So sánh Ethereum Proof-of-Work và Ethereum Proof-of-Stake

Tranh luận ETHPOW và ETHPOS

Như đưa tin, khi The Merge ngày càng đến gần, cộng đồng tiền mã hóa bắt đầu nổ ra tranh cãi về việc có hay không các chain hardfork ra từ Ethereum để duy trì thuật toán Proof-of-Work.

Dĩ nhiên, những bên lựa chọn Ethereum Proof-of-Stake là những người ủng hộ The Merge ngay từ đầu, tin tưởng rằng Ethereum 2.0 là giải pháp thiết thực để giải quyết các vấn đề hiện tại.

Hành trình “Hợp nhất”

Tuy vậy, dù cha đẻ Ethereum Vitalik Buterin gọi những người đề xuất hard fork ETHW là “ăn xổi ở thì”, thì vẫn có rất nhiều bên đang ủng hộ và thúc đẩy cho ETH POW.

Dưới đây là danh sách các bên ủng hộ ETH POW và ngược lại, cập nhật đến ngày 08/08/2022.

Ủng hộ Ethereum Proof-of-Stake:

Chainlink;

AAVE;

– Vitalik Buterin, Ethereum Foundation và những người ủng hộ The Merge từ ngày đầu.

Ủng hộ Ethereum Proof-of-Work:

– Sàn Poloniex với Justin Sun đứng sau hậu thuẫn;

– Quỹ Galois Capital là bên đã khởi xướng kịch bản ETH POW.

Trung lập:

Sàn MEXC, Huobi và nhiều cái tên khác vẫn chưa bày tỏ thái độ về hai kịch bản này.

Tạm gác lại việc ai đúng ai sai, trước hết hãy cùng tìm hiểu về các thuật toán đồng thuận này và điểm khác nhau giữa chúng.

Proof-of-Work là gì?

Proof-of-Work (PoW) là cơ chế cho phép mạng lưới đi đến sự đồng thuận hoặc thống nhất về những vấn đề như số dư tài khoản và thứ tự giao dịch. Sự đồng thuận này ngăn vấn đề “lặp chi” (một khoản tiền bị ghi nhận chi tiêu 2 lần) và đảm bảo blockchain Ethereum khó bị tấn công hoặc thao túng.

PoW đặt ra độ khó và quy tắc cho công việc mà các thợ đào (miner) phải làm. Đào (mining) là hành động thêm các block hợp lệ vào chain. Càng thực hiện nhiều “công việc” đào như vậy, chain càng dài và số block càng cao. Từ đó, mạng lưới càng chắc chắn về trạng thái hiện tại của mọi thứ đang diễn ra trên Ethereum.

Giao dịch trên Ethereum được xử lý thành các block. Mỗi block đều có một:

– Độ khó block, ví dụ: 3,324,092,183,262,715;

– mixHash, ví dụ: 0x44bca881b07a6a09f83b130798072441705d9a665c5ac8bdf2f39a3cdf3bee29;

– Số nonce, ví dụ: 0xd3ee432b4fb3d26b.

Proof-of-Stake là gì?

Proof-of-Stake (PoS) là cơ chế đồng thuận được sử dụng bởi các blockchain để đạt được sự đồng thuận phân tán.

Với PoS, miner chứng minh sức mạnh tính toán của mình bằng năng lực tính toán của hệ thống máy đào. Còn với PoS, validator phải chứng minh số vốn của mình bằng cách stake một lượng Ether vào hợp đồng thông minh trên Ethereum. Số ETH stake này hoạt động như một tài sản thế chấp, sẽ bị hủy bỏ nếu validator đó hành xử không trung thực hoặc lười biếng. Sau đó, validator có trách nhiệm kiểm tra xem các block mới có hợp lệ hay không để gắn vào chain.

Để trở thành validator, người dùng phải gửi 32 ETH vào hợp đồng tiền gửi và chạy 3 phần mềm riêng biệt: ứng dụng thực thi, ứng dụng đồng thuận và trình xác thực. Tuy nhiên, không phải gửi 32 ETH là có thể trở thành validator liền. Khi đó, người dùng sẽ đúng vào hàng ngũ “waitlist” chờ để trở thành validator.

Sau khi trở thành validator thực thụ, validator nhận block mới từ các validator khác trên mạng lưới Ethereum để kiểm tra xem có hợp lệ hay không. Sau đó, validator sẽ gửi một phiếu bầu (được gọi là chứng thực) ủng hộ block đó trên toàn mạng.

Một validator được chọn ngẫu nhiên để trở thành người đề xuất block. Người đề xuất này chịu trách nhiệm tạo block mới và gửi nó đến các validator khác trên mạng để họ chứng thực cho block đó.

So sánh Ethereum Proof-of-Work và Ethereum Proof-of-Stake

Để tiện so sánh, mời các bạn xem qua bảng dưới đây:

So sánh Ethereum POW và Ethereum POS

Từ bảng trên có thể thấy, một trong những lợi ích lớn nhất mà POS mang lại cho Ethereum chính là việc giảm thiểu yêu cầu về phần cứng và điện năng. Từ đó giúp hoạt động của blockchain thân thiện với môi trường hơn, nhất là khi đã có nhiều chỉ trích, tẩy chay tiền mã hóa vì hoạt động đào coin ảnh hướng lớn đến môi trường tự nhiên. Thậm chí, New York đề xuất dự luật cấm khai thác tiền mã hóa trong 3 năm vì lo ngại ô nhiễm môi trường.

Vấn đề này đã được Vitalik Buterin khẳng định: Proof-of-Stake sẽ là “giải pháp” cho các vấn đề môi trường của Ethereum.

Ngoài ra, ETH POS làm giảm rào cản gia nhập hơn, khi mà POW miner cần dàn máy đào “trâu cày” và điện năng dồi dào thì POS yêu cầu về phần cứng rất thấp. Trở thành validator cần stake 32 ETH, nhưng người dùng cá nhân có thể gửi ETH vào các staking pool để tham gia. Từ đó số lượng validator của mạng POS sẽ nhiều hơn lượng miner của POW, dẫn đến mạng lưới càng phi tập trung hơn.

Hơn nữa theo ước tính, POS sẽ giúp giảm lạm phát của ETH từ 4%/năm xuống chỉ còn 1%/năm. Đây sẽ là một trong những bull case lớn cho ETH.

Và cuối cùng, với POS mạng lưới Ethereum có khả năng mở rộng cao hơn, giúp dễ dàng tích hợp nhiều chain L1 để mang lại giải pháp phí rẻ, tốc độ giao dịch nhanh cho người dùng.

Jane

Có thể bạn quan tâm:

Add Comment