Forex Trading Là Gì? Các Bước Trở Thành Forex Trader Chuyên Nghiệp

Khi tham gia vào thị trường forex, bạn trở thành một trader và các hoạt động giao dịch của bạn trên thị trường này được gọi là forex trading. Tuy nhiên, khái niệm trading hay forex trading hiện nay bị đẩy đi quá xa theo một hướng khá tiêu cực. Nhiều người bước chân vào thế giới forex với mong muốn kiếm tiền thật nhanh, thật nhiều nhưng không hiểu rõ bản chất thực sự của thị trường ngoại hối, lao vào đặt lệnh Buy – Sell như một vụ cá cược may rủi, tiền mất tật mang và cuối cùng chốt hạ “forex lừa đảo”.

Là một người mới, tham gia vào thị trường với thái độ nghiêm túc và tinh thần học hỏi, dùng kiến thức và kỹ năng của mình để mang về lợi nhuận thì các bạn phải là người cần hiểu rõ nhất bản chất thật sự của việc trading, về tiềm năng lợi nhuận hấp dẫn và cả những thách thức, rủi ro của thị trường này.

Forex trading là gì?

Forex là gì?

Để bắt đầu thì chúng ta sẽ cùng đi giải nghĩa thuật ngữ này. Forex là viết tắt của cụm từ Foreign Exchange, có nghĩa là trao đổi ngoại tệ hay ngoại hối. Thị trường ngoại hối (forex market) chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán các loại tiền tệ của các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Trước đây, chỉ có ngân hàng, tổ chức tín dụng, các công ty quỹ và các định chế tài chính khác mới được mua bán tiền tệ trên thị trường này. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin, thì hiện nay, các cá nhân nhỏ lẻ được phép tham gia vào thị trường thông qua nhà môi giới, gọi là forex broker.

Để tìm hiểu rõ hơn về forex, thị trường ngoại hối và nhà môi giới, các bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Forex trading là gì?

Tất cả các hoạt động mua bán trên thị trường ngoại hối được gọi là forex trading.

Hoạt động này có thể được giải thích rõ như sau: thông qua nhà môi giới, các bạn được cung cấp một trading account (tài khoản giao dịch) và một trading platform (phần mềm giao dịch). Sau khi nạp tiền vào tài khoản, các bạn có thể thực hiện việc mua – bán các loại tiền tệ, hay chính xác hơn là các cặp tiền tệ bằng việc đặt các lệnh Buy hoặc Sell.

Cách thức đặt lệnh và tính lợi nhuận, thua lỗ sẽ tuân theo đặc điểm của Hợp đồng CFDs – hình thức giao dịch chênh lệch giá trong forex: kỳ vọng giá lên thì đặt lệnh Buy, kỳ vọng giá xuống đặt lên Sell, chênh lệch giữa giá lúc mở và đóng lệnh sẽ là lợi nhuận hoặc thua lỗ mà bạn có được sau giao dịch đó.

  • Mua – Bán trong forex trading

Mua bán trong forex trading chỉ mang tính tương đối, mua một cặp tiền đồng nghĩa với việc bạn đang mua đồng tiền này và bán đồng tiền kia. Khi mua bạn sẽ được áp dụng giá Ask, ngược lại khi bán sẽ được khớp lệnh với giá Bid. Giá Ask luôn lớn hơn hoặc bằng giá Bid. Bạn có thể liên tưởng đến vấn đề này như việc bạn đi mua vàng, chủ tiệm vàng sẽ bán vàng cho bạn ở mức giá cao hơn so với mức giá mà họ thu mua lại vàng của bạn. Thì trong forex cũng thế, ở vị trí là một trader (tương tự như người đi mua vàng), giá khi mua sẽ luôn lớn hơn hoặc bằng với giá khi bán.

Chênh lệch giữa giá Bid và Ask được gọi là spread, đây cũng chính là một loại phí giao dịch mà bạn phải trả cho nhà môi giới.

Để hiểu rõ hơn về cách thức giao dịch trong forex, về các khái niệm liên quan đến forex, các bạn có thể tham khảo những bài viết sau đây:

Forex trader là gì?

Như đã nói ngay lúc đầu, khi tham gia vào thị trường forex, khi thực hiện các hoạt động mua bán các cặp tiền thì các bạn được gọi là một forex trader – nhà giao dịch forex.

Tuy nhiên, không phải chỉ cần bấm vào 2 nút Buy – Sell thì được gọi là trader mà một forex trader thực thụ phải làm nhiều hơn thế nữa. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này ở phần cuối của bài viết.

Bên cạnh đó, trader cũng được phân loại thành nhiều nhóm, nhiều trường phái khác nhau, việc xác định một hướng đi, một phong cách giao dịch cũng là việc làm hết sức quan trọng của một forex trader.

Tham khảo: Trader là gì?

Rủi ro khi tham gia forex trading

Thị trường forex luôn được quảng cáo là một thị trường đầy tiềm năng, mang lại lợi nhuận vô cùng hấp dẫn, điều đó đã thu hút rất nhiều người tham gia vào cuộc chơi này mà không lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. 

Đúng, thị trường forex thật sự rất tiềm năng, và đã có rất nhiều trader thành công khi mang về hàng triệu đô lợi nhuận. Nhưng! Forex không dành cho tất cả mọi người. Để biết được mình có phù hợp với thị trường này hay không, việc đầu tiên các bạn cần làm là đánh giá các rủi ro có thể gặp phải khi tham gia forex trading, từ đó xác định mức độ phù hợp của bản thân với lĩnh vực này.

Trong bài viết này, sanforex.com sẽ giúp các bạn đánh giá một số rủi ro thường gặp khi tham gia vào thị trường ngoại hối. Chúng tôi phân loại rủi ro thành 3 nhóm:

Rủi ro đến từ nhà môi giới – forex broker

Nhà môi giới là chủ thể trực tiếp cung cấp cho bạn những nền tảng, điều kiện để bạn có thể thực hiện được các hoạt động mua, bán trên thị trường.

Nhà môi giới sẽ quyết định đến chất lượng của platform, đến tính thanh khoản, đến các loại chi phí cần phải trả và các điều kiện giao dịch. Một platform “dởm” sẽ không thể cung cấp cho bạn các công cụ hỗ trợ phân tích, giao dịch tuyệt vời. Chi phí giao dịch cao sẽ làm giảm đi lợi nhuận tiềm năng của bạn. Các điều kiện giao dịch không cạnh tranh sẽ khó có thể phù hợp với nhu cầu đầu tư và nguồn vốn của bạn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều broker nhưng số lượng những sàn forex tốt lại rất ít. Chính vì thế, lựa chọn một broker uy tín, đáp ứng được nhu cầu giao dịch là việc làm rất quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của bạn trong cuộc chơi này.

Rủi ro đến từ thị trường

Trong bất kỳ một lĩnh vực đầu tư nào thì lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Đặc biệt là forex, lợi nhuận tiềm năng là vô cùng lớn thì bù lại rủi ro cũng sẽ vô cùng cao.

Giá trị của tiền tệ không đứng yên mà sẽ luôn luôn thay đổi và phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác nhau như kinh tế, tài chính, chính trị và các sự kiện thiên tai bất ngờ. Trong thị trường forex, tỷ giá các cặp tiền tệ sẽ liên tục thay đổi mỗi ngày, mỗi giờ, thậm chí mỗi giây. Nếu không có kiến thức và kinh nghiệm sẽ rất khó khăn trong việc dự đoán hướng đi của chúng. Hơn nữa, khi một sự kiện bất ngờ được công bố, tỷ giá của cặp tiền sẽ biến động theo hướng không thể lường trước được. Một trader thiếu kinh nghiệm sẽ rất khó khăn và gặp nhiều rủi ro hơn.

Rủi ro từ chính bản thân trader

Rủi ro xuất phát từ bản thân một trader có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có 3 nguyên nhân chính thường tồn tại ở các trader thất bại, đó là:

Không nghiêm túc

Khi bạn bước vào thế giới forex với tâm thế của người đang chơi một trò chơi may rủi thì chắc chắn bạn sẽ thất bại. Bạn lấy cơ sở nào để vào lệnh Buy hoặc Sell, bạn phân tích yếu tố nào để đưa đến kết luận về hướng đi của giá…nếu đơn giản chỉ là giao dịch theo cảm tính thì rủi ro sẽ rất lớn. Forex trading như một cái nghề, đặc biệt nó lại liên quan đến lĩnh vực tài chính, kinh tế thì đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian nghiên cứu và học hỏi hết sức nghiêm túc. Nếu không nghiêm túc, bạn sẽ rơi vào số đông hơn 95% những người thất bại trên thị trường này.

Thiếu kiến thức

Đầu tư forex không phải dễ, kiến thức trên thị trường này là vô tận và tinh thần học hỏi luôn tiếp thu những cái mới là vô cùng cần thiết đối với bất kỳ một trader nào, không riêng gì những trader mới. 

Để trở thành một forex trader thực thụ, bạn phải nắm hết tất cả những khái niệm cơ bản về forex, nghiên cứu những kiến thức về các phương pháp phân tích, về quản lý vốn và quản trị rủi ro. Nếu không có những kiến thức về phân tích, bạn sẽ không thể dự đoán chính xác hướng đi của thị trường. Không biết quản lý vốn sẽ khó có thể gia tăng lợi nhuận trong dài hạn và đặc biệt là nếu không có kiến thức quản trị rủi ro, tiền của bạn sẽ nhanh chóng bốc hơi khỏi tài khoản.

Một trong những nguyên nhân gây rủi ro cao khi giao dịch forex liên quan đến việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy quá cao. Lời mời gọi hết sức hấp dẫn từ một broker cung cấp tỷ lệ đòn bẩy lên đến 1:1000, thậm chí cao hơn sẽ rất dễ khiến các trader chúng ta rơi vào trạng thái “mờ mắt” với những con số lợi nhuận khổng lồ từ đòn bẩy mà không hề biết rằng đòn bẩy càng cao rủi ro càng lớn. Và rủi ro này chắc chắn xuất phát từ sự thiếu kiến thức, không có khả năng phân tích và nhận định vấn đề.

Thiếu kinh nghiệm

Rất hiếm một forex trader nào thành công ngay từ ban đầu. Họ phải qua rất nhiều lần thất bại và chính những lần thất bại đó đã mang đến cho họ những bài học hữu ích và những kinh nghiệm thực chiến vô cùng quý báu.

Nếu thiếu kinh nghiệm, các bạn sẽ không đủ bản lĩnh để đối phó và phản ứng kịp với những biến động lớn từ thị trường. Không có kinh nghiệm, các bạn sẽ dễ bị cảm xúc chi phối và rơi vào trạng thái chán nản khi quá nhiều lần thất bại.

Chính vì thế, nếu xác định tham gia vào thị trường này, các bạn phải xem forex trading như một nghề nghiệp, một công việc mang lại thu nhập chứ không phải một trò chơi. Và đã là cái nghề thì đòi hỏi phải ngày càng tiến bộ hơn trong lĩnh vực đó, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm đủ nhiều thì mới hy vọng thành công. 

Các bước trở thành forex trader chuyên nghiệp

Như đã nói ở phần đầu tiên, một trader thực thụ không đơn giản chỉ là việc ngồi trên máy tính rồi ấn nút Sell hoặc Buy là có thể “hái ra tiền”. Đã có rất nhiều forex trader thành công nhưng cũng không ít người thất bại. Điều quan trọng là chuẩn bị một hành trang thật vững chắc và biến những thất bại thành kinh nghiệm. Đó mới thực sự là một trader chuyên nghiệp.

Quy trình biến một “amateur trader” thành một “professional trader” đòi hỏi phải trải qua rất nhiều bước và mất khá nhiều thời gian. Quan trọng là ở sự nỗ lực của mỗi người mà khoảng thời gian đó được rút ngắn hay sẽ dài hơn.

Chúng tôi gọi quy trình này là quy trình 5 bước dẫn đến thành công:

Bước 1: Đầu tư kiến thức

Cho dù bạn đầu tư forex, chứng khoán, kinh doanh, bất động sản… hay bất kỳ một lĩnh vực nào cũng đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức. Có kiến thức mới đủ sáng suốt để lựa chọn được sàn forex uy tín, có kiến thức mới có thể phân tích và thực hiện các giao dịch trên thị trường. Bước đầu tiên trở thành trader luôn cần những kiến thức cơ bản, là nền tảng để bắt đầu gia nhập thị trường. Trong quá trình đầu tư, cần học hỏi và tích lũy thêm nhiều kiến thức chuyên sâu hơn. Đầu tư cho kiến thức luôn là sự đầu tư khôn ngoan nhất.

Bước 2: Bớt tham vọng

Forex trading mang lại nhiều lợi nhuận tiềm năng nhưng cũng vô cùng thách thức. Hầu như không có hoặc rất hiếm trader nào thành công ngay từ ban đầu. Đừng mạo hiểm và quá tự tin vào bản thân vì điều này sẽ khiến bạn mất hết chỉ vừa mới bắt đầu.

Đặt kỳ vọng lợi nhuận quá cao là “con dao” giết chết trader. Mục tiêu lợi nhuận cao chỉ khiến cho trader càng thêm áp lực. Họ sẽ giao dịch với khối lượng lớn hoặc đặt thật nhiều lệnh để mau chóng đạt được lợi nhuận mục tiêu. Bạn biết đấy, điều này thật nguy hiểm!

Một trader thành công có thể không đặt lệnh trong vòng vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng và chỉ giao dịch khi thật sự thấy được cơ hội tiềm năng. Họ không áp đặt bản thân phải tạo ra lợi nhuận mỗi ngày hay trong một khoảng thời gian nhất định.

Bước 3: Định hình phong cách và xây dựng chiến lược đầu tư cụ thể

Có rất nhiều trader phải mất đến vài tháng, thậm chí vài năm mới xác định được bản thân mình phù hợp với phong cách giao dịch nào.

Một forex trader sẽ xây dựng phong cách giao dịch dựa vào khả năng, thế mạnh, sở thích, mục tiêu đầu tư và đặc biệt là bản tính của trader đó. Chỉ khi lựa chọn được phong cách phù hợp thì trader mới đủ ý chí để luôn tuân thủ những nguyên tắc mà mình đã đề ra. 

Định hình được phong cách thì việc quan trọng tiếp theo cần làm là xây dựng chiến lược đầu tư cụ thể. Chiến lược đơn giản chỉ là việc các bạn lập kế hoạch giao dịch để đạt được một mục tiêu nhất định, trong đó bao gồm cụ thể các công việc mà bạn phải làm, các phương pháp, công cụ phân tích bạn sử dụng, phương pháp quản lý vốn, quản lý rủi ro… Và quan trọng nhất là phải luôn theo dõi và kiểm soát chiến lược thường xuyên để kịp thời phản ứng trước những biến động lớn từ thị trường.

Bước 4: Kiểm soát tốt cảm xúc

Có rất nhiều người xem forex trading như một trò chơi, một vụ cá cược “hên xui may rủi”, để rồi khi thất bại lại đâm ra chán nản. Hoặc một trader thật sự nghiêm túc với nghề, thường xuyên thua lỗ cũng rơi vào trạng thái chán nản. Đây là một cảm xúc rất tiêu cực và nguy hiểm trong forex trading.

Nếu tâm trạng không tốt, không nên giao dịch. Nếu quá hưng phấn cũng không nên giao dịch. Điều này có thể khiến bạn thua lỗ nhiều hơn. Đặc biệt là tâm lý háo thắng khi đang liên tiếp “ăn” nhiều lệnh hay tâm lý “gỡ gạc” khi đã thua nhiều lệnh sẽ dễ khiến các trader mạnh tay hơn nữa, mà càng mạnh tay thì càng dễ thua.

Trên con đường trở thành trader chuyên nghiệp không thể thiếu sự điều tiết và kiểm soát cảm xúc. Đừng e dè khi vào lệnh, phải quyết đoán nhưng không quá tự tin. Cảm xúc là trở ngại lớn nhất khiến bạn phải dừng chân trên thị trường này.

Bước 5: Kiên trì

Mặc dù là bước cuối cùng của quy trình trở thành một trader chuyên nghiệp nhưng tính kiên trì phải luôn có mặt ở tất cả các bước trong quy trình này. Thứ nhất, đầu tư kiến thức cần sự kiên trì. Kiến thức forex là vô tận, không phải ngày một ngày hai là các bạn đã nắm được tất cả những vấn đề liên quan đến thị trường này. Thứ hai, không phải ai cũng định hình được phong cách giao dịch ngay từ đầu, đừng vì quá nôn nóng và lựa chọn một phong cách, chiến lược không phù hợp, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để bắt đầu lại. Thứ ba, tính kiên trì sẽ giúp bạn ngừng kỳ vọng quá cao. Và cuối cùng, kiên trì là vũ khí lợi hại để quản lý tốt cảm xúc khi giao dịch.

Quy trình 5 bước trở thành một trader chuyên nghiệp không chỉ được áp dụng trong forex trading mà có thể phù hợp với bất kỳ một lĩnh vực nào, nếu các bạn có mong muốn trở thành “expert” trong lĩnh vực đó.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nhìn nhận một cách đúng hơn về cái nghề forex trading, những rủi ro có thể gặp phải và các bước trở thành một forex trader chuyên nghiệp. Nếu cảm thấy cái nghề này thật sự phù hợp với mình thì đừng chần chừ, hãy bắt tay ngay vào việc chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

Add Comment