Lớp giao dịch 101: Chỉ báo dao động Stochastic và cách xác định đà biến đổi của giá

Tuy có nhiều công cụ có thể giúp bạn phân tích thị trường, cái mà thường bị xem nhẹ có tên gọi là Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator).

Lớp giao dịch 101: Chỉ báo dao động Stochastic và cách xác định đà biến đổi của giá
.

Bạn có thể đã nghe về các chỉ báo sớm (leading indicator) hoặc chỉ báo trễ (lagging indicator). Có thể bạn bè của bạn đã ba phải về các thuật ngữ như phân kỳ tăng hoặc giảm, trạng thái quá bán hay quá mua và các tín hiệu nào bạn nên để ý để có thể vào ra thị trường một cách hợp lý.

Tuy có nhiều công cụ có thể giúp bạn phân tích thị trường, cái mà thường bị xem nhẹ có tên gọi là Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator).

Hoàn toàn độc lập với thế giới Blockchain, Stochastic là một chỉ báo động lực kết hợp giá đóng cửa một loại tài sản với khoảng đỉnh-đáy của nó trong một khung thời gian nhất định. Tuyệt vời hơn nữa, nó vẫn sẽ hoạt động hiệu quả bất chấp mức độ biến động, kể cả đối với thị trường có tốc độ thay đổi chóng mặt như tiền điện tử.

Mỗi chỉ báo Stochastic sử dụng hai đường, % K và %D. Có hai đường Stochastic: Slow Stochastic và Fast Stochastic. Sự khác biệt của hai đường này được thể hiện ở cách tính hai đường %K và %D. Đường Slow Stochastic chậm và nhẵn hơn đường Fast Stochastic.

Trước tiên, chỉ báo này hoạt động theo công thức:

Slow %K= 100 [Tổng (C – L14) của %K Slowing Period / Tổng (H14 – L14) của %K Slowing Period]
Slow %D = SMA của Slow %K

Trong đó:

• C = mức giá đóng cửa gần đây nhất

• L14 = mức đáy thấp nhất trong 14 phiên gần nhất

• H14 = mức đỉnh cao nhất trong 14 phiên gần nhất

• %K Slowing Period = 3.

Nếu không hiểu thì cũng không sao, bởi trader tiền số không cần bận tâm đến phần tính toán bởi các nền tảng giao dịch và phần mềm vẽ đồ thị giờ đã toàn có thể xử lí các công thức phức tạp và tổng hợp nên một Chỉ báo dao động Stochastic, như có thể thấy ở hình minh hoạ phía dưới.

Tất cả những gì bạn cần nắm vững là cách sử dụng chỉ báo này để tối đa hoá lợi ích cho bản thân.

Cách đọc chỉ báo Stochastic Oscillator

Lớp giao dịch 101: Chỉ báo dao động Stochastic và cách xác định đà biến đổi của giá

Về cơ bản thì chỉ báo này có khung biến động từ 0 đến 100. Khu vực ở trên mức 80 đại diện cho trạng thái overbought (quá mua), còn khu vực ở dưới 20 là trạng thái oversold (quá mua).

Do đó, các đợt tăng trưởng giá thường hết động lực khi Stochastic đi vào vùng overbought. Ngược lại, khi Stochastic trả về kết quả oversold thì trader có thể phần nào an tâm đây chính là dấu hiệu cho thấy quá trình mất giá đã đến điểm ngừng lại.

Chưa hết, các tín hiệu cảnh báo đảo chiều xu hướng xuất hiện khi đường %K (màu xanh) và đường %D (màu đỏ) giao nhau trong khu vực overbought (trên 80.00) hoặc oversold (dưới 20.00).

– Tín hiệu mua vào: đường %K cắt đường %D từ phía dưới lên trong khu vực oversold.

– Tín hiệu bán ra: đường %K cắt đường %D từ phía trên xuống trong khu vực overbought.

Cụ thể, hãy cùng nhau phân tích một ví dụ ngoài đời thật.

Lớp giao dịch 101: Chỉ báo dao động Stochastic và cách xác định đà biến đổi của giá

Biểu đồ phía trên, với giá BTC/USD lấy từ sàn Bitfinex, cho thấy:

Bitcoin đã giảm đến 11% sau khi Stochastic trả về tín hiệu bán ra vào ngày 09/06. Sau đó, BTC lại tăng hơn 8% khi chỉ báo dao động thể hiện tính hiệu mua vào hồi ngày 29/06.

Xin lưu ý là Chỉ báo dao động Stochastic thường sẽ hoạt động tốt hơn với các khung giao dịch dài hạn và xu hướng chậm biến động.

Stochastic: một chỉ báo sớm

Dù vậy, Stochastic chỉ là một trong số rất nhiều công cụ dùng trong phân tích kỹ thuật.

Điểm khác biệt giữa một chỉ báo sớm như là Stochastic hay Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) với các chỉ báo trễ như Đường trung bình động (MA) hay Dải Bollinger nằm ở chỗ chỉ báo sớm thì thay đổi trước biến động giá, trong khi chỉ báo trễ thì thay đổi theo biến dộng giá.

Cách sử dụng của chúng cũng khác biệt tuỳ vào giai đoạn có thay đổi xu hướng hoặc xu hướng giá ít biến đổi, bởi vì những chỉ báo trễ thường tập trung dự báo xu hướng biến động và ít cho thấy tín hiệu mua vào/bán ra hơn là các người bạn đi trước của chúng.

Lớp giao dịch 101: Lí giải về bull flag và bear flag – – Tin tức bitcoin, blockchain, tiền điện tử mỗi ngày

Khi nói đến làm giàu từ giao dịch giá trị tài sản, thì xu hướng giá chính là người bạn thân nhất của mỗi trader. Tuy nhiên, việc xác định xu hướng giá khi nó mới chỉ ở trong giai đoạn chớm nở là một thách thức thật sự, và bám theo cùng với nó cho đến khi đạt đỉnh thậm chí còn gian lao vất vả hơn thế nữa.

Theo CoinDesk

Add Comment