Caffeine ảnh hưởng đến cơ thể và não bộ của bạn như thế nào? – VnReview

Nhiều người sẽ không thể bắt đầu ngày mới mà không có một cốc cà phê. Trong đó có chứa Caffeine – chất kích thích với những tác dụng phụ giúp tỉnh táo hơn, tập trung hơn, nhưng nhiều khi cũng có thể gây hại ảnh hưởng đến các quá trình tiêu hóa, trao đổi chất và thị lực trong cơ thể.

Các loại thức uống có chứa caffeine ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn bằng nhiều cách khác nhau – một nghiên cứu mới cho thấy cà phê dường như có thể kéo tuổi thọ dài hơn, trong khi nhiều loại thức uống tăng lực lại có lượng đường rất cao.

Đây là những gì thực sự đang diễn ra sau khi bạn uống một tách coffe.

Caffeine là loại thuốc thần kinh được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

Caffeine cũng được xem như một loại thuốc thần kinh, thế nhưng mọi người đều không nghĩ như vậy và sử dụng nó phổ biến trên toàn thế giới. Caffeine ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thay đổi cách cảm nhận và tương tác với thế giới xung quanh. Charles Czeisler, nhà nghiên cứu thần kinh đại học Harvard đưa ra giả thuyết rằng caffeine khi kết hợp với điện sẽ giúp con người thoát khỏi giấc ngủ, phá vỡ chu kỳ tự nhiên và tỉnh táo hơn.

Mỗi ngày não sản sinh ra nhiều adenosine để giúp con người cảm thấy buồn ngủ và dễ chìm vào giấc ngủ. Ngược lại khi ngủ sẽ làm giảm hoocmon này. Trong khi đó, caffeine theo máu đi lên não bộ, đánh bật và vô hiệu hóa adenosine, đẩy lùi cảm giác buồn ngủ giúp tỉnh táo hơn.

Cải thiện tâm trạng

Là chất kích thích hệ thống thần kinh trung ương, caffeine không chỉ tăng cường sự tỉnh táo mà còn cải thiện tâm trạng. Điều này là do hiệu ứng chặn adenosine khiến bạn cảm thấy tỉnh táo và cho phép dopamine và glutamine (các chất kích thích tự nhiên do não tạo ra) hoạt động tự do, làm cho bạn tỉnh táo hơn, ít chán nản, và tăng cường tâm trạng.

Và thật thú vị, một số nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ caffeine và giảm nguy cơ trầm cảm và tự tử – đặc biệt là khi được tiêu thụ dưới dạng cà phê. Tuy nhiên, ít nhất một trong những nghiên cứu này chỉ tìm thấy mối liên hệ này với cà phê caffeine chứ không phải trà, mặc dù cà phê có tác dụng cũng tương đương với trà.

Tuy nhiên, caffeine cũng làm tăng mức adrenaline, có thể khiến tâm trạng khó chịu

Caffeine kích thích tế bào não của chúng ta, có nghĩa là trung tâm kiểm soát hoocmon báo cho tuyến yên có trường hợp khẩn cấp, tương tự như thức ăn thừa báo với tuyến thượng thận (nằm phía trên thận) để làm tràn cơ thể với adrenaline.

Bình thường hoocmon Adrenaline tiết ra trong trạng thái kích thích như bị đe doạ hoặc gặp rắc rối, khi đó chúng ta thường có xu hướng trở nên cáu kỉnh, lo lắng và cảm xúc nhiều hơn. Mặc dù có thể hữu ích trong những lúc cần thiết hoặc tự bảo vệ mình, hoocmon hung hãn lại không tốt trong những tình huống như đàm phán trong cuộc họp hoặc trả lời một bài phỏng vấn,…

Cải thiện trí nhớ

Caffeine cũng có thể cải thiện trí nhớ, đặc biệt là khả năng nhớ danh sách các từ và thông tin đơn giản – trong một vài nghiên cứu (nhưng không phải tất cả). Một số nghiên cứu cho thấy nó giúp những ký ức “dính” trong não và dễ dàng nhớ lại những thông tin sau đó.

Tuy nhiên, phản ứng này dường như chỉ đối với những người chưa quen và uống caffeine lần đầu. Stephen Braun, tác giả của “Buzz: The Science and Lore of Alcohol and Caffeine”, giải thích rằng phản ứng chất caffeine của từng cá nhân rất khác nhau – trong khi một số người cảm thấy phấn chấn, hiệu quả sau khi uống cà phê và ngược lại. Tuy nhiên uống quá nhiều caffeine có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Caffeine có thể làm tăng sự tập trung

Một trong những lý do phổ biến khiến mọi người uống cà phê hoặc trà chứa caffeine là giúp họ tập trung trong công việc và không có gì đáng ngạc nhiên khi một trong những ảnh hưởng rõ nhất về tinh thần của caffeine là tăng cường khả năng tập trung, đặc biệt đối với những người mệt mỏi.

Nghiên cứu cho thấy các tài xế lái xe đường dài sẽ ít buồn ngủ, mệt mỏi nếu họ dùng cà phê, trà, thuốc hoặc thức uống tăng lực có chứa caffeine.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều lo lắng và biết rằng sẽ khó tập trung nếu lạm dụng quá nhiều.

Caffeine gây nghiện

Một số nghiên cứu cho thấy rằng lợi ích nhận thức của caffeine không thực sự có lợi, tất cả những ảnh hưởng tích cực của caffeine – từ tâm trạng tốt lên đến trí nhớ và sự tập trung chú ý – có thể chỉ là kết quả tạm thời của caffeine.

Khi nghiện cà phê mà không uống có thể khiến họ cảm thấy mệt mỏi và ít tập trung. Và khi uống lại một lần nữa, người uống sẽ cảm thấy tốt hơn.

Có thể làm giảm sự thèm ăn nhưng chỉ trong một thời gian ngắn

Một tách cà phê có thể làm giảm sự thèm ăn trong một thời gian ngắn, nhưng có rất ít hoặc không có bằng chứng cho thấy việc uống caffeine thường xuyên có thể giúp giảm sự thèm ăn hoặc giảm cân.

Caffeine giúp thuốc phát huy tác dụng nhanh hơn

Ngoài các chất giảm đau truyền thống như ibuprofenacetaminophen còn có excedrin chứa caffeine. Đây là bằng chứng cho thấy caffein giúp giảm đau, như acetaminophen (thành phần chính trong Tylenol) và aspirin, có tác dụng nhanh hơn, dài hơn và hiệu quả hơn.

Tăng cường sức khỏe hợp pháp trong thể thao

Caffeine là một trong những chất tăng cường hiệu suất phổ biến nhất trong thể thao. Nếu dùng đúng liều lượng có thể mang lại cho vận động viên hiệu quả tích cực, miễn là không sử dụng quá nhiều.

Caffeine có thể gây chứng ợ nóng

Trong khi một tách cà phê ấm có thể khiến bạn dịu đi lúc lạnh hoặc mệt mỏi, thì caffeine cũng làm tăng mức axit trong dạ dày của bạn. Điều này có thể dẫn đến chứng ợ nóng và xấu hơn dẫn đến loét dạ dày.

Tiêu thụ cà phê thường xuyên có thể kéo dài tuổi thọ?

Hai nghiên cứu gần đây đã tìm ra bằng chứng cho thấy những người uống nhiều cà phê sống lâu hơn. Các nhà nghiên cứu đã phân tích chế độ ăn kiêng và sức khoẻ của hàng trăm ngàn người, và thấy rằng những người uống cà phê nhiều ít khi chết vì bệnh tim, ung thư và tiểu đường, so với những người khác. Ngoài ra, cà phê có nhiều lợi ích sức khoẻ nhất định, vì vậy ngay cả khi đang giảm caffeine, bạn không nhất thiết phải chấm dứt thói quen uống chúng.

Thái Âu

Nguồn: http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/2229074/caffeine-anh-huong-den-co-the-va-nao-bo-cua-ban-nhu-the-nao

Add Comment