Mạng lưới Ethereum sôi nổi trở lại, phí giao dịch tăng mạnh có khiến hệ thống gặp rủi ro tắc nghẽn?

Theo báo cáo mới nhất từ Delphi Digital, tổng lượng gas được sử dụng trong ngày trên mạng lưới Ethereum đã cán mốc kỉ lục và con số trên vẫn sẽ không ngừng tăng lên.

Mạng lưới Ethereum sôi nổi trở lại, phí giao dịch tăng mạnh có khiến hệ thống gặp rủi ro tắc nghẽn?
Mạng lưới Ethereum sôi nổi trở lại, phí giao dịch tăng mạnh có khiến hệ thống gặp rủi ro tắc nghẽn?

Gas là đơn vị để đo mức phí giao dịch trên mạng lưới Ethereum, và con số chung về mức tiêu thụ gas đã có dấu hiệu bứt phá từ đầu năm 2020.

Tổng lượng gas sử dụng (Xám) không ngừng tăng lên
Tổng lượng gas sử dụng (Xám) không ngừng tăng lên

Tổng lượng gas không giống với chỉ số phí giao dịch trên Bitcoin. Trên mạng lưới Ethereum, các giao dịch và phí smart contract được quyết định bởi lượng gas tiêu thụ, một cơ chế đảm bảo tính linh hoạt cho phí và hoàn toàn tách biệt khỏi giá thị trường của Ethereum (ETH).

Tổng lượng gas được dùng trong các giao dịch sẽ được tính bằng độ phức tạp của giao dịch theo phương diện thuật toán. Mặt khác, giá gas được chọn bởi người thực hiện giao dịch và được đính kèm vào giá Ether sau đó. Theo đó, thợ đào Ether là những người có quyền quyết định đến mức giá, có quyền chấp nhận hoặc từ chối có thực hiện giao dịch với mức gas được đề xuất hay không.

USDT vẫn dẫn đầu cuộc chơi

Trong khi lượng gas sử dụng chạm mốc cao lịch sử, tổng lượng giao dịch trên Ethereum còn chạm mốc đỉnh 1.349.890 giao dịch của ngày 04/01/2018.

Theo ETH Gas Station, phần lớn lượng gas sử dụng đến từ USDT, với khoảng 1,61 triệu USD dành cho phí gas Ethereum. Theo sau là các ứng dụng DeFi, kèm theo đó là một số dự án scam ponzi. USDT vẫn dẫn đầu cuộc đua về giá gas sử dụng, với ước tính khoảng 35,5 Gwei (đơn vị chia nhỏ hơn của Ether).

>>Xem thêm: Mỗi giờ trôi qua, sẽ có thêm 1850 địa chỉ ví lưu trữ Tether (USDT) mới được thiết lập

Phí giao dịch cao hơn, mạng lưới có trì trệ?

Việc ứng dụng trên mạng lưới của Ethereum tăng dần, kéo theo mức phí giao dịch trung bình cũng tăng lên, khi mà thợ đào chỉ ưu tiên xử lý các giao dịch có phí gas cao hơn. Theo dữ liệu từ Glassnode, mức phí giao dịch trung bình tăng gấp 4 lần từ mức 0,08 USD (hồi tháng 01 năm 2020) lên 0,41 USD (vào thời điểm bài viết). Khoản tiền trên được ước tính là chiếm khoảng 10% doanh thu của các thợ đào.

Lượng gas trần được giới hạn trong block được cài đặt bởi các thợ đào, với vai trò kiểm soát số lượng giao dịch được ghi nhận trong một block, từ đó có thể ngăn mạng lưới bị phình ra quá lớn. Lượng gas sử dụng trong mỗi block cũng tăng lên đáng kể, từ 69% hồi tháng 01 lên 95% hiện tại và gần như là đã chạm đến ngưỡng giới hạn được định sẵn.

Tổng lượng gas sử dụng (Xám) không ngừng tăng lên, Tổng lượng gas giới hạn (Xanh)
Tổng lượng gas sử dụng (Xám) không ngừng tăng lên, Tổng lượng gas giới hạn (Xanh)

Tuy nhiên, những dấu hiệu trên cho thấy Ethereum có thể sẽ gặp rủi ro về tắc nghẽn trong tương lai gần. Nếu lượng gas tăng chạm ngưỡng giới hạn block, người dùng sẽ không thể cạnh tranh với nhau bằng cách đặt phí gas cao hơn, nhằm yêu cầu thợ đào ưu tiên thực hiện giao dịch của mình trước.

Hơn nữa, một sự sụp đổ của giá Ethereum có thể dẫn đến việc phí sẽ tăng mạnh hơn và việc ùn tắc cũng trầm trọng hơn, như những gì đã diễn ra vào ngày 12/03 (khi mức phí trung bình từ 0,16 tăng lên 1,04 USD).

Mức biến động lớn vào ngày 13/03/2020
Mức biến động lớn vào ngày 13/03/2020

Với việc nhu cầu ngày càng lớn, tăng giới hạn gas trong block có thể sẽ được đề xuất. Lần tăng gần nhất là vào tháng 09 năm 2019, khi giới hạn gas trong block tăng vọt 25% từ 8 triệu lên 10 triệu.

Mặc dù vậy, sự thay đổi này có thể biến kích thước khối blockchain của Ethereum chạm ngưỡng 140 GB. Do đó, có vẻ như đây không hẳn là một giải pháp đơn giản và Ethereum đang đối mặt với một thử thách vô cùng khó khăn với tham vọng tăng quy mô mạng lưới.

Theo Cointelegraph

Có thể bạn quan tâm:

Ethereum là gì?

Ethereum là một nền tảng công nghệ phân quyền, nguồn mở, công cộng dựa trên công nghệ Blockchain. Thay vì sử dụng một hệ thống máy chủ lớn như Google (một hệ thống tập trung), Ethereum cho phép các phần mềm ứng dụng chạy trên mạng lưới các máy tính cá nhân (một hệ thống phi tập trung). 

Add Comment