Vì sao nghiên cứu và phân tích là yếu tố cốt lõi cho mọi chiến thuật giao dịch

Các nhà giao dịch kỳ cựu đều hiểu rõ giá trị và tầm quan trọng của kiến thức và các nghiên cứu. Việc phân tích các dữ liệu kinh tế và tin tức quan trọng nhằm lường trước diễn biến thị trường giúp họ tối ưu hóa các chiến thuật giao dịch và duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.

Trên thế giới hiện nay, các diễn biến kinh tế, chính trị, xã hội ở bất cứ nơi đâu cũng có thể gây ảnh hưởng lên thị trường tài chính toàn cầu.

COVID-19 và ảnh hưởng của nó đến các thị trường tài chính

Đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây nhất, có lẽ là một trong những ví dụ tốt nhất về cách những biến động toàn cầu có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Khi báo cáo về những ca COVID-19 đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 1/2020, các thị trường đã chịu ảnh hưởng ngay lập tức với thị trường châu Á là nạn nhân đầu tiên. Thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm gần 2,8% và khi virus phát tán khắp nơi trên thế giới, chỉ số Dow Jones mất 219 điểm còn giá dầu thô Brent giảm 4,5% bất chấp việc vào thời điểm đó, WHO vẫn chưa hề tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Vào 20/2/2020, thị trường chứng khoán thế giới giảm sâu và rơi vào cuộc suy thoái kéo dài đến tháng 4/2020.

Cuộc khủng hoảng diễn ra sau hơn một thập kỷ phát triển kinh tế và thịnh vượng; việc đóng cửa toàn cầu mà đại dịch gây ra ảnh hưởng đến các nhà máy, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và dẫn đến tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu. Đại dịch nhanh chóng càn quét khắp thế giới, làm tê liệt các quốc gia và vào ngày 16/3/2020, Dow Jones ghi nhận mức giảm lớn nhất trong ngày khi mất tới hơn 3000 điểm. Các chỉ số khác của Mỹ cũng nhanh chóng lao dốc theo với S&P500 giảm 12% và Nasdaq có ngày giao dịch tệ nhất từ trước đến thời điểm bấy giờ.

Nền kinh tế tiếp tục bị tàn phá bởi các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt của các chính phủ nhằm kìm hãm tỷ lệ lây nhiễm, ‘Sự phong tỏa trên diện rộng’ này đã kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống và khiến tâm lý thị trường trở nên tiêu cực. Các tin tức liên quan đến đại dịch trở thành kim chỉ nam cho các nhà giao dịch trong việc lên kế hoạch và thực hiện các chiến thuật của mình.

Nếu cuộc khủng hoảng này đã dạy cho các nhà giao dịch bài học nào đó, thì đó chắc chắn là việc phải luôn cập nhật các tin tức thị trường, diễn biến địa chính trị, xu hướng toàn cầu và các tin tức mới nhất về các lĩnh vực trên thị trường tài chính.

Phân tích thị trường có hai trường phái chính – phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Hai phương pháp này tập trung vào các kiểu dữ liệu và mục tiêu khác nhau nhưng nhiều nhà đầu tư và nhà giao dịch chọn kết hợp cả hai phương pháp khi phân tích thị trường. Chúng ta hãy cùng đi sâu hơn về định nghĩa và tìm hiểu tầm quan trọng của hai trường phái này nhé!

 Hiểu về phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản là quá trình xác định giá trị nội tại của công cụ tài chính thông qua việc đánh giá các yếu tố kinh tế định tính và định lượng. Phương pháp này giúp nhà phân tích xác định liệu tài sản tài chính có được định giá chính xác ở cả góc độ kinh tế vĩ mô và vi mô hay không.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là thị trường được vận hành bởi các nhà giao dịch. Diễn biến thị trường phụ thuộc rất lớn vào tâm lý nhà giao dịch. Nếu các yếu tố cơ bản về kinh tế của một quốc gia vững mạnh, nhà giao dịch thường có tâm lý lạc quan về các tài sản tài chính của quốc gia đó như cổ phiếu, chỉ số và tiền tệ.

Giao dịch tiền tệ

Khi dữ liệu kinh tế được công bố, các nhà giao dịch sẽ so sánh số liệu thị trường được dự báo với dữ liệu trong quá khứ. Nếu những số liệu này cho thấy kinh tế phát triển, nhà giao dịch có thể mở vị thế mua đối với đồng tiền của quốc gia đó và chờ giá trị của nó đi lên.

Tiền tệ, nói riêng, chịu ảnh hưởng bởi các dữ liệu kinh tế như:

  • Tăng trưởng GDP hàng quý và hàng năm
  • Dữ liệu thất nghiệp
  • Chỉ số sản xuất
  • Lãi suất
  • Doanh số bán lẻ
  • Tỷ lệ lạm phát
  • Tỷ lệ chi tiêu của người tiêu dùng
  • Dữ liệu nhà ở

Các nhà giao dịch và nhà đầu tư chú trọng vào những quyết định về chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương nhằm kiểm soát lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia sở tại. Với việc Đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ của thế giới (cùng với việc nền kinh tế Mỹ thống lĩnh thị trường), quyết định của Cục dự trữ Liên bang Mỹ là một yếu tố quan trọng cần theo dõi. Đó là lý do tại sao nhà giao dịch cần lịch kinh tế để cập nhật các dữ liệu kinh tế sắp ra mắt.

Bên cạnh dữ liệu kinh tế, các sự kiện địa chính trị như bầu cử, chiến tranh, triển khai vắc-xin và thiên tai cũng có thể dẫn đến biến động tiền tệ.

Giao dịch cổ phiếu

Các nhà giao dịch cổ phiếu tập trung chủ yếu vào các yếu tố cơ bản về kinh tế vi mô, nhắm đến các lĩnh vực hoặc các thành phần kinh tế nhỏ hơn. Ngoài ra, họ còn đánh giá kết quả kinh doanh của các công ty mà họ muốn giao dịch cổ phiếu.

Nhà giao dịch và nhà phân tích sẽ nghiên cứu các báo cáo tài chính, tin tức và sự phát triển của công ty cũng như tổ chức quản lý, quản trị doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh của công ty. Sau khi phân tích kỹ lưỡng, nhà giao dịch có thể xác định được liệu cổ phiếu của công ty có được định giá hợp lý hay chưa và sẽ hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của công ty đó.

Giao dịch chỉ số

Việc giao dịch chỉ số cũng phụ thuộc vào phân tích cơ bản – một chỉ số là rổ các cổ phiếu được tính theo tỷ lệ hoặc trọng số. Diễn biến của các chỉ số thường phản ánh tình hình kinh tế tổng thể của một quốc gia. Trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế, lĩnh vực kinh tế này sẽ tăng trưởng tốt hơn lĩnh vực kinh tế khác. Điều này khiến các chỉ số thiên về lĩnh vực đó tăng điểm. Ví dụ, xu hướng số hóa trong giai đoạn phong tỏa khiến chỉ số thiên về công nghệ như Nasdaq 100 vượt xa các chỉ số chính khác trong năm 2020 với mức tăng trưởng 43,2%.

Hiểu về phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật dựa trên quan điểm rằng lịch sử sẽ tự lặp lại. Đây là trường phái giao dịch tập trung vào phân tích các mô hình giá và xu hướng thông qua các công cụ đồ thị.

Nhà giao dịch và nhà phân tích sẽ nghiên cứu hành động giá trong quá khứ và dự đoán xu hướng trong tương lai với sự hỗ trợ của các công cụ thống kê và công thức. Cách tiếp cận này giúp họ xác định được các mức giá quan trọng để từ đó, họ có thể quyết định điểm vào và thoát lệnh cũng như các chiến thuật quản lý rủi ro cần áp dụng nhằm giảm thiểu các nguy cơ.

Phân tích kỹ thuật giả định rằng giá di chuyển theo xu hướng, do đó, hoạt động giao dịch và biến động giá trong quá khứ sẽ chỉ ra diễn biến của tài sản tài chính trong tương lai. Hơn nữa, các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các yếu tố cơ bản đã được thể hiện trong giá của tài sản và diễn biến giá trong quá khứ là dữ liệu quan trọng nhất cần tập trung.

Các chỉ báo kỹ thuật là những công cụ giá trị nhất đối với nhà giao dịch khi triển khai các chiến thuật của mình. Nhìn chung, có năm nhóm chỉ báo kỹ thuật chính: xu hướng, khối lượng, động lượng, đảo ngược về giá trị trung bình và sức mạnh tương đối. Những chỉ báo thường được dùng nhiều nhất bao gồm Exponential Moving Averages, Stochastics, Relative Strength Index (RSI), Bollinger Bands và Moving averages.

Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật

Mặc dù một số nhà giao dịch và nhà phân tích vẫn đang tranh luận đâu là phương pháp tốt hơn, cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trên thực tế đều hữu dụng và có giá trị. Các nhà giao dịch trong ngày thường dựa vào phân tích kỹ thuật vì nó thực tế hơn đối với quy mô ngắn hạn.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là các thị trường tài chính có mối liên kết với nhau. Ví dụ, lãi suất thấp dẫn đến sự suy giảm của đồng nội tệ. Trong khi đó, điều này lại khiến những tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà giao dịch. Sự suy giảm của đồng Bảng Anh (GBP) ảnh hưởng tiêu cực đến các vị thế mua GBP đối với các cặp tiền như USD/GBP hay EUR/GBP nhưng nó lại dẫn đến sự tăng trưởng của FTSE 100, chỉ số bao gồm rất nhiều công ty mạnh về xuất khẩu. Đồng GBP yếu khiến giá xuất khẩu rẻ hơn và trở nên hấp dẫn hơn đối với các quốc gia khác.

Phân tích cơ bản thường được dùng bởi các nhà giao dịch muốn đầu tư dài hạn; một số nhà giao dịch chỉ sử dụng một phương pháp phân tích, còn đa số lựa chọn kết hợp cả hai.

Ngoài các dữ liệu kinh tế được các cơ quan chính phủ công bố, các nhà phân tích tại những tổ chức tài chính hàng đầu cũng đưa ra các dự báo của họ về giá và diễn biến kinh tế trong tương lai. Những kết quả nghiên cứu, triển vọng và phân tích thị trường giúp nhà giao dịch xây dựng ý tưởng và hiểu được những diễn biến nội tại của nền kinh tế và thị trường có thể ảnh hưởng đến các vị thế của họ trong tương lai.

Vì sao phân tích thị trường lại quan trọng?

Từ các yếu tố nêu trên, chúng ta có thể kết luận rằng việc phân tích và nghiên cứu có thể giúp:

●      Đa dạng hóa danh mục: Với sự hỗ trợ của dữ liệu, nhà giao dịch có thể xác định tài sản nào sẽ mất giá và tài sản nào sẽ tăng giá. Điều này giúp họ chọn sản phẩm phù hợp để phân tán rủi ro trên nhiều nhóm tài sản. Ví dụ, sau cuộc họp về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Canada, các vị thế mua đối với CAD, EUR và CHF đã gia tăng.

●      Quản lý rủi ro: Khi phân tích dữ liệu và bình luận thị trường, nhà giao dịch có thể phát hiện thấy những dấu hiệu biến động gia tăng, khả năng điều chỉnh hoặc xu hướng giảm giá của tài sản. Ví dụ, một số nhà giao dịch cho rằng xu hướng chủ đạo trong 2021 là tăng vì lập trường ôn hòa của FED trong việc nới rộng thâm hụt của Mỹ và gia tăng tài trợ bằng USD.

●      Tối ưu các chiến thuật giao dịch: Phân tích cơ bản và kỹ thuật có thể giúp tinh chỉnh các chiến thuật giao dịch thông qua việc tìm kiếm các cơ hội giao dịch và các điểm vào/thoát vị thế hợp lý.

Kết luận

Những khủng hoảng chính trị và xã hội lớn chưa từng thấy trong năm 2020 đã dẫn đến sự bất ổn và biến động của thị trường. Tuy nhiên, bất chấp đại dịch tiếp diễn, một số quốc gia đã cho thấy dấu hiệu phục hồi kinh tế nhờ đẩy mạnh các chương trình tiêm chủng.

Vì vậy, điều quan trọng là nhà đầu tư và nhà giao dịch cần tiếp tục theo dõi tin tức để tránh rủi ro. Ngoài ra, sự thay đổi không ngừng về các quy định pháp lý đối với đầu tư và giao dịch cá nhân đã gây khó dễ cho một số công ty cung cấp dịch vụ tài chính. Sẽ không dễ để nhà giao dịch tìm được một nhà môi giới tốt, minh bạch và đáng tin cậy cùng các công cụ phân tích và nghiên cứu đa dạng có thể giúp họ bắt kịp với thị trường.

BDSwiss đã được hơn 1,5 triệu khách hàng trên toàn cầu tin tưởng nhờ việc xây dựng một môi trường giao dịch minh bạch, mang đến trải nghiệm đẳng cấp thế giới thông qua các công cụ, nền tảng và tài sản giao dịch phong phú. Chúng tôi tin rằng những công cụ cung cấp thông tin sâu rộng sẽ giúp các nhà giao dịch đưa ra những quyết định chính xác.

Các chuyên gia giao dịch và nhà phân tích thị trường hàng đầu của chúng tôi vẫn đang ngày đêm làm việc để mang tới những phân tích và tin tức tài chính mới nhất. Bạn có thể truy cập và xem các tài liệu đào tạo của chúng tôi, bao gồm các hội thảo trực tuyến, khóa học video, hội thảo forex, phân tích thị trường đặc biệt và hơn thế nữa.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung của bài viết này không được hiểu là tư vấn đầu tư, khuyến nghị hoặc gợi ý về chiến thuật đầu tư liên quan đến công cụ tài chính, theo bất kỳ cách nào, dù là rõ ràng hay ẩn ý, trực tiếp hoặc gián tiếp. Mọi quan điểm hoặc ý kiến được trình bày trong email này đều từ phía tác giả và không nhất thiết đại diện cho quan điểm hoặc ý kiến của Công ty, trừ khi được đề cập. Các minh họa về kết quả trong quá khứ hoặc kết quả mô phỏng trong quá khứ trong tài liệu này không phải là một chỉ báo đáng tin cậy về kết quả trong tương lai.

Add Comment