Injective Protocol (INJ) là gì? Dự án tiếp theo xuất hiện trên Binance Launchpad có gì đặc biệt?

Sau thành công của Launchpad gần nhất là Alpha Finance Lab, Binance ngay lập tức triển khai dự án mới nhất với tên gọi Injective Protocol. Vậy cái tên sắp xuất hiện trên Binance Launchpad lần này có điểm gì đáng thu hút, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Injective Protocol (INJ) là gì? Dự án tiếp theo xuất hiện trên Binance Launchpad có gì đặc biệt?
Injective Protocol (INJ) là gì? Dự án tiếp theo xuất hiện trên Binance Launchpad có gì đặc biệt?

Injective Protocol (INJ) là gì?

Injective Protocol là giao thức DeFi hỗ trợ giao dịch liên chuỗi các sản phẩm phái sinh như Perpertual Swap, Futures hay giao dịch Spot. Nền tảng sử dụng cả hệ thống của Ethereum và Cosmos nhằm có thể giảm tối đa lượng phí gas tiêu tốn.

Điểm đặc trưng của Injective Protocol là gì?

Giải pháp giao dịch phái sinh phi tập trung trên layer 2: Injective hỗ trợ giao dịch tốc độ cao với phí gas thấp.

Nhiều thị trường hỗ trợ: Nền tảng hỗ trợ nhiều cơ hội giao dịch mà các sàn khác chưa có.

Cơ chế Liquidity mining: Cộng đồng của Injective có thể tham gia liquidity mining, vốn được xây dựng trực tiếp trên nền tảng của mạng lưới.

Cấu trúc sản phẩm của Injective Protocol (INJ)

Injective Protocol bao gồm 4 thành phần chính là: Injective Chain, Smart Contract, API Node và giao diện người dùng.

Hệ thống vận hành của giao thức Injective Protocol
Hệ thống vận hành của giao thức Injective Protocol

Injective Chain

Sidechain phi tập trung với công năng như một nền tảng giao dịch phái sinh ở layer 2. Phần này cũng bao gồm các sổ lệnh, Hệ thống điều phối giao dịch (TEC) và môi trường máy ảo EVM.

Smart contract của Injective trên Ethereum

Gồm hợp đồng staking, hệ thống xử lý giao dịch phái sinh, hợp đồng futures của Injective, cầu nối Injective và hợp đồng token Injective.

Node Injective API

Phần này thì được chia thành 2 mảng nhỏ hơn là hệ thống xử lý giao dịch và lớp data.

Giao diện người dùng của Injective

Cuối cùng là lớp giao diện cho phép người dùng có thể tương tác trực tiếp với hạ tầng.

Token INJ có thể dùng làm gì?

  • Quản trị hệ thống: người nắm giữ token INJ có thể tham gia quyết định những thay đổi trên sidechain của Injective, bao gồm hệ thống giao dịch phái sinh, các thông số giao dịch và nâng cấp giao thức thông qua cấu trúc DAO.
  • Trả phí giao dịch: Đáng chú ý, khoản phí này sẽ được buy back để tiến hành burn, nhằm giúp bảo vệ giá trị cho token trong dài hạn.
  • Bảo chứng cho phái sinh: Token này có thể được sử dụng như một giải pháp thay thế cho stablecoin. Ngoài ra, tài sản này còn được dùng để bảo chứng cho các giao dịch phái sinh.
  • Khuyến khích sự tham gia vào mạng lưới: Hệ thống sẽ tiến hành xây dựng cơ chế liquidity mining và INJ sẽ là hạt nhân chính để thúc đẩy cộng đồng tích cực tham gia.

Tỷ lệ phân bổ và thông tin về Launchpad

Dưới đây là phân bổ token của INJ:

  • Binance Launchpad Sale: 9%
  • Seed Sale: 6%
  • Private Sale: 16,67%
  • Đội ngũ: 20%
  • Cố vấn: 2%
  • Phát triển hệ sinh thái: 36,33%
  • Phát triển cộng đồng: 10%

Thông tin về Launchpad cho Injective Protocol cụ thể như sau:

  • Phân bố cho Launchpad: 9.000.000 INJ
  • Giá bán Launchpad: 0.4 USD/INJ
  • Ngày diễn ra Launchpad: 19/10/2020

Roadmap trong thời gian tới

Q4/2020

  • Triển khai testnet V1.
  • Triển khai token ERC-20

Q1/2021

  • Triển khai testnet V2.
  • Công bố Mô hình Khuyến khích Staking và cầu nối với Ethereum.

Q2/2021

  • Triển khai mainnet V1.
  • Xây dựng cầu nối với nhiều blockchain khác
  • Triển khai mô hình liquidity farming.

Q3/2021

  • Triển khai 10 cặp giao dịch swap và futures
  • Triển khai hoạt động yield trên nhiều chain liên kết.

Q4/2021

  • Triển khai cơ chế quản trị DAO cho cộng đồng
  • Triển khai staking pools và quỹ bảo hiểm.

Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua những nét chính của Injective Protocol (INJ). Lưu ý, bài viết trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư anh em nhé.

Add Comment