Nếu đến Facebook còn có giá trị cỡ hàng tỉ đô, thì tiền điện tử sao lại không thể làm được điều tương tự? | Thị trường coins

Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

Mark Zuckerberg vừa trải qua một tháng đầy sóng gió.

Sau vụ bê bối Cambridge Analytica – bên thứ ba cung cấp dữ liệu người dùng Facebook để bòn rút thông tin phục vụ mục đích chính trị – bị bại lộ, Facebook và các nhà sáng lập đã đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội về vai trò của công ty với tư cách là người quản lý dữ liệu tối cao trong một thế giới phát triển.

Nhưng, đối với cộng đồng tiền điện tử, việc cổ phiếu của gã khổng lồ sụt giảm sau vụ lùm xùm trên đã đưa ra một ví dụ minh họa cho tranh luận: liệu thị trường tiền điện tử hiện tại, nơi có hơn 20 mạng lưới Blockchain mang giá trị hơn 1 tỉ đô la, đang trở nên ‘quá nóng’ hay trong trạng thái ‘bong bóng kinh tế?’

Để trả lời được câu hỏi đó, trước tiên, cần phải giải quyết cái thắc mắc:

“Làm thế nào mà Facebook – công ty thu thập một lượng dữ liệu khổng lồ từ người dùng và kết nối họ qua hộp hội thoại – lại có thể được định giá cao ngất ngưởng như vậy?”

Quả thực, chẳng một người dùng nào mảy may biểu lộ sự ngạc nhiên khi họ nghe giá trị của Facebook trên thị trường xấp xỉ 500 tỉ đô la, hoặc nghe thấy WeChat, ứng dụng có chức năng tương tự Facebook ở Trung Quốc, cũng được định giá tương tự. (Ngay cả Snapchat, chỉ là một ‘con cá nhỏ trong hồ’ cũng đã có giá trị 20 tỉ đô la – một con số vượt mặt tất cả chỉ thua sau giá trị mạng lưới tiền điện tử lớn nhất thế giới.)

Câu hỏi được đặt ra ở đây là, nếu tất cả mạng xã hội được tạo ra với cùng một công thức, sử dụng gần như giống nhau các tổ hợp công nghệ, vậy làm thế nào mà chúng có thể tạo nên những giá trị lớn đến như vậy?

Dù thế nào đi nữa, theo những nhà phê bình tiền điện tử, không có lý do nào để họ sở hữu thật nhiều coin khi cùng sử dụng những ‘công thức xây’ cơ bản. Trong thị trường thật, kết quả chúng tôi có được lại hoàn toàn trái ngược.

Sự khác biệt “cận biên” của công nghệ

Một điểm dễ nhận biết của những kẻ phản biện này là, chiếc smartphone của họ ‘gói’ trong đó hàng loạt ứng dụng – SMS, Telegram, Signal, Slack, Skype, v.v…Công bằng mà nói, tất cả những ứng dụng này đều cung cấp cho người dùng một trải nghiệm giao tiếp chẳng mảy may khác hay khác biệt gì mấy.

Nói đơn giản là, dường như có một thị trường lớn cho các ‘tính năng’, khi các công cụ phổ biến có thể có rất ít sự khác biệt với nhau vẫn có thể được định giá trị cao, miễn sao sản phẩm đó mang hình dáng của một phương thức biểu đạt mới.

Điều này kéo theo sự đánh giá khác nhau của mọi người về mạng xã hội, dựa trên 2 lý do – tính khác biệt và đặc biệt của tập hợp nền tảng người dùng và những cách thức đa dạng các app có thể cung cấp cho người dùng trải nghiệm giao tiếp toàn cầu.

Bạn có thể dùng Snapchat nếu bạn muốn gửi một tấm hình, dùng WeChat nếu bạn muốn nhắn với ai đó ở Châu Á, hay chọn Signal để có những trải nghiệm hội thoại với độ bảo mật cao.

Trong trường hợp này, bạn có thể nghĩ đến nền tảng người dùng dựa trên tính thanh khoản và những tính năng tương tác. Twitter đem lại những mối quan hệ ‘bề mặt’, trong khi Facebook, hay những mạng xã hội khác, có thể đem đến cho bạn những mối quan hệ thân mật và gần gũi hơn.

Dù sao đi nữa, mỗi mạng lưới có khả năng ‘mở khóa’ những giá trị riêng để cung cấp những cách thức riêng biệt để tiếp cận một mối liên lạc. Phần tin nhắn ở mỗi mạng lưới là như nhau, như nhau ở sự kết hợp của hàng loạt con chữ, biểu tượng cảm xúc và hình ảnh.

Có chăng sự khác biệt ở chỗ mạng lưới đó được đánh giá như thế nào trong mắt người dùng, và cách thức người ta dùng nó.

Đòi lại chút ít công bằng cho các đồng tiền điện tử

Nếu thế thì các lập luận, lí lẽ tương tự như ở trên cũng có thể được mang áp dụng vào lĩnh vực tiền tệ và các loại sở hữu tài sản, trong trường này là thông qua phương thức mới dùng để biểu đạt của chúng – dưới dạng Blockchain hoặc là tiền điện tử.

Ở đây, sẽ cần thiết khi cân nhắc sự khác biệt rõ nét của các giao thức nhắn tin ngày nay khi so sánh với Bell Atlantic hay một công ty điện thoại đã bị quên lãng khác. Chỉ cần tự thân chọn lấy một bài viết ngẫu nhiên từ Google, các bạn có thể thấy rằng Bell Atlantic từng được trị giá 125 tỷ đô la vào thời điểm nó là công ty điện thoại lớn nhất của Hoa Kỳ.

Linh cảm của tôi nói rằng nếu bạn kiểm tra dữ liệu đó, bạn sẽ sẽ thấy tất cả các vốn hóa thị trường của các tập đoàn viễn thông lớn đều không tương xứng với giá trị các công ty truyền thông ngày nay.

Ý nghĩa của nó là các giao thức Internet không chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi giá trị tạo ra trước đó bởi ngành truyền thông, mà chúng đơn giản chỉ mở ra nhiều thứ hơn so với người tiền nhiệm của mình. Người dùng mạng xã hội ở thời điểm bây giờ, được trang bị những khả năng giao tiếp chỉ bằng một số tương tác hết sức nhỏ nhặt (có ai muốn chọc Zuck trên Facebook không nào?), dường như muốn sử dụng tối đa quyền năng ấy và tạo ra các dòng giá trị mới.

Áp dụng vào Blockchain, tại sao các một phát minh có tầm quan trọng như thế lại không thể sản sinh ra một lượng giá trị tương xứng như những gì đang xảy ra đối với các mạng xã hội toàn cầu?

Và sự định giá mới ấy có lẽ đã bắt đầu thông qua đợt ICO của Telegram.


Cập nhật tin tức Coin68 mới nhất tại đây


Biên dịch: Thuần Hy
Theo CoinDesk

Nguồn: coin68.com

Add Comment