Góc nhìn của chuyên gia: Sự thật về lĩnh vực tiền điện tử và Blockchain tại Trung Quốc (P2)

xin được tiếp tục gửi đến quý độc giả phần còn lại của bài viết “Góc nhìn của chuyên gia: Sự thật về lĩnh vực tiền điện tử và Blockchain tại Trung Quốc” của tác giả Ngô Hoàng Quyền. Bạn đọc có thể xem lại phần 1 tại đây:

Bảng xếp hạng tiền điện tử của chính phủ

Góc nhìn của chuyên gia: Sự thật về lĩnh vực tiền điện tử và Blockchain tại Trung Quốc (P2)
Thật mâu thuẫn khi đã cấm giao dịch và tổ chức ICO song Trung Quốc hàng tháng vẫn công bố bảng xếp hạng đánh giá tiền điện tử của mình

Trung Quốc đã cấm gần như tất cả các hoạt động tiền điện tử, từ khai thác đến giao dịch. Bất kể đó là Bitcoin hay ICO, tất cả các hoạt động liên quan đến crypto, ngay cả giới thiệu và quảng bá tiền điện tử đều không được phép ở Trung Quốc vào thời điểm này.

Do đó, nhiều nhà đầu tư cảm thấy việc chính phủ Trung Quốc phát hành bảng xếp hạng các dự án tiền điện tử là rất kỳ quặc. Bộ Thông Tin & Phát Triển Công Nghệ Trung Quốc (CCID) đã công bố bảng xếp hạng đầu tiên vào ngày 17 tháng 5 năm 2018, trong đó nêu đích danh Ethereum là dự án Blockchain toàn diện hàng đầu. Mỗi tháng, CCID cập nhật các thứ hạng này để phản ánh những thay đổi trong hệ sinh thái Blockchain.

Mặc dù không công khai phương pháp được dùng để tính điểm số, nhưng CCID chia điểm số theo ba hạng: công nghệ, ứng dụng và tính đột phá.

–  Công nghệ: Đánh giá nền tảng kỹ thuật của dự án và xem xét đội đã thực hiện ý tưởng một cách an toàn và hiệu quả hay chưa.

–  Ứng dụng: Đánh giá tính hữu ích của nền tảng cho các trường hợp sử dụng trong thế giới thực và sự tương tác với các tập đoàn lớn, chính phủ, …

 – Tính đột phá: Đánh giá tính sáng tạo của dự án và mức độ vượt trội so với hệ thống hiện tại nếu dự án được triển khai thành công.

Sự xuất hiện của bảng xếp hạng các dự án điện tử chỉ ra rằng chính phủ Trung Quốc đang theo dõi hệ sinh thái Blockchain rất sát sao. Blockchain có thể truy xuất nguồn gốc cho các giao dịch. Nó cũng rất an toàn. Vì những lý do đó, chính phủ Trung Quốc quan tâm đến Blockchain như một công nghệ để theo dõi, bảo mật và kiểm soát tốt hơn cho nền kinh tế Trung Quốc.

Có vẻ như chính phủ không muốn cấm Blockchain hoàn toàn mà thực sự muốn khai thác và kiểm soát sức mạnh của nó. Bằng cách hạn chế quyền truy cập Blockchain của người dân Trung Quốc và chiết lọc thông tin về Blockchain, chính phủ có thể quyết định tiến bộ công nghệ này được triển khai theo cách thức nào.

Mục tiêu sau cùng chính là để Blockchain phục vụ lợi ích của chính phủ Trung Quốc. Mặc dù mối quan tâm của chính phủ và đặc tính của Blockchain là trái ngược nhau, nhưng điều đó vẫn không ngăn cản chính phủ đầu tư mạnh mẽ vào blockchain như là một phương pháp mới cho bảo mật, kiểm soát nền kinh tế Trung Quốc.

Chính phủ lạc quan vào tiềm năng của Blockchain

Góc nhìn của chuyên gia: Sự thật về lĩnh vực tiền điện tử và Blockchain tại Trung Quốc (P2)
Chính quyền Trung Quốc không hề che giấu tham vọng trở thành cường quốc Blockchain trong tương lai không xa

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự lạc quan của chính phủ Trung Quốc về tương lai của công nghệ Blockchain. Một phóng sự đặc biệt được chiếu trên truyền hình nhà nước mới đây từng tuyên bố rằng Blockchain sẽ là cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế toàn cầu trong tương lai. Chương trình truyền hình này cũng xác nhận rằng Blockchain “có giá trị gấp mười lần Internet”. Giới quan chức sử dụng phương tiện truyền thông để thông báo cho công chúng về Blockchain cho thấy rằng Trung Quốc đang dự kiến Blockchain sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của đất nước.

Việc Trung Quốc muốn thống trị lĩnh vực Blockchain đã không phải là một bí mật. Nhà nước công khai tài trợ các sáng chế liên quan đến Blockchain cho các tổ chức chính phủ và các công ty tư nhân. Đảng Cộng Sản thậm chí còn liệt kê sự phát triển Blockchain vào trong kế hoạch 5 năm tới. Cấp chính quyền cấp tỉnh và thành phố, các quan chức Trung Quốc đang ưu tiên Blockchain. Hàng Châu – thành phố quê hương của Alibaba với 9,5 triệu cư dân, đã hỗ trợ 1,6 tỷ đô la cho các công ty Blockchain và thành lập Khu công nghiệp Blockchain Hàng Châu. Thâm Quyến, trung tâm sản xuất công nghệ lớn nhất Trung Quốc, đã tài trợ 79 triệu đô la cho tất cả các công ty Blockchain có trụ sở trong thành phố.

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC), ngân hàng trung ương, hiện đang phát triển một loại tiền kỹ thuật số dựa trên nền tảng Blockchain. Nếu được thực hiện, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ dựa vào một sổ cái Blockchain cho các giao dịch liên ngân hàng. Ngân hàng quốc gia sẽ lưu hành tiền như một Blockchain khép kín, đảm bảo vai trò kiểm soát của nhà nước về chính sách tiền tệ trong khi gặt hái những lợi ích về tính khả dụng và hiệu quả của Blockchain. Tiền kỹ thuật số có khả năng theo dõi cao, cho phép chính phủ giám sát việc sử dụng, giảm gian lận, hàng giả và rửa tiền. Các giao dịch quy mô nhỏ đã được thử nghiệm với số lượng hạn chế.

Blockchain sẽ cung cấp cho chính phủ Trung Quốc quyền truy cập vào tất cả các thông tin về hoạt động kinh tế diễn ra trong nước. Ngoài ra, tùy thuộc vào sự đồng thuận đạt được trong Blockchain, nó có thể cho phép chính phủ thao túng giao dịch và tiền tệ theo ý muốn. Với cơ sở dữ liệu tập trung ,ngân hàng trung ương Trung Quốc (và nhiều quốc gia khác) đã luôn hoạt động theo cách này. Điều này có thể sẽ khó hơn khi Blockchain luôn tạo ra một hồ sơ bất biến về các giao dịch và gần như ko thể che giấu.

Rõ ràng là chính phủ Trung Quốc thấy tiềm năng to lớn của Blockchain. Thống trị ngành công nghiệp blockchain sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Trung Quốc. Điều này cũng sẽ tăng sức mạnh chính trị của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới.

Bằng việc dẫn đầu phát triển, sản xuất, ứng dụng nền tảng Blockchain, Trung Quốc chắc chắn sẽ là một cường quốc hùng mạnh trong vài thập kỷ tiếp theo.

Các tập đoàn đầu tư mạnh vào tiền điện tử

Góc nhìn của chuyên gia: Sự thật về lĩnh vực tiền điện tử và Blockchain tại Trung Quốc (P2)
Không chỉ chính quyền, các tập đoàn hàng đầu Trung Quốc cũng đang ra sức phát triển Blockchain

Các tập đoàn lớn của Trung Quốc cũng quan tâm và đầu tư mạnh vào Blockchain. Alibaba, công ty lớn thứ hai của Trung Quốc, đã nộp 43 bằng sáng chế quốc tế liên quan đến những công nghệ Blockchain khác nhau trong suốt năm 2017. Các công ty của Trung Quốc đã nộp hơn 200 bằng sáng chế quốc tế cho các ứng dụng Blockchain. Gần gấp đôi bằng sáng chế của quốc gia đứng thứ hai, Hoa Kỳ với 91 bằng sáng chế.

Các công ty con của Alibaba đang áp dụng Blockchain vào trong quản lý chuỗi cung ứng, chứng nhận nhập khẩu và quản lý dữ liệu.

JD.com, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, đã sử dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng thực phẩm của họ. Các mã Blockchain cho phép JD.com theo dõi quy trình của từng sản phẩm, từ cơ sở sản xuất, cho tới kho hàng, thậm chí đến tận cửa nhà khách hàng, thông qua một hệ thống tích hợp.

Tencent, công ty lớn nhất Trung Quốc và là công ty lớn thứ năm trên thế giới, gần đây đã bắt đầu nghiên cứu phát triển Blockchain. Tencent đã xuất bản một sách trắng vào đầu năm nay về việc thực hiện một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, cho việc quản lý hàng hóa và ngăn chặn giả mạo.

Xu hướng phát triển Blockchain của doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Dựa vào việc, hai công ty lớn nhất của Trung Quốc đang tiên phong mở đường, một tương lai tươi sáng đang chờ đón Trung Quốc. Chắc chắn, quốc gia này sẽ tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh của mình với các ứng dụng Blockchain. Lợi thế đó có biến Trung Quốc trở thành một cường quốc công nghệ Blockchain. Tài năng, tài nguyên và nền tảng sẽ được tích lũy và xây dựng dần theo năm tháng.

Tại thời điểm này, Trung Quốc cũng là nơi có những dự án Blockchain hàng đầu thế giới. NEO, QTUM và VeChain, là một trong số những tiền điện tử cực kỳ tiềm năng hiện nay, và đều xuất xứ từ Trung Quốc. Việc bị hạn chế giao dịch tài sản của các công ty này ở Trung Quốc đã buộc họ phải mở rộng tới những nơi khác để vận hành và sử dụng tài sản. Tuy nhiên, đội ngũ đứng sau các dự án này đều do chính quyền Trung Quốc lãnh đạo và sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc trong các quyết định của họ, Trung Quốc sẽ được gia tăng quyền lực vào việc lãnh đạo kinh tế và chính trị trong khu vực.

Liệu Trung Quốc có phải là trung tâm Blockchain trong tương lai?

Rất rõ ràng, các mục tiêu Trung Quốc nhắm tới cho Blockchain không phải là sự phi tập trung. Trung Quốc mong muốn sớm thống trị việc phát triển, nghiên cứu công nghệ Blockchain. Thông qua đó quốc gia này sẽ đạt được quyền kiểm soát, quyền lực lớn hơn đối với các dịch vụ và nền tảng được xây dựng trên các Blockchain Trung Quốc khép kín. Đây là một mâu thuẫn rất lớn so với tôn chỉ “minh bạch” và “phi tập trung” của phần lớn cộng đồng Blockchain.

Song song với việc ban hành các lệnh cấm đối với tiền điện tử, Trung Quốc vẫn không ngừng thực hiện đầu tư chiến lược vào các dự án Blockchain. Đây chính là nỗ lực của Trung Quốc nhằm tối đa hóa sự kiểm soát đối với hệ sinh thái Blockchain, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Chính phủ đã cố tình “cộp mác” tiền điện tử như là một ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, đánh đồng chúng như một loại hình lừa đảo, gian lận. Mặt khác, chính phủ cũng nhận ra rằng tiềm năng của Blockchain là rất lớn, có thể hình thành nền tảng của nền kinh tế trong tương lai. Chính vì vậy, Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp Blockchain vào những năm tới.

Hết.

Xin được trân trọng cảm ơn tác giả Ngô Hoàng Quyền  chuyên gia Blockchain, CEO Công ty CP Công nghệ Orient Việt – đã gửi bài viết phân tích chuyên sâu này về cho .

Quý độc giả muốn chia sẻ góc nhìn, kinh nghiệm, tâm sự của bản thân về lĩnh vực tiền điện tử và Blockchain có thể liên hệ với Ban biên tập của thông qua:

Email: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/tintuccoin68/

Add Comment