Lightning Labs gọi vốn 10 triệu USD, tham vọng trở thành “Visa” của mạng lưới Bitcoin

Lightning Labs – đội ngũ phát triển đứng đằng sau giải pháp Lightning Network cho Bitcoin – vừa kiếm được 10 triệu USD từ vòng gọi vốn với sự tham gia của nhiều hàng đầu tư có tên tuổi như Ribbit Capital, RRE Ventures, Slow Ventures…

Lightning Labs gọi vốn 10 triệu USD, tham vọng trở thành “Visa” của mạng lưới Bitcoin
Lightning Labs gọi vốn 10 triệu USD, tham vọng trở thành “Visa” của mạng lưới Bitcoin

Bên cạnh tin tức trên, công ty công nghệ có trụ sở tại San Francisco này còn công bố triển khai phiên bản beta cho Lightning Loop – ứng dụng tài chính đầu tiên của họ. Trong những năm vừa qua, Lightning Labs chủ yếu chỉ tập trung phát triển phần mềm ứng dụng cho Lightning Network, triển khai app trên máy tính và thiết bị di động. Giờ đây, công ty này đã sẵn sàng mở rộng hoạt động sang những mảng mới với bước đi đầu tiên là thông qua Lightning Loop.

CEO Lightning Labs Elizabeth Stark phát biểu:

“Chúng tôi đang xây dựng một mô hình kinh doanh thật sự với khách hàng và nguồn thu thực, và chúng tôi muốn giải quyết những vấn đề thực tế cho người dùng thực. Số tiền mới kêu gọi sẽ được dùng để gia tăng đội ngũ phát triển và mở rộng kinh doanh.”

Lightning Loop hoạt động như thế nào?

Lightning Loop là một dịch vụ chuyển tiền phi lưu ký thông qua Lightning Network – giao thức mở rộng quy mô tầng thứ hai được phát triển trên blockchain Bitcoin – và cả bản thân mạng lưới Bitcoin. Ứng dụng này lần đầu được triển khai thử nghiệm alpha vào tháng 03/2019.

Hiện tại, nếu giao dịch trên kênh của Lightning Network, số lượng BTC tối đa người dùng có thể gửi và nhận sẽ bị giới hạn bởi số lượng Bitcoin họ nạp vào ở thời điểm tạo kênh ban đầu. Để gửi số tiền lớn hơn, người dùng không còn cách nào khác ngoài lập thêm kênh mới.

Thông qua Submarine Swaps, một cơ chế được Lightning Labs phát triển để cho phép hoán đổi phân tử từ on-chain sang off-chain, Lightning Loop cho phép người dùng chuyển Bitcoin ra khỏi kênh Lightning lên blockchain Bitcoin để giải phóng không gian kênh và nhận thêm tiền. Tương tự, người dùng cũng có thể chuyển BTC on-chain từ các ví hay sàn giao dịch về lại kênh Lightning.

“Đây chính là yếu tố thanh khoản mà Lightning đang cần, vậy nên Loop sẽ giúp các startup và công ty phân bổ tiền lên Lightning một cách hiệu quả,” bà Stark nói thêm.

Dù chưa đi vào sử dụng đại trà, thế nhưng Lightning Loop đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, điển hình là startup e-commerce mang tên Fold. Bên cạnh đó, đã có khoảng 30 công ty tích hợp giải pháp phần mềm của Lightning Labs.

Sẽ còn có thêm nhiều ứng dụng khác từ Lightning

Lightning Loop không phải là ứng dụng duy nhất đang được phát triển trên Lightning. Hồi tuần trước, nhà cung cấp ví Lightning là Zap đã cho ra mắt Strike, một ứng dụng di động cho phép người dùng mua Bitcoin bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.

Cùng lúc đó, một startup về Lightning khác là OpenNode thì hỗ trợ API cho người dùng muốn mua hàng online thông qua mạng lưới này.

Nhiều sàn giao dịch tiền điện tử như Bitfinex, BitMEX và Bitstamp cũng đã bày tỏ sự quan tâm dành cho Lightning. Theo BitMEX Research, khoảng 72% trong tổng số 50.000 kênh giao dịch trên Lightning Network đang là công khai.

Theo TheBlockCrypto

Có thể bạn quan tâm:

Lightning Labs gọi vốn 10 triệu USD, tham vọng trở thành “Visa” của mạng lưới Bitcoin

5 (100%) 1 bình chọn

Add Comment