Xu hướng hiện nay của một số tài sản tài chính

Đa dạng hóa danh mục đầu tư trở nên cần thiết hơn bao giờ hết trong những thời điểm nhiều biến động như hiện nay. Trong khi thế giới vẫn phải vật lộn với đại dịch, các thị trường tài chính sẽ phụ thuộc vào các chính sách tiền tệ và tài khóa của chính phủ được đưa ra nhằm giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng. Đa dạng hóa tài sản có thể giúp nhà giao dịch quản lý rủi ro và giảm thiểu tác động của biến động giá đối với kết quả giao dịch của họ.

Tuy nhiên, đa dạng hóa danh mục đầu tư quá mức lại là một công thức dẫn đến thảm họa. Bạn cần chọn tài sản dựa trên khả năng chịu rủi ro, vốn giao dịch, chiến lược, kiến thức và điều kiện thị trường hiện tại.

BDSwiss cung cấp hơn 250 cặp forex và CFD cổ phiếu, kim loại, chỉ số và hàng hóa cho bạn lựa chọn. Hãy cùng tìm hiểu về một số tài sản thịnh hành mà bạn có thể cân nhắc đầu tư trong bối cảnh kinh tế hiện tại.

Đồng Euro tăng giá so với Đô la Mỹ (EUR/USD)

Thị trường forex mang lại nhiều cơ hội giao dịch do yếu tố địa chính trị, các chính sách của ngân hàng trung ương và phản ứng đối với đại dịch của mỗi chính phủ là khác nhau. Đồng Euro – hiện đang tăng giá so với Đô la Mỹ – là một tài sản nhà đầu tư nên quan sát.

Khi Fed thông qua mục tiêu lạm phát trung bình vào năm 2020, đồng Đô la giảm giá đã thúc đẩy sự tăng giá của đồng Euro. Vào tháng 12 năm 2020, đồng Euro đã đạt đỉnh mới so với đồng Đô la – mức cao nhất trong hơn 2 năm, giao dịch với giá 1,2177 Đô la/Euro. Mức tăng này đã khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặc biệt chú ý, vì đây có thể là yếu tố làm giảm tỷ lệ lạm phát ở châu lục này.

Nhiều nhà phân tích kỳ vọng đồng Đô la sẽ tiếp tục mất giá do các biện pháp kích thích kinh tế quy mô lớn mà chính quyền Biden áp dụng và chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed. Sự phục hồi kinh tế toàn cầu cũng có thể khuyến khích các nhà giao dịch rời bỏ đồng Đô la như một tài sản trú ẩn an toàn để chuyển sang nắm giữ các đồng tiền khác như đồng Euro. Cho đến ngày 28 tháng 4 năm 2021, cặp EUR/USD đã dao động quanh mức cao nhất trong vòng 2 tháng do tốc độ các đợt tiêm chủng vắc xin ở châu Âu có dấu hiệu được đẩy mạnh.

Các nhà giao dịch đồng Euro cần chú ý quan sát một số yếu tố trong tương lai tới đây, bao gồm:

  • Triển khai tiêm chủng vắc xin ở Châu Âu và hiệu quả tiêm chủng
  • Tăng trưởng GDP của khu vực đồng Euro trong Quý 1 và Quý 2 năm 2021

●    Chính sách tiền tệ của Fed, và quyết định của Fed đối với việc có tăng lãi suất hay không trong bối cảnh kinh tế Mỹ phục hồi nhanh chóng.

Một số cặp tiền chứa đồng Euro khác có thể mang đến nhiều cơ hội giao dịch, bao gồm:

  • EUR/GBP: Căng thẳng liên quan đến Brexit dịu bớt và thỏa thuận thương mại giữa châu Âu và Vương quốc Anh đã thúc đẩy giá đồng Bảng Anh tăng lên. Khi đồng GBP hưởng lợi từ dòng tiền mạnh mẽ đổ vào danh mục đầu tư theo chu kỳ, EUR/GBP là một trong những cặp tiền cần theo dõi.
  • EUR/AUD: Nền kinh tế Úc phục hồi mạnh mẽ hơn EU. Thêm vào đó, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) có khả năng điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn so với ECB. Ngoài ra, những lo ngại về lạm phát trên toàn cầu có thể làm gia tăng mức độ quan tâm đến các đồng tiền hàng hóa như AUD.

Cổ phiếu công nghệ hàng đầu cần chú ý

Cổ phiếu công nghệ đã trải qua biến động lớn vào năm 2020, khi các đợt phong tỏa do đại dịch gây ra tạo điều kiện cho các dịch vụ công nghệ tham gia nhiều hơn vào nền kinh tế. Về dài hạn, các nhà phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên tìm kiếm các công ty có thể tiếp tục thích ứng khi điều kiện kinh tế trở lại bình thường. Một số tên tuổi công nghệ chúng tôi cho rằng có khả năng duy trì lợi nhuận tốt bao gồm:

  • Facebook Inc.: Nền tảng này vẫn không ngừng kết nối bạn bè và các gia đình trên khắp thế giới. Hơn nữa, doanh thu từ quảng cáo đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của mạng xã hội khổng lồ này trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Công ty gần đây đã cho ra mắt mảng kinh doanh thương mại điện tử mới được dự đoán là đầy hứa hẹn.
  • Apple Inc.: Gã khổng lồ công nghệ này vẫn là một thương hiệu phổ biến trong các gia đình, và những dịch vụ của họ tiếp tục thu hút người tiêu dùng. Công ty gần đây đã công bố kế hoạch rót 430 tỷ Đô la vào các khoản đầu tư tại Mỹ trong vòng 5 năm.
  • Amazon.com Inc: Theo quan điểm của chúng tôi, nền tảng thương mại điện tử này đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch và sẽ tiếp tục là một thương hiệu có giá trị trong tương lai.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc một số công ty khác như Microsoft Corp. và Alphabet Inc. Năm cổ phiếu này chiếm tổng số 22% giá trị thị trường của S&P 500. Cổ phiếu công nghệ thường có xu hướng tăng trong môi trường lãi suất thấp. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng nhà đầu tư nên cẩn trọng với các yếu tố rủi ro sau:

  • Định giá cao
  • Số trường hợp nhiễm Covid-19 đang tăng lên ở nhiều quốc gia trên thế giới, ví dụ như Ấn Độ – thị trường chính của một số các công ty này
  • Lo ngại về lạm phát.

Các cổ phiếu khác có thể cân nhắc

Cổ phiếu cơ sở hạ tầng

Khẩu hiệu mới “Xây dựng lại tốt hơn” của chính quyền Biden và gói ngân sách dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 1,7 nghìn tỷ Đô la được đề xuất gần đây là cơ sở chính đáng cho sự tăng trưởng của cổ phiếu cơ sở hạ tầng. Một số cổ phiếu cần chú ý bao gồm:

Cổ phiếu tài chính

Với gói chi tiêu kích thích nền kinh tế cao kỷ lục của Mỹ và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt, lo ngại lạm phát đang gia tăng. Mặc dù Fed dường như phớt lờ tỷ lệ lạm phát đang tăng, các ngân hàng trung ương khác có thể sẽ tăng lãi suất. Lãi suất tăng có thể là một tín hiệu tích cực đối với các cổ phiếu tài chính nhờ cơ hội cải thiện biên lãi ròng. Bạn cũng có thể đầu tư sang các thị trường khác như Vương quốc Anh và EU.

  • HSBC Holdings PLC
  • Barclays PLC
  • Deutsche Bank AG

Hàng hóa có thể là một lựa chọn khi lạm phát gia tăng

Với kỳ vọng lạm phát gia tăng, các nhà giao dịch có thể thấy rằng tiền tệ đang mất đi sức hấp dẫn do sức mua yếu đi. Điều này có thể khiến họ chuyển sang tìm kiếm các tài sản hữu hình như hàng hóa.

Giá dầu có xu hướng tăng cùng với lạm phát. Điều này là do dầu mỏ là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động sản xuất và giao thông vận tải. Mặt khác, Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát: giá trị của Vàng sẽ tăng khi sức mua của đồng Đô la giảm. Theo Goldman Sachs, Vàng có thể đạt mức giá 2.300 USD/ounce vào năm 2021 do nhu cầu ngày càng lớn trong bối cảnh lạm phát gia tăng và những bất ổn kinh tế vẫn tồn tại.

Tiền điện tử là một hàng rào chống lại lạm phát

Trong khi Vàng thường được ca ngợi là hàng rào chống lại lạm phát, thì Bitcoin thường được coi là Vàng kỹ thuật số. Vào năm 2020, giá bitcoin tăng gấp 10 lần so với Vàng do nhu cầu bitcoin của các nhà đầu tư tổ chức, những nhà đầu tư lớn xây dựng danh mục đầu tư tiền điện tử của họ để chống lại những bất ổn kinh tế, tăng lên. Các loại tiền điện tử khác như Ether đã tăng 200% so với đầu năm vào năm 2021 nhờ sự thay đổi cấu trúc mạng lưới theo giao thức 2.0. Các nhà đầu tư đã kiếm lời từ điều này.

Tiền điện tử thường dễ biến động hơn các loại tài sản truyền thống, và các nhà giao dịch cần cân nhắc mức độ biến động cao của tiền điện tử trước khi tham gia giao dịch. BDSwiss cung cấp một trong những nền tảng giao dịch tinh vi nhất và một ứng dụng giao dịch di động trực quan & độc đáo để giúp các nhà giao dịch theo dõi thị trường và phát triển các chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả mọi lúc, mọi nơi. Bạn có thể giao dịch hơn 20 CFD cặp tiền điện tử và các tài sản khác để thực hiện chiến lược phân tán rủi ro của mình.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung của bài viết này không được hiểu theo bất kỳ cách nào, dù rõ ràng hay hàm ý, trực tiếp hay gián tiếp, là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị hoặc gợi ý về chiến lược đầu tư đối với một công cụ tài chính, theo bất kỳ cách nào. Mọi quan điểm hoặc ý kiến được trình bày trong bài viết chỉ mang tính chất cá nhân của tác giả và không nhất thiết đại diện cho quan điểm hoặc ý kiến của Công ty, trừ khi được nêu rõ. Bất kỳ đề cập nào về hiệu suất đầu tư trong quá khứ hoặc hiệu suất đầu tư trong quá khứ được mô phỏng trong tài liệu này không phải là một chỉ báo đáng tin cậy về kết quả trong tương lai.

Add Comment