DAO là tương lai? Những rào cản nào cần vượt qua để giúp các tổ chức DAO bùng nổ?

Dạo gần đây chắc nhiều anh em hay nghe về DAO (tức Decentralized Autonomous Organization). Nhiều người cho rằng đây sẽ là xu hướng tiếp theo sau gaming và NFT. Vậy liệu mảng thị trường này có thật sự tiềm năng? Những rào cản nào còn tồn đọng đối với các tổ chức DAO? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!!!

DAO là tương lai? Những rào cản nào cần vượt qua để giúp các tổ chức DAO bùng nổ?
DAO là tương lai? Những rào cản nào cần vượt qua để giúp các tổ chức DAO bùng nổ?

Khái quát về DAO

Decentralized Autonomous Organization (hay tổ chức tự trị) là một khái niệm không phải là mới. Bản thân các sản phẩm DeFi anh em quen xài và cho phép người giữ token dự án để biểu quyết (vd: Yearn, Curve, Sushi…) cũng là một phiên bản của DAO.

Để tìm hiểu khái quát các dạng DAO phổ biến, anh em có thể tìm đọc trong bài viết dưới đây nhé:

Những thách thức nào đang kìm hãm sự phát triển của DAO

Từ phần này của bài viết, mình có tham khảo nội dung từ “Organization Legos: The State of DAO Tooling” của tác giả Nichanan Kesonpat và tóm tắt lại những ý chính. Anh em quan tâm có thể tìm đọc bản gốc dưới đây:

Còn bây giờ chúng ta sẽ đến với những vấn đề tồn đọng mà các tổ chức DAO cần giải quyết nhé.

Giảm rào cản và khuyến khích người tham gia

Thường thì các tổ chức DAO sẽ phải tạo ra một động lực chung nào đó cho những người tham gia. Và nếu mục đích chung của các tổ chức DAO này không đủ thu hút, họ sẽ gặp khó trong khâu tiếp cận cộng đồng.

Câu hỏi đặt ra đó là “Làm sao để lượng hoá tất cả những phần thưởng mà người tham gia DAO có thể nhận được?”

Đảm bảo sự hiệu quả trong quá trình vận hành

Cách tiếp cận của các tổ chức DAO tất nhiên sẽ phải hướng đến sự phi tập trung. Điều này đảm bảo trong dài hạn, họ có thể dễ dàng tiếp cận được đúng nhu cầu của user, người tham gia. Tuy nhiên, việc phi tập trung bộ máy dẫn đến việc quá trình quản lý, vận hành không còn hiệu quả.

Câu hỏi đặt ra là “Làm sao để đảm bảo được niềm tin giữa các cá thể tham gia vào tổ chức, nhằm “bôi trơn” quá trình ra quyết định?”

Truyền tải thông tin đến người tham gia

Một trong những hoạt động điển hình của các tổ chức DAO đó là hoạt động biểu quyết (voting). Tuy nhiên, quá trình bầu chọn để đưa ra quyết định chung lại vấp phải nhiều vấn đề trong khâu truyền tải thông tin đến user.

Câu hỏi đặt ra đó là “Làm sao để mang thông tin / cơ hội đến với đúng người, vào đúng thời điểm?”.

Một vài ví dụ về giải pháp cho các vấn đề trên

Lời giải cho bài toán động lực

Một giải pháp được đề xuất, đó là kết hợp cả “phần thưởng” theo mặt tài chính, lẫn động lực theo mặt “danh tiếng”, tinh thần. Điều này sẽ giúp người dùng nhiều động lực để gắn bó và đóng góp cho sự phát triển của DAO trong dài hạn.

“Bug bounty” (hay tặng thưởng cho các nhiệm vụ hoàn thành trên nền tảng) hiện đang là giải pháp được RabbitHole theo đuổi. Anh em nào quan tâm thì có thể tìm hiểu trong clip hướng dẫn của mình dưới đây để trải nghiệm sản phẩm của RabbitHole nhé:

> Xem thêm: DeFi Use: Trải nghiệm “lỗ thỏ” RabbitHole – Cơ hội nhận airdrop khủng?

Ngoài ra, các tổ chức như Gitcoin, Coinvise cũng tổ chức các cuộc thi, chương trình Hackathon và trao thưởng cho những đội nhóm có đóng góp lớn.

Song song với việc thưởng tài chính, DAO có thể cân nhắc thưởng theo mặt reputation – danh tiếng cho người tham gia. Đó có thể là điểm kinh nghiệm XP, hay các huân chương xem như một công nhận đóng góp của họ đối với mạng lưới.

Trên đây là một ví dụ bảng huy chương công nhận những đóng góp của người dùng tham gia Index Coop.

Lời giải cho bài toán quản trị

Có một vướng mắc khác với các dự án trên Ethereum đó là chi phí cho hoạt động voting on-chain, khi mỗi lần người dùng thao tác, họ sẽ phải chi một mức phí không hề rẻ để xác thực. Do đó, một vài dự án cũng đã dịch chuyển hoạt động voting sang off-chain như trên Discord, Telegram hoặc Snapshot.

Một yếu điểm của hình thức vote off-chain, đó là nó sẽ lại tập trung quyền quản trị vào tay một vài thành viên quản lý (hay những người nắm giữ khoá Multi-sig trong hệ thống).

Một giải pháp khác cho vấn đề quản trị đó là lập ra các tổ chức, cá nhân được delegate (uỷ quyền) hoạt động ngay bên trong tổ chức DAO. Dù vậy, như đã đề cập ở trên, để đảm bảo được tính phân quyền cho giải pháp này vẫn là không dễ dàng.

Dưới đây là một bảng tóm tắt các dạng voting hiện tại.

Lời giải cho bài toán thông tin

Song song với việc đảm bảo tính phi tập trung, các tổ chức DAO cũng cần duy trì độ minh bạch. Do đó, khâu truyền tải thông tin đến người dùng là vô cùng quan trọng. Llama là một trong số các dự án công bố bảng báo cáo dòng tiền ra vào nhằm giúp user có thể tiện theo dõi các hoạt động trên hệ thống.

Hướng giải quyết khác cho vấn đề này có thể là bằng các nền tảng Analytics, snapshot, giúp thông tin có thể dễ “đọc hiểu” hơn cho các cá nhân có vai trò trong tổ chức. Ví dụ như Etherscan hay Tally đang là các nền tảng hỗ trợ lựa chọn này.

Tạm kết

Vẫn còn rất nhiều khía cạnh thú vị cũng như là hết sức “rắc rối” xoay quanh các tổ chức DAO. Tuy nhiên trong bài viết này, bọn mình cũng xin chỉ dừng lại ở các vấn đề và giải pháp tiềm năng hiện tại. Hi vọng là bài viết trên đây đã mang lại những thông tin giá trị cho anh em.

Nếu anh em quan tâm đến những vấn đề chuyên sâu của thị trường DeFi, hãy tham gia cộng đồng Fomo Sapiens để cùng thảo luận với các admin coin68 nhé!!!

tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Add Comment