Sự phát triển của các mô hình thương mại hóa trong ngành game

Sự đổi mới vĩ đại nào cũng bắt nguồn từ các vấn đề to lớn.

Trong hơn 50 năm kể từ khi các game thương mại đầu tiên ra mắt, lĩnh vực này đã có những thay đổi đáng kinh ngạc từ lối chơi, công nghệ cho đến các mô hình thương mại hóa (Hình 1).

Hình 1: Sự tăng trưởng doanh thu của ngành game (Nguồn: Visual Capitalist)

Trong bài viết này, đầu tiên chúng ta sẽ thảo luận về một số cách thức thương mại hóa phổ biến nhất dành cho các nhà phát triển game, tiếp đó là cách công nghệ blockchain được áp dụng trong ngành này, tình trạng phát triển hiện tại và triển vọng tương lai của blockchain game.

Các mô hình thương mại hóa trong ngành game

Quảng cáo trong ứng dụng

Quảng cáo trong game (In-game Ad) lần đầu tiên xuất hiện trong tựa game “Adventureland” năm 1978, chỉ đơn thuần là một vài dòng văn bản (Hình 2) với mục đích quảng bá cho trò chơi tiếp theo của chính nhà phát triển Scott Adams. Khi quảng cáo thương mại trên truyền hình và điện ảnh trở nên phổ biến hơn vào những năm 1980, các nhãn hàng bắt đầu nhận ra tiềm năng của việc tiếp thị sản phẩm thông qua trò chơi điện tử.

Hình 2. Quảng cáo trong game đầu tiên là về cho một cuộc phiêu lưu tiếp theo

Đến với kỷ nguyên di động ngày nay, quảng cáo trong ứng dụng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đây đồng thời cũng là nguồn thu lớn nhất cho các nhà phát triển game mobile (Hình 3). Phương thức này vẫn tiếp tục tồn tại và được duy trì khi là cách hiệu quả nhất để quảng bá thương hiệu đến hàng tỷ người chơi trên thiết bị di động.

Hình 3. Các phương thức thương mại hóa được sử dụng nhiều nhất cho mobile game năm 2021 (Nguồn: Statista)

Tuy nhiên, quảng cáo trò chơi trên điện thoại di động thường bị lạm dụng quá mức về cả tần suất và cường độ, làm ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người chơi. Ví như quảng cáo của Toy Blast (Hình 4) thường xuất hiện ngẫu nhiên trong trò chơi và chiếm toàn bộ màn hình.

Hình 4. Ví dụ về kiểu quảng cáo xóa-app-này-ngay

Giao dịch vi mô

Giao dịch vi mô (Microtransactions – Mtx) là cách thức tạo doanh thu phổ biến thứ hai của các nhà phát triển game hiện nay. Các giao dịch này thường không bắt buộc và là cơ sở cho mô hình trò chơi “freemium”.

Các tựa game “freemium” kinh điển bao gồm Dota 2, nơi game thủ có thể trả tiền để mua các vật phẩm trang trí và Battle Pass, trong khi người chơi CS:GO có thể mua skin vũ khí, sticker, case và key (để mở thêm skin và sticker). Các tính năng này vừa không ảnh hưởng đến lối chơi của game vừa mang đến sự độc đáo và tính cá nhân hóa cho các nhân vật, từ đó nâng cao trải nghiệm của người chơi.

Mtx cung cấp sự cân bằng tốt hơn giữa trải nghiệm người dùng và doanh thu cho các nhà phát triển. Tuy nhiên, thể loại này đòi hỏi gameplay phải cuốn hút, cốt truyện phải hấp dẫn để kích thích nhu cầu (và chút “gây nghiện”) lên người chơi đối với các vật phẩm trong game. Nói cách khác, game thành công là game đánh thức được nhu cầu thể hiện của con người trong Hệ thống phân cấp của Maslow về động lực. Một vài game freemium đã tạo con sốt và đạt đến cấp độ Esports đỉnh cao nhờ vào rào cản tham gia thấp và một mô hình Mtx có lợi nhuận.

Hình 5. Game thủ Dota 2 N0tail là người có thu nhập cao nhất từ esports (trái) và khẩu M4A4 | Howl có StatTrak được giao dịch với giá cao kỷ lục trong CS:GO (phải)

Tuy nhiên, mô hình kiếm tiền freemium không phải lúc nào cũng thành công. Chính điều này đã mở ra cánh cửa mới cho một mô hình khác: trả tiền để chiến thắng (pay-to-win) và thường được thấy trong các game MMORPG tầm thường. Song vẫn có một số ngoại lệ.

Nhiều người sẽ gọi tên MapleStory là một ví dụ. Bắt đầu là một trò chơi miễn phí, tuy nhiên sau đó nhiều nhà xuất bản game bản địa đã mở bán các vật phẩm/tính năng bổ sung để mang lại các lợi thế nhất định cho người mua. Điều này đã đánh vào tâm lý hiếu thắng và khao khát chinh phục của người chơi, đặc biệt là trong các trò yêu cầu một trình độ kỹ năng cao nhất định mà hầu hết những người chơi bình thường không thể đạt được.

Các ví dụ khác về trò chơi pay-to-win freemium bao gồm Candy Crush Saga và Angry Birds ’Mighty Eagle. Các game này thường dễ chơi nhưng khó thành thục, đồng thời thường tốn nhiều thời gian để lên cấp/qua màn mới. Giải pháp: người chơi có thể chọn mua các vật phẩm trong trò chơi để tiết kiệm thời gian như Hình 6. Các tính năng “gáy đúng chỗ ngứa” này là hoàn toàn không bắt buộc, mang đến sự se dịu cơn bực dọc và thất vọng thức thời của người chơi thay vì cho cảm thấy bị “hút máu” như trong các game online MMORPG.

Động lực phân cấp và tính “FOMO” vốn có trong mô hình này có thể là không công bằng đối với bộ phận người chơi không đủ tiền để mua các tính năng cao cấp. Nhìn chung, các game freemium vô cùng khéo léo tạo ra nhu cầu tâm lý để khiến người chơi chi tiêu nhiều hơn dự định.

Hình 6. Này nhóc, cháu có muốn cứu những con gấu ngay bây giờ chứ? Hay chơi vòng này thêm 30 lần nữa nha?

Trả tiền để chơi (Pay-to-Play)

Mô hình này phổ biến trong các game AAA và yêu cầu một khoản phí trả trước để được truy cập trò chơi. Người chơi có thể có một trải nghiệm chơi tuyệt vời với đồ họa đầy mê hoặc và lối chơi gây nghiện, tuy nhiên những người không đủ tiền sẽ không có điều này. Nói cách khác, khoản phí này là một rào cản tham gia đối với những người chơi mới, vì vậy nền tảng các game này phải đủ mạnh để tạo ra một hiệu ứng mạng thu hút nhiều người chơi và đạt được doanh số bán hàng đủ để sinh lời.

Hình 7. Minecraft tạo ra doanh số khoảng 3 tỷ đô la trong vòng đời của mình với hơn 238 triệu bản đã bán

Trên đây là các mô hình kiếm tiền phổ biến nhất với những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vậy đâu sẽ là các mô hình đột phá mới cho các nhà phát triển game?

Giới thiệu NFT Gaming (GameFi)

Cuộc cách mạng hóa

Blockchain gaming thổi một làn gió mới vào ngành game hiện tại bằng việc tích hợp NFT để đại diện cho quyền sở hữu các tài sản trong game bao gồm các nhân vật, vật phẩm, thiết bị hay vũ khí. Bên cạnh đó, NFT còn cho phép các nhà phát hành tạo ra doanh thu từ việc mở bán các NFT cho người chơi cũng như thu phí từ các hoạt động giao dịch thứ cấp. Ở một số góc nhìn nhất định, cách thức này được cho là khá giống với mô hình game cao cấp truyền thống. Tuy nhiên, công nghệ blockchain thiết lập một tiêu chuẩn hoàn toàn mới, cho phép việc giao dịch và trao đổi các vật phẩm trở nên an toàn và minh bạch hơn: hoạt động dựa trên các bằng chứng sở hữu có thể được xác thực một cách dễ dàng. Qua đó, người chơi có thể dễ dàng mua bán trao đổi các vật phẩm NFT và quy đổi ra tiền pháp định một cách thuận tiện. Đây là một cấp độ mới mang tính cách mạng đối với quyền sở hữu các tài sản trong game.

Ngoài ra, game NFT còn có một số tính năng đột phá khác như cơ chế trả thưởng token, cho phép người chơi có thể quy đổi ra tiền pháp định. Cơ chế này giúp cho các tựa game NFT có thể vận hành như một nền kinh tế vi mô thật sự, đòi hỏi việc điều phối dòng tiền và phân bổ tài nguyên một cách hợp lý. Tại đây, các token thưởng và NFT là nguồn tài nguyên chính của game và đều mang giá trị tiền tệ thực tế. Đặc biệt là việc tiếp cận các giá trị tài chính này không bị giới hạn bởi bất kỳ nhóm cổ đông, nhà phát triển hay nhóm người chơi nhất định nào, ngay cả những người chơi bình thường cũng có thể vừa trải nghiệm tựa game yêu thích của mình, vừa có thể kiếm thêm thu nhập từ các token trả thưởng trong game.

Có thể nói, việc thiết lập nền kinh tế trong game chính là tiền đề cốt lõi cho sự bùng nổ của GameFi. Nhờ vào những cải tiến mà công nghệ blockchain mang lại, mô hình game truyền thống dần được chuyển giao sang một giai đoạn mới, mở ra cánh cửa cơ hội cho cả các nhà phát triển game, người chơi và nhà đầu tư có thể chung tay đóng góp cho sự phát triển của game, ở một cấp độ mạnh mẽ hơn tất cả những gì chúng ta từng thấy ở game truyền thống.

Tuy vậy, vẫn còn quá sớm để đưa ra những dự đoán chắc chắn về tính bền vững của mô hình kinh tế GameFi mới và chưa có tiền lệ này so với các mô hình còn lại ở thời điểm hiện tại.

Thực tế

Nếu tính giải trí và thỏa mãn đam mê là yếu tố thu hút người chơi ở các game truyền thống thì nguồn lợi tài chính thực sự lại là động lực đưa người chơi đến với GameFi, đây cũng chính là nguồn gốc của thuật ngữ “play-to-earn”. Các nhà đầu tư và nhà đầu cơ tận dụng mô hình này để kiếm nhiều tiền nhất có thể trước khi chuyển sang các game khác, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự cân bằng của cả hai yếu tố “chơi” và “kiếm tiền”.

Thách thức lớn nhất đối với trò chơi NFT là làm thế nào để thiết kế nền kinh tế cân bằng cho trò chơi. Dưới đây là mô hình nền kinh tế phổ biến nhất, tích hợp hai token:

  • Governance token (Token Quản trị) có tính giảm phát và thường được dùng để trả thưởng trong các chế độ Tournament hay PvP, đại diện cho quyền quản trị trong DAO của game về lâu dài.
  • Utility token (Token Tiện ích) có tính lạm phát và thường được dùng để trả thưởng trong các chế độ PvE hay PvP, và được sử dụng như đơn vị tiền tệ trong game.

Nhu cầu sử dụng phổ biến nhất cho cả hai token này là dùng để tạo ra các NFT mới, điều này là rất cần thiết cho việc mở rộng số lượng người chơi. Tuy nhiên, hàng loạt các vấn đề khác phát sinh khi xảy ra khi có sự mất cân bằng trong cung và cầu cả token và NFT. Giá của token quản trị tăng kéo theo chi phí tạo ra một NFT mới tăng lên, điều này làm cho NFT trở nên đắt đỏ, tạo rào cản cho những người chơi mới tham gia vào game. Mặt khác, lượng NFT mới được tạo ra quá mức có thể lấn át nhu cầu, làm giảm động lực tạo ra thêm các NFT (Hình 8).

Hình 8: Số lượng Axies mới hàng giờ

Lượng người chơi đông đảo cũng đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực bán lên các token trả thưởng, do hầu hết người chơi đều có xu hướng quy đổi token nhận được ra tiền mặt hơn là sử dụng cho các hoạt động trong game. Kết quả là nhu cầu sử dụng token không thể theo kịp với áp lực bán ra. Đây là những gì đã xảy ra trong trường hợp của Axie Infinity – tựa game NFT thành công nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Việc quá chú trọng vào yếu tố ‘’earn’’ đã mang đến những hệ lụy nguy hiểm đưa các tựa game P2E cuốn vào “vòng xoáy tử thần”. Vì hầu hết các nhà đầu tư, cũng như các game thủ, luôn tìm cách để tối đa hóa lợi nhuận, tạo ra áp lực xả mạnh lên các token trả thưởng và tìm kiếm khoản đầu tư P2E tiếp theo. Việc token giảm giá kết hợp với lối chơi không mấy đặc sắc chính là “đòn chí mạng” dẫn đến sự thất bại của các dự án P2E. Có thể nói, sự hấp dẫn về mặt tài chính của NFT, token, hay mô hình P2E hiện đang bị các dự án lạm dụng quá mức như một công cụ marketing hơn là việc tập trung khai thác những tiềm năng to lớn mà các công nghệ này mang lại.

Nhìn chung, các trò chơi NFT đang chịu hai vấn đề chính: rào cản tiếp cận lớn và cơ sở người chơi không bền vững. Chúng ta sẽ phân tích rõ hơn những thách thức và đi tìm những giải pháp khả thi nhất cho các vấn đề này.

Rào cản tiếp cận lớn

GameFi là một mô hình có trả phí, nhưng công nghệ blockchain mang đến những giải pháp khiến việc tiếp cận trở nên miễn phí cho người chơi.

Các gaming guild được thành lập như một giải pháp gỡ bỏ rào cản chi phí đắt đỏ của các tựa game blockchain thông qua cơ chế gọi là “scholarship”. Các gaming guild mua NFT của game, cho người chơi thuê và nhận lại một phần lợi nhuận mà người chơi kiếm được. Ngày càng có nhiều dự án sử dụng giải pháp này, giúp các tựa game trở nên gần như miễn phí và dễ tiếp cận hơn với đông đảo người chơi.

Ở thời điểm hiện tại, Gaming guild đóng vai trò cốt yếu trong việc xây dựng cộng đồng người chơi và hỗ trợ các nhà phát triển game tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn. Ngoài ra, các gaming guild hiện nay đang tập trung xây dựng lớp cơ sở hạ tầng giúp đơn giản hóa quy trình quản lý scholar, kiểm toán, và token launchpad. Tất cả điều này cho phép tối ưu hóa quỹ thời gian của các dự án, giúp họ tập trung xây dựng các sản phẩm game tốt nhất phục vụ cho cộng đồng.

Cơ sở người chơi không bền vững

Như đã đề cập trước đó, thách thức về cơ sở người chơi không bền vững bắt nguồn từ việc người chơi coi NFT game như một công việc hơn là một sở thích. Liệu GameFi có thể đi được bao xa khi hầu hết những dự án hiện tại đều đang đặt nặng vấn đề “earn” như ưu tiên hàng đầu?

Hình 9. Thống kê lượng người dùng mới mỗi ngày của Axie Infinity, Defi Kingdoms và Pegaxy

Hình 9 cho thấy xu hướng chung về thời gian để các tựa game NFT đạt đến đỉnh điểm về mặt số lượng người dùng mới mỗi ngày đang ngày càng ngắn lại. Trong khi Axie Infinity, người đi đầu, đã mất ba năm để đạt đến đỉnh cao; Defi Kingdoms mất nửa năm, còn đối với Pegaxy, quá trình này chỉ diễn ra trong vòng vài tháng. Chu kỳ này đã trở nên trầm trọng hơn bởi những nhà đầu cơ cố gắng tham gia dự án từ sớm, chốt lời và lập tức chuyển sang cơ hội tiếp theo. Chu kỳ lặp lại ngày càng nhanh hơn cho đến khi phần thưởng nhận được từ việc chơi quá nhỏ để có thể hòa vốn so với khoản đầu tư ban đầu.

Giải pháp

Ở thời điểm hiện tại, có thể thấy rằng chỉ có những trò chơi mang đến giá trị giải trí thật sự với cốt truyện chỉn chu và lối chơi cải tiến mới có thể tồn tại qua chu kỳ bùng nổ này. Đây chính là yếu tố thúc đẩy sự chuyển giao động lực người chơi sang mô hình play-and-earn (P&E). Ở các tựa game P&E, yếu tố “earn” giờ đây không còn là trọng tâm hay thậm chí không phải yếu tố bắt buộc. Thay vào đó là những phần thưởng bổ sung cho mục đích thật sự của các trò chơi, tính giải trí. Từ đây, lối chơi, cốt truyện và các yếu tố xã hội mới chính là những động lực quan trọng mang đến thành công cho một game NFT.

Dưới đây là một số giải pháp tiềm năng cho những thử thách nêu trên, thông qua việc tái cấu trúc tokenomics của token trả thưởng:

  • Kiểm soát lạm phát dựa trên sự tăng trưởng của cơ sở người dùng. Tỷ lệ lạm phát nên được kiềm chế khi cung vượt cầu, và ngược lại.
  • Cải thiện tính ứng dụng của token thưởng, không chỉ giới hạn ở việc tạo ra các NFT mới. Một số giải pháp có thể kể đến như: gia năng khả năng kiếm tiền, Pay-to-win có giới hạn, tùy chỉnh lối chơi dựa trên các công cụ mã nguồn mở.
  • Thưởng có chọn lọc dựa trên mức độ cống hiến của người chơi. Có thể kể đến như: những người chơi trình độ cao giúp trò chơi trở nên thách thức và cuốn hút hơn cho cả cộng đồng, những người sáng tạo nội dung hỗ trợ tương tác với người chơi và những gaming guild tham gia sớm chọn cách mint NFT thay vì chốt lời để phát triển hệ sinh thái chung của game.

Bằng cách này, tiềm năng thật sự của blockchain và công nghệ NFT trong lĩnh vực gaming sẽ được công nhận một cách tích cực hơn mà không bị ảnh hưởng quá nhiều từ những người đầu cơ hám lợi.

Kết luận

Các nhà phát triển trò chơi phải luôn đặt trải nghiệm của người chơi lên trên hết vì tính phát triển bền vững lâu dài của trò chơi, cho dù chúng có liên quan đến NFT hay không. Khi tiếp thị sản phẩm của mình, họ nên hướng sự chú ý vào lối chơi, tập trung vào yếu tố “chơi” nhiều hơn là “kiếm tiền”. Mô hình chơi để kiếm tiền (play-to-earn) có thể sẽ không mất đi, nhưng nó đang đánh mất dần sức nóng khi ngày càng có nhiều các tựa game play-and-earn thú vị sắp được ra mắt.

NFT và các token có thể thay thế trong trò chơi đóng vai trò to lớn hơn là phương tiện gia tăng thu nhập; chúng có rất nhiều tiềm năng để khai phá từ quyền sở hữu và tính cá nhân hóa trong game. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các gaming guild đang loại bỏ các rào cản tham gia trò chơi NFT và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Điều này sẽ giúp các nhà phát triển game tập trung hơn vào sản phẩm cốt lõi của mình.

Các nhà phát triển game giờ đây có lựa chọn là:

Tiếp tục với mô hình cũ, hoặc thích ứng với những công nghệ đổi mới.

Về Ancient8 Research

Ancient8 Research là cổng phân tích về GameFi. Thông qua các nội dung Phân tích Game cùng Nghiên cứu Thị trường chuyên sâu, tầm nhìn của Ancient8 Research Portal là trao quyền cho thế hệ công dân Metaverse thế hệ tiếp theo với khả năng đánh giá dự án hiệu quả và mở rộng tiếp cận nhiều hơn các cơ hội đầu tư. Xem thêm về Ancient8 Research tại đây.

Có thể bạn quan tâm:

Add Comment