cực nhanh, ít tốn chi phí và không làm bạn phải đau đầu khi nghĩ về việc làm sao để có được đồng tiền này nữa. Vậy DAG là gì, hãy cùng ICOVN.NET tìm hiểu công nghệ này nhé .

DAG là gì?

Những người đã tìm hiểu trước về khái niệm tiền ảo sẽ không còn xa lạ gì với khái niệm này nữa. Nhưng với đa số mọi người chưa từng tìm hiểu thì có thể chúng ta sẽ không mường tượng DAG (Đồ thị trực tiếp không tuần hoàn) là gì. Dù vậy, khi nghiên cứu dần dần, chúng ta sẽ nhận thấy công nghệ này thực sự không có quá nhiều khác biệt so với Blockchain. Một trong số những điểm khác biệt chính khiến cho DAG nổi bật hơn so với đa số công nghệ khác, là khái niệm “Thợ mỏ” – những người dùng những “quy trình, kết nối trực tiếp, và xác nhận giao dịch” trên hệ thống sẽ không còn tồn tại.

Tại sao lại như vậy? Bản chất nằm ở chỗ DAG vốn tập trung tạo Site dựa trên số lượng giao dịch, hay nói cách khác, số lượng càng nhiều nốt, hay lượt người giao dịch sẽ làm tăng độ bền vững và mức độ tin tưởng của giao dịch. Đối với Blockchain, khi tạo một Block mới cần một Block trước và một nguồn lực tính toán và năng lượng để giải quyết. Riêng DAG như đã miêu tả, hoàn toàn dựa trên mức độ tin cậy của ít nhất 2 Site trước nó. Nếu Site liên kết càng nhiều, thì Site đó càng đáng tin cậy.

Vì không sử dụng quá nhiều nguồn lực nên DAG hoàn toàn không cần các hệ thống đào mạnh mẽ, thời gian tạo một Site cũng nhanh hơn khiến việc giao dịch hoàn toàn nhanh hơn so với Blockchain.

DAG và Blockchain

Trong khi việc cắt giảm số lượng thợ đào mỏ có thể là tín hiệu tốt với một số người. Tuy nhiên vẫn chưa thể rõ ràng được sự vượt trội của DAG so với Blockchain chỉ với một đặc điểm này. Bởi vì, DAG vẫn đang cố gắng để có được tính không phân quyền như Blockchain làm được. Vì vậy, vẫn chưa thể nào so sánh được Blockchain hay DAG thực sự tốt hơn.

Cấu trúc Block DAG

Việc kết hợp blockchain với cấu trúc DAG đến từ ý tưởng về giao dịch chéo (sidechains). Các loại giao dịch khác nhau  diễn ra đồng thời trong các chuỗi khác nhau. Cấu trúc DAG vẫn dựa trên ý niệm về các block.

IoT Chain (ITC), IOTA và Byteball là những dự án blockless đang tạo được tiếng vang trên thị trường. Trong Bitcoin và Ethereum, tốc độ tạo ra block chính là vấn đề. Trong Bitcoin, để tạo ra một block mới mất đến 10 phút. Vấn đề này đã được cải thiện hơn ở Ethereum, nhưng thời gian xác minh block vẫn kéo dài từ 10 đến 20 giây.

Nhưng tại sao chúng ta vẫn cần một block? Trong mạng lưới Bitcoin, nhiều giao dịch được đào trong các khối và chuỗi giao dịch được duy trì bởi các băm giữa các block. Nhưng nếu chúng ta chỉ kết hợp block với các giao dịch thì sao? Sự kết hợp đó khiến cho mỗi giao dịch đều trực tiếp liên kết đến việc duy trì chuỗi. Sau khi giao dịch được đặt vào trong khối, bạn có thể bỏ qua quá trình mining. Điều này giải thích cho kết cấu blockless và năng suất cao.

DAG khác biệt như thế nào?

Đồ thị trực tiếp không tuần hoàn sử dụng kỹ thuật thuê “Những người phát hành giao dịch và những người xác nhận giao dịch”. Điều này khiến DAG thực sự khác biệt so với Blockchain, điều này tác động đến những người thợ mỏ vốn là những người thực hiện những thao tác này, người xác nhận và người phát hành. Một số người cho rằng điều này thực sự là một lợi thế lớn, một số người thì cho rằng điều này hiện tại không có ý nghĩa gì cả.

Một số lợi thế chính khi loại bỏ những người thợ đào bao gồm:

    • Những người thợ mỏ thường sẽ cùng nhau cản trở dịch vụ khi mọi thứ không diễn ra theo ý của họ.
    • Phí đào có thể ảnh hưởng đến dịch vụ, những phí này vốn dựa trên những phí từ các quy trình nhỏ để tạo lợi nhuận.

Mặc dù, IOTA cam kết thực hiện theo DAG( Đồ thi trực tiếp không tuần hoàn), nhưng IOTA có thể xoá bỏ các “Lỗ hổng đồng thuận liên quan”(Consensus – related vulnerabilities). Có thể hiểu rằng nếu một người phát hành trên DAG trở thành người xác nhận (Điều này cực hiếm khi xảy ra, vì các Site được lựa chọn một cách ngẫu nhiên để xác nhận Site mới), thì có thể môt nghịch lý sẽ được tạo ra mà không thể giải quyết, chúng ta hãy chờ xem IOTA giải quyết vấn đề này như thế nào.

Mô hình DAG

Các ưu điểm của DAG

Vấn đề Double-Spending

Mạng lưới Bitcoin sử dụng mô hình UTXO (Đầu ra Giao dịch chưa dùng đến). Các user chỉ được phép thêm một giao dịch dưới mô hình này. Điều đó có nghĩ là sẽ có hơn 1 miner đồng thời cùng giải hàm băm, đòi hỏi quyền xác thực block. Việc này sẽ dẫn đến việc tạo ra các fork tạm thời. Việc xác thực một giao dịch nhất định được quyết định bởi số giao dịch đằng sau nó. Tỷ lệ giao dịch quay trở lại mạng lưới sẽ thấp hơn khi có nhiều giao dịch đằng sau hơn , điều nãy cũng khiến các giao dịch an toàn hơn

Mở rộng hệ thống

Khi mỗi một giao dịch được xác thực, người ta sẽ liên kết giao dịch đó với một giao dịch mới đã tồn tại trong mạng lưới DAG. Nếu giao dịch mới liên kết với tất cả các giao dịch trước đó, mạng lưới sẽ trở nên quá rộng, khiến việc xác thực các giao dịch mới khó hơn nhiều. Vì vậy, cách lý tưởng là hệ thống DAG chọn một giao dịch ngay trước đó để liên kết giao dịch này. Mục tiêu là giữ cho mạng lưới rộng vừa đủ để có thể hỗ trợ việc xác thực giao dịch nhanh chóng. IOTA cũng đề xuất thuật toán riêng để kiểm soát độ mở rộng trong mạng lưới tangle.

Giao dịch nhanh chóng

Do tính chất blockless, các giao dịch được chuyển trực tiếp vào các mạng lưới DAG. Toàn bộ quá trình sẽ nhanh hơn các quá trình khác của blockchain dựa trên PoW và PoS.

Không cần mining

Không có miner nào trong mạng lưới DAG. Việc xác thực các giao dịch thực hiện trực tiếp trên chúng. Đối với các user, điều này có nghĩa là các giao dịch được thông qua gần như là ngay sau đó.

Thân thiện với các giao dịch nhỏ lẻ

Với sự cải tiến DAG, chúng tôi hướng đến một tương lai khi mà phí giao dịch giảm đến tối thiểu và các chuỗi có chức năng tốt. Có nghĩa là các user có thể thanh toán các giao dịch nhỏ lẻ mà không phải trả nhiều phí như ở Bitcoin hay Ethereum.

IoT Chain (ITC) tại Trung quốc có mong muốn là dự án dẫn đầu thực hiện ý tưởng này một cách nghiêm túc. Dự án được xây dựng trên nền tảng DAG và có thể xử lý hơn 10.000 giao dịch mỗi giây. Nó có một tầm nhìn vững chắc, cộng đồng mạnh và được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư blockchain hàng đầu như ChainFunder và FBG. IoT Chain có thể sẽ được xếp vào nhóm thế hệ Blockchain 3.0.

Cấu trúc DAG sẽ được sử dụng cho các ứng dụng đòi hỏi khả năng mở rộng đến hàng nghìn giao dịch trên một giây. CryptoKitties đã làm tắc nghẽn mạng Ethereum, dẫn đến việc thực hiện các giao dịch chậm và phí giao dịch cao. Giải pháp cho vấn đề này của Ethereum là sharding, nhưng phải  đến 5 năm nữa, giải pháp này mới hoàn thành. Dù sao đi nữa, theo quan điểm của tôi, các ứng dụng sẽ sớm được thay đổi sang cấu trúc DAG để mở rộng quy mô.

IOTA vs Nano: Dự án nào thực hiện cấu trúc DAG tốt hơn?

Nano là tên cũ của RAI Blocks, đang được thử nghiệm một chiếc ví trên iOS, vì cấu trúc DAG vẫn phải chứng minh sức mạnh chống lại các cuộc tấn công của nó.

Trong số hàng trăm dự án blockchain, có một cặp đôi không dựa vào cùng một cấu trúc dữ liệu. IOTA là dự án cũ hơn, xây dựng một “đồ thị chu kỳ trực tiếp”, còn được gọi là Tangle. IOTA đã gặp khó khăn khi triển khai giải pháp của mình, và họ vẫn chưa chứng minh được giá trị của DAG có thể phù hợp với Internet of Things.

Nhưng giờ đây, một đối thủ cạnh tranh, trước đây được gọi là RAI Blocks, sắp kiểm tra tiềm năng của cấu trúc DAG. Tên mới của nó là Nano, dự án sẽ sớm tung ra một chiếc ví IOS chứng minh được sự bền vững của mạng lưới Nano.

“Các mối quan tâm thực sự trong cộng đồng là bảo mật và liệu mạng lưới khối có thể chống lại các cuộc tấn công đã được tăng gấp đôi tính phức tạp hay không,” nhận xét của Redditor RustyHan trên Nano thread (sợi nano).

Hiện tại, dự án Nano đang mở rộng mạnh mẽ, và đã phải đối mặt với những khó khăn về ví, cũng như những vấn đề rút tiền từ các sàn giao dịch.

Tuy nhiên, giá thị trường của Nano (XRB) đã tăng hơn 50% cùng với các thị trường khác trong một ngày, lên mức $11,49. Trading trên Binance cũng trở thành một yếu tố giúp giá của XRB tăng.

Đối với IOTA (MIOTA), dự án đã vượt qua đỉnh cao của nó, và bây giờ vẫn còn ở trong ánh hào quang sân khấu. Trong khi MIOTA chạm mức $5, giá hiện tại sẽ dao động dưới $2. MIOTA vẫn tăng trưởng hơn 30% trong 24 giờ qua, lên mức $1,77.

Ưu điểm lớn nhất của hai dự án là chúng là những dự án đầu tiên có rất ít những dự án giống nhau nhưng lại cố gắng giải quyết các vấn đề tương tự nhau. Hiện tại, Nano tập trung nhiều hơn vào việc trở thành một hệ thống thanh toán thông qua cấu trúc “blockchain lattice” (Lưới blockchain) nhưng người dùng đang so sánh nó với khả năng thực hiện các giao dịch có quy mô nhỏ miễn phí giao dịch của IOTA.

Đồng thời, IOTA dựa vào thế giới công nghệ để sử dụng mô hình của nó và thử nghiệm nó rộng rãi hơn. Hiện tại, IOTA có lợi thế về quy mô và lịch sử lâu đời hơn.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, cả hai loại coin vẫn còn là những dự án trẻ đầy hứa hẹn trong tương lai, nhưng tiềm năng thiệt hại do các dạng tấn công vẫn chưa thể đoán trước được.

Biên tập bởi ICOVN.NET

Add Comment