Điểm mặt 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2020 mới nhất

Chu kỳ kinh tế sẽ thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có những nền kinh tế đứng đầu, nắm giữ vai trò chủ chốt và kiểm soát hầu như toàn bộ nền kinh tế thế giới. Dưới đây sẽ là 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2020( Tính theo GDP) cho bạn tham khảo.

Mỹ

Mỹ luôn là cường quốc được nhắc tên đầu tiên trong top 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới qua các thời kỳ. Kể từ năm 1871, Mỹ đã khẳng định tiềm lực kinh tế và dẫn đầu với những ngành kinh tế chủ chốt như dầu mỏ, hàng không vũ trụ, hàng tiêu dùng, điện tử, hóa chất…

Hoa Kỳ

Theo thống kê, GDP danh nghĩa của Hoa Kỳ đạt 21,3 nghìn tỷ USD, GDP (PPP) đạt 21 nghìn tỷ USD. Hoa Kỳ thực hiện chiến lược hướng đến ngành dịch vụ là chủ yếu để thêm gần 80% GDP. Còn đối với các ngành sản xuất khác thì chỉ thêm khoảng 15% sản lượng mà thôi.

Lý do để Hoa Kỳ luôn giữ vững được vị trí đứng đầu trong nền kinh tế thế giới là bởi Hoa Kỳ có cơ sở hạ tầng hiện đại, máy móc thiết bị chuẩn chất lượng. Đối với các ngành công nghiệp xây dựng, hóa chất, điện tử…thì Hoa Kỳ luôn ứng dụng những công nghệ hàng đầu để mang đến hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ cũng được đánh giá là giàu có bậc nhất trên thế giới. Điều này cũng đóng góp một phần không nhỏ giúp Hoa Kỳ vươn lên là bá chủ nền kinh tế trong nhiều năm liên tiếp.

Trung Quốc

Nền kinh tế Trung Quốc đã có bước đột phá khi phá vỡ giới hạn của nền kinh tế cộng sản để vươn lên trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Từ năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành cải cách thị trường và có sự phát triển tài chính mỗi năm là 10%.

Đến năm 1980, Trung Quốc trở thành 1 trong 7 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới với GDP chiếm 305,35 tỷ USD. Tính cho đến thời điểm hiện tại, GDP danh nghĩa của Trung Quốc đạt 14,2 nghìn tỷ USD và GDP (PPP) đạt 27,3 nghìn tỷ USD. Theo nhiều dự đoán, tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2020 này có thể lên đến 5,9%.

Trung Quốc

Dự đoán trong năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt khoảng 37,06 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại và tỉ lệ dân số Trung Quốc khá đông nên tỷ lệ phần trăm GDP sẽ giảm xuống 10153 USD.

Nhật Bản

Thời kỳ thăng hoa nhất của nền kinh tế Nhật Bản đó chính là khoảng những năm 1960, 1970, 1980. Lúc này, nền kinh tế Nhật Bản được đánh giá ngang bằng với nền kinh tế của Trung Quốc.

Nhưng sau thời kỳ này, nền kinh tế Nhật Bản không có nhiều đột phá nữa mà sẽ ở mức dòng vốn ổn định nhờ vào chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng tại Nhật Bản. Ở thời điểm hiện tại, GDP của Nhật Bản ở mức 5,18 nghìn tỷ USD, GDP (PPP) ở mức 5,75 nghìn tỷ USD.

Đức

Cường quốc được gọi tên trong top 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới  năm 2020 đó chính là Đức. GDP danh nghĩa của Đức đạt 4 nghìn tỷ USD, GDP (PPP) đạt 4,356 nghìn tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 48, 264 USD.

Nước Đức

Để có được những thành tựu vượt bậc về kinh tế như hiện tại thì Đức đã tập trung cho việc sản xuất hàng hóa như sắt, thép, hóa chất, cung cấp các loại máy móc ô tô, thiết bị, công cụ lớn nhất thế giới. Đặc biệt, Đức đã mang đến công nghệ 4.0 tiên tiến nhằm duy trì sức mạnh sản xuất và hướng đến kế hoạch chiến lược phát triển quốc gia hàng đầu.

Ấn Độ

Xếp thứ 5 trong top 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2020 chính là Ấn Độ. GDP danh nghĩa của Ấn Độ đạt 2,972 nghìn tỷ USD, GDP (PPP) đạt 11,468 nghìn tỷ USD. Nếu như những năm trước, đồng Rupee giảm mạnh, số dư tài khoản vãng lai tăng cao và khả năng tăng trưởng công nghiệp yếu khiến Ấn Độ đối mặt với sự suy giảm phát triển kinh tế thì trong những năm gần đây, kinh tế Ấn Độ đã có những bước khởi sắc và tăng trưởng tài chính đã vượt mặt Trung Quốc.

Ấn Độ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ nhằm tăng thêm 30% cho nền kinh tế. Đầu vào nông nghiệp của Ấn Độ giảm xuống còn 47% nhưng vẫn được đánh giá cao và có tiềm năng phát triển hơn nhiều so với các nước phương Tây và thị trường mới nổi trên thế giới.

Anh

Anh đang nắm giữ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới  năm 2020. GDP danh nghĩa của Anh đạt 2,829 nghìn tỷ USD, GDP (PPP) đạt 3,128 nghìn tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 44,177 USD. Dự đoán đến năm 2023, GDP của Anh sẽ đạt khoảng 3,47 nghìn tỷ USD.

                                                              Nước Anh

Anh chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, sản xuất nhằm tăng trưởng GDP lên đến 75%. Tuy nhiên, những cuộc đàm phán Brexit của Anh và EU diễn ra cũng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của Anh trong thời gian tới vì sự không chắc chắn của Brexit.

Pháp

GDP danh nghĩa của Pháp đạt 2,761 nghìn tỷ USD, GDP (PPP) đạt 3,054 nghìn tỷ USD. Để có được thành tựu như ngày hôm nay thì Pháp luôn đầu tư cho ngành dịch vụ như sản xuất các ngành công nghiệp như ô tô, hàng không, mỹ phẩm…

Chưa kể, lực lượng lao động của Pháp có trình độ học vấn rất cao. Theo thống kê, Pháp là nước có số lượng sinh viên tốt nghiệp khoa học lớn nhất của châu Âu. Điều này đóng góp một phần lớn giúp Pháp vươn lên là cường quốc xếp thứ 7 trong top 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Ý

GDP danh nghĩa của Ý đạt 2,072 nghìn tỷ USD, GDP (PPP) đạt 2,394 nghìn tỷ USD. Trong năm 2012 – 2013, ngành công nghiệp của Ý đối mặt với những cơn co thắt 2,4% và 1,8% kết hợp với đó là tình hình bất ổn chính trị, trì trệ kinh tế khiến nền kinh tế Ý lao đao.

Đặc biệt, gánh nặng lao động không quá nổi bật, năng suất sụt giảm, nợ chính phủ cao, thâm hụt chính phủ 132% GDP, mức thất nghiệp ở 2 con số đã khiến cho sự tăng trưởng tài chính của Ý gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ vào khả năng xuất khẩu, tăng trưởng trong đầu tư và tạo mối quan hệ tài chính tốt đẹp với các nước láng giềng thì nền kinh tế của Ý đang có nhiều bước tiến triển tốt và xứng đáng xếp vị trí thứ 8 trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Brazil

Brazil đã có cuộc phục hồi kinh tế ngoạn mục sau cuộc suy thoái năm 2015 – 2016 và nền kinh tế tập trung chủ nghĩa xã hội trong năm 2018 để vươn lên vị trí thứ 9 trong nền kinh tế thế giới năm 2020.

Brazil

GDP danh nghĩa của Brazil ở mức 1,847 nghìn tỷ USD, GDP (PPP) ở mức 3,456 nghìn tỷ USD. Mặc dù Brazil nổi tiếng với các ngành dệt, xi măng, quặng sắt, thiếc nhưng những ngành công nghiệp này chỉ chiếm khoảng 6% trong tổng số GDP. Trong đó, ngành dịch vụ (72,8%) và ngành công nghiệp (21%) chiếm phần lớn trong tổng số GDP của Brazil.

Canada

Đứng cuối cùng trong danh sách 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2020 đó chính là Canada. GDP danh nghĩa của Canada đạt 1,82 nghìn tỷ USD, GDP (PPP) đạt 1,93 nghìn tỷ USD.

Từ năm 1999 – 2008, Canada đã là một trong số những nước có nền kinh tế vững mạnh với GDP hàng năm tăng trung bình gấp 2.9%. Đến năm 2009, Canada chịu ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế nhưng do có mối quan hệ tài chính với Hoa Kỳ nên Canada nhanh chóng lấy lại được phong độ và ổn định kinh tế.

Từ năm 2010 – 2013, nền kinh tế của Canada đã tăng khoảng 1,4% mỗi năm, đến năm 2019, con số này tăng lên 2,0% và dự kiến đến năm 2023, GDP của Canada sẽ ở mức 2,43 nghìn tỷ USD và giữ vững được vị trí trong top 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Trên đây là thông tin về 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2020 cho bạn tham khảo. Với tiềm lực kinh tế lớn mạnh của các cường quốc này thì việc ổn định kinh tế và giữ phong độ trong top 10 không phải là điều quá khó khăn.

Add Comment