Nền tảng Blockchain của Startup Việt vinh dự được Chính phủ Lào “chọn mặt gửi vàng”

Blockchain của Startup Việt vinh dự được Chính phủ Lào kí hợp đồng sử dụng
Blockchain của Startup Việt vinh dự được Chính phủ Lào kí hợp đồng sử dụng

Mới đây, startup Việt – Lina Group (Lina.review) đã vinh dự được chính phủ Lào kí bản hợp đồng về việc sử dụng nền tảng công nghệ của Lina Group trong việc nghiên cứu và triển khai Digital Identity using Blockchain – Định danh điện tử” bằng Blockchain.

Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng với sự tham gia của hơn 30 lãnh đạo thuộc các bộ ngành nằm trong Chính phủ Lào như: Bộ Khoa học & Công nghệ; Bộ Thông tin & Văn Hóa, Tổng cục Ngân hàng nhà nước; Bộ Tài chính, Bộ Y tế; Bộ Nội Vụ… Ngoài ra, còn có các đối tác đã sử dụng nền tảng công nghệ Blockchain của Lina Group từ Thái Lan cũng có mặt với tư cách là khách mời trong buổi lễ.

Ông Boviengkham Vongdara, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lào.
Ông Boviengkham Vongdara, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lào.

Tại sao các chính phủ lại cần đến “Định danh điện tử”?

Một trong những sự kiện đình đám nhất mà chúng ta đã biết vào 2015, Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ phải chính thức thừa nhận hệ thống của họ đã bị “đột nhập”. Tin tặc lấy đi mất 25 triệu thông tin của người dùng, bao gồm những thông tin liên quan khác như: số Bảo hiểm, số an sinh Xã Hội, thông tin Ngân hàng, dấu vân tay…

Tiếp theo là sự cố về Facebook gây chấn động người dùng trên toàn cầu, khoảng 87 triệu tài khoản đã bị thu thập dữ liệu. Mới nhất ở thời điểm hiện tại (7/6/2018), PageUp – một công ty phần mềm tại Úc có quy mô hoạt động trên 190 vùng lãnh thổ cũng vừa tuyên bố, hệ thống của công ty đã bị hacker tấn công, hơn 2 triệu thông tin về tài khoản người dùng đã bị lấy đi.

Khi chiếm được dữ liệu công dân, tin tặc sẽ dùng nó như một công cụ để đi “lừa đảo” khắp mọi nơi trên thế giới. Con số thiệt hại về tài chính là vô cùng lớn!

Khi chiếm được dữ liệu công dân, tin tặc sẽ dùng nó như một công cụ để đi “lừa đảo” khắp mọi nơi trên thế giới. Con số thiệt hại về tài chính là vô cùng lớn!

Có thể nói, đây là mối đe dọa hàng đầu trong việc quản lý dữ liệu an toàn đối với nhà quản trị doanh nghiệp, tầm cao hơn nữa là cấp quản lý chính phủ.

Blockchain chính là câu trả lời cho bài toán về độ “an toàn” và “bảo mật”

Công nghệ Blockchain hiện nay có thể số hóa dữ liệu một cách nhanh chóng, giúp cho dữ liệu có tính bảo mật cao và oan toàn, đây là yếu tố mà chúng ta không thể phủ nhận. Với Blockchain – công nghệ dữ liệu phân tán, chúng ta hoàn toàn có thể chia sẻ thông tin theo phương thức hàng ngang trong chuỗi khối mà không cần bên thứ ba can thiệp vào vấn đề quản lý. Mọi thông tin chia sẻ từ người dùng sau khi được định danh điện tử bằng Blockchain được xem như một hồ sơ công khai trên nền tảng kĩ thuật số”, Ông Vũ Trường Ca – CEO Lina Group cho hay

Bộ trưởng Boviengkham Vongdara (Bên trái), CEO Lina Group Vũ Trường Ca (Bên phải).

Đánh giá về tiềm năng triển khai công nghệ Blockchain tại Lào trong thời thời gian, CEO Vũ Trường Ca cho biết đất nước này hiện đối mặt với nhiều thách thức từ sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ cao, nhận thức chung của người dân và chính phủ cho đến chưa có hành lang pháp lý cho tiền mã hóa. Tuy vậy, ông Ca cho biết hiện trên thế giới mới chỉ có hai quốc gia tuyên bố triển khai công nghệ Blockchain ở cấp độ chính phủ là Estonia (1,3 triệu dân), Dubai (5 triệu dân). Lào với dân số khoảng 7 triệu có thể là nước tiếp theo với lợi thế dân số ít, dễ triển khai các giải pháp số hóa, quản lý dữ liệu cho cả nước.

Nếu chúng ta đuổi theo ngành công nghiệp xe hơi, thì có thể sẽ mất rất nhiều năm để theo kịp các nước phát triển, nhưng nếu chúng ta phát triển công nghệ Blockchain thì chúng ta và các nước đi trước sẽ có cùng xuất phát điểm.

Lào đã thực sự sẵn sàng đón nhận Blockchain?

Ông Keonakone Saysuliane, Cục trưởng Cục Công nghệ Kỹ Thuật số, Bộ Khoa học và Công nghệ Lào

Ông Keonakone Saysuliane, Cục trưởng Cục Công nghệ Kỹ Thuật số, Bộ Khoa học và Công nghệ Lào cho biết hiện nay nước này đã tương đối sẵn sàng để triển khai công nghệ Blockchain với cơ sở hạ tầng mạng Internet và sự phát triển của các công nghệ khác. Tuy vậy, Lào vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị để nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức về công nghệ và cách thức ứng dụng.

“Hiện Lào chưa có hành lang pháp lý riêng cho tiền mã hóa, hoạt động ICO mà mới chỉ có Luật Công nghệ thông tin, an ninh mạng, phát triển công nghệ cao…Tuy vậy, chúng tôi không cho rằng điều này là quan trọng nhất ở thời điểm này bởi tiền mã hóa chỉ là một phần nhỏ của tiềm năng công nghệ. Lào mong muốn hiểu sâu sắc về Blockchain qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo trong thời gian tới trước khi tiến tới những bước tiếp theo”, ông Keonakone nhấn mạnh.  

Về Lina Group

Lina Group (Lina.review) – một startup Việt chuyên cung cấp các giải pháp về công nghệ, trong đó có nền tảng Blockchain. Công ty được thành lập và có giấy phép hoạt động tại Thuỵ Sỹ. Dựa trên nền tảng chung về công nghệ Blockchain, Lina Group đã và đang tiếp tục hoàn thiện sản phẩm mũi nhọn của công ty nhằm ứng dụng Blockchain vào các ngành nghề trong đời sống xã hội, điển hình như:

• Xây dựng nền tảng PLATFORM Review Blockchain (Review số trên nền tảng Blockchain)
• Xây dựng Digital Identity using Blockchain (Định danh điện tử)
• Xây dựng Supply Chain (Chuỗi cung ứng sản phẩm trên Blockchain)
• Ứng dụng Lina Blockchain vào ngành Y tế và Giáo dục
Được biết, Lina Group đã hoàn thiện hơn 75% sản phẩm và chuẩn bị tiến vào giai đoạn công bố MainNet (sản phẩm hoàn thiện) trong những ngày tới đây. Sau bản kí kết hợp đồng về cung cấp giải pháp “Digital Identity using Blockchain” cho chính phủ Lào thì Lina Group đã chính thức sỡ hữu 13 bản hợp đồng từ phía đối tác Quốc tế trong việc sử dụng sản phẩm Supply Chain.

Xem thêm thông tin chi tiết về dự án Lina Group bấm tại đây.
Thảo luận về dự án trên mạng xã hội vui lòng bấm tại đây

Zane

Add Comment