Đừng bị lóa mắt bởi nhãn hiệu Leica, Hasselblad… trên điện thoại Trung Quốc – VnReview

Ngày càng nhiều công ty Trung Quốc hợp tác với các nhãn hiệu nhiếp ảnh nổi tiếng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với chất lượng camera được cải thiện chỉ bằng một hàng chữ.

VnReview lược dịch bài viết thể hiện quan điểm riêng của trang công nghệ Sammobile.

Những năm gần đây, các công ty Trung Quốc tích cực quảng bá hệ thống camera được gắn nhãn bởi một công ty nhiếp ảnh có tiếng. Nhiều người dùng bị hấp dẫn bởi hệ thống camera như vậy, với niềm tin rằng nó được thiết kế và đóng góp bởi những chuyên gia hàng đầu, đến từ các công ty trong ngành nhiếp ảnh. Nhưng thực tế, đó chỉ là những mối quan hệ hợp tác phục vụ cho hoạt động marketing và khuếch trương danh tiếng.

Gắn nhãn các thương hiệu nổi tiếng

Từ rất lâu trước đây, Nokia là công ty khơi mào chuyện này bằng việc hợp tác với Zeiss, một công ty quang học nổi tiếng của Đức. Nhưng việc hợp tác với một công ty chuyên môn cao về nhiếp ảnh chỉ thực sự được thổi phồng bởi Huawei. Hãng smartphone Trung Quốc đã chọn hợp tác với công ty Đức Leica. Điện thoại của họ cung cấp chất lượng camera rất ấn tượng, đôi khi còn tốt hơn cả điện thoại đến từ Samsung, Apple.

Huawei hợp tác với Leica 

Tuy nhiên, kết quả đó không nhất thiết phải đến từ hàng chữ Leica bạn thấy trên các tài liệu tiếp thị, trên thân máy. Hệ thống thấu kính của điện thoại thực chất không phải do Leica sản xuất như nhiều người tưởng, mà tới từ các đối tác Trung Quốc như là Sunny Optical. Leica chuyên về quang học và sản xuất những ống kính cực kỳ đắt tiền, nhưng họ không cần thiết phải xây dựng cơ sở chế tạo thấu kính dùng trên smartphone.

Vậy nên, hệ thấu kính trên các flagship Huawei đó tuy gắn nhãn Leica, nhưng đó là sản phẩm được gia công theo thiết kế từ trước của Huawei và công ty Đức. Đừng nhầm lẫn chúng tương đương với những “chấm đỏ” Leica hàng ngàn USD bạn thấy ở các cửa tiệm.

OnePlus chuẩn bị áp dụng chiến lược tương tự. Công ty Trung Quốc đã hợp tác với hãng Thụy Điển Hasselblad để được quyền gắn nhãn lên cụm camera ở thân máy. Hasselblad là một công ty nhiếp ảnh nổi tiếng như Leica, chuyên sản xuất camera, ống kính, máy quét,… Tuy nhiên, không có chuyện phần cứng camera điện thoại OnePlus được thiết kế bởi kỹ sư Hasselblad.

Đến lượt OnePlus cũng tìm đến một công ty nhiếp ảnh nổi tiếng

Thay vào đó, theo tuyên bố từ công ty thì hệ thống camera này là sự kết hợp giữa cảm biến hình ảnh Sony, chuyên môn nhiếp ảnh Hasselblad và kinh nghiệm bản thân họ. Công ty cũng cam kết sẽ mở rộng quan hệ hợp tác này hơn nữa trong tương lai nhưng chưa rõ là gì. Rất có thể các kỹ sư Hasselblad đã tham gia cố vấn dựa trên hiểu biết của họ, giúp OnePlus tinh chỉnh thuật toán và giao diện phần mềm.

Nếu bạn cần một ví dụ, ngay cả Samsung cũng thường sử dụng cụm từ marketing “Tuned by AKG” để quảng cáo tai nghe. Đừng nhầm lẫn! Đó không gì hơn là một cụm từ tiếp thị để giúp họ bán được hàng. Các audiophile (người chơi âm thanh) thứ thiệt sẽ không bị thuyết phục bởi hàng chữ đó. Các mẫu tai nghe Samsung cũng không vì gắn nhãn AKG mà đạt tới chất âm tương tự những sản phẩm do đích thân AKG làm ra.

Liệu Samsung có nên học tập?

Đến lúc này, có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao Samsung không thực hiện chiến lược tương tự? Họ đang là hãng điện thoại lớn nhất thế giới, việc cộng tác với một đơn vị nhiếp ảnh nổi tiếng chắc chắn sẽ giúp tăng thêm danh tiếng cho cả hai. Nếu không thể cải thiện khả năng nhiếp ảnh di động của sản phẩm, ít nhất cũng tạo thêm lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ Trung Quốc.

Samsung có nhiều công ty con sản xuất các thành phần của một hệ thống camera di động (ảnh: Samsung)

Lí do đến giờ chúng ta cũng chưa thể biết. Nhưng chắc chắn Samsung có khả năng tự chủ hơn hẳn những hãng Trung Quốc kia. Họ có bộ phận LSI tự thiết kế cảm biến ISOCELL, Foundry phụ trách sản xuất, Electro-Mechanics thiết kế và sản xuất thấu kính, bộ truyền động và lắp ráp module camera hoàn chỉnh.

Trong khi đó, các hãng Trung Quốc phải phụ thuộc vào cảm biến Sony, thấu kính và module cũng mua từ bên thứ ba chứ không tự sản xuất. Đôi khi, đó chính là công ty của Samsung. Có thể đây chính là nguyên nhân, cấu trúc doanh nghiệp của Samsung không giống như OnePlus hay Huawei.

Công ty Hàn Quốc muốn đánh bóng hình ảnh của mình trong mắt người dùng, muốn ghi dấu ấn rằng hệ thống camera được tạo nên hoàn toàn bởi công nghệ của hãng. Việc nhờ cậy đến một thương hiệu nhiếp ảnh nổi tiếng nằm ngoài tập đoàn Samsung có thể ảnh hưởng đến hình ảnh cao cấp mà công ty muốn gây dựng.

Tai nghe Samsung được gắn nhãn AKG

Nếu như Samsung thâu tóm một đơn vị nào đó trong ngành nhiếp ảnh, lúc đó họ sẽ tự tin gắn nhãn công ty con của mình lên flagship Galaxy. Chuyện này đã xảy ra với Harman và AKG, sau khi trở thành một phần của tập đoàn Hàn Quốc thì tên của họ đều được tận dụng để tiếp thị cho tai nghe, loa thanh của tập đoàn mẹ.

Ambitious Man

!function(f,b,e,v,n,t,s)
if(f.fbq)return;n=f.fbq=function()n.callMethod?
n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments);
if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version=’2.0′;
n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0;
t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0];
s.parentNode.insertBefore(t,s)(window, document,’script’,
‘https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js’);
fbq(‘init’, ‘137432690179439’);
fbq(‘track’, ‘PageView’);

Nguồn: https://vnreview.vn/tin-tuc-thi-truong/-/view_content/content/3397663/dung-bi-loa-mat-boi-nhan-hieu-leica-hasselblad-tren-dien-thoai-trung-quoc

Add Comment