21+ phần mềm của Adobe: Nên học phần mềm nào của Adobe?

Như các bạn cũng đã biết, bộ phần mềm của hãng Abode (tên đầy đủ là tập đoàn Adobe Systems Incorporated) luôn được người dùng yêu thích và tin dùng.

Và trong tương lai gần thì khó có một công ty nào đủ sức để cạnh tranh lại với Adobe do họ đã có một hệ sinh thái các phần mềm quá tuyệt vời, giúp người dùng cho ra những bức hình, những video, những hiệu ứng… thực sự chất lượng.

Bằng chứng là bạn có thể thấy, nhan nhản những trung tâm dạy sử dụng những phần mềm có trong bộ phần mềm của Adobe, hay là sự xuất hiện của các phần mềm này trong các dự án, phim…

Vậy đâu là lý do khiến bộ phần mềm của Adobe lại trở nên phổ biến như vậy, liệu chúng có tốt hơn những phần mềm khác với chức năng tương tự hay không?

tai-sao-bo-phan-mem-cua-adobe-lanh-thanh-cong-den-vay (1)

Nhưng trước tiên, chúng ta hãy cùng điểm mặt những phần mềm đình đám có trong bộ phần mềm của Adobe cái đã.

I. Các phần mềm của Adobe

Phần nội dung bên dưới là những ứng dụng Adobe phổ biến nhất, cùng với những công dụng của chúng.

Mình tin là nhiều bạn sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên, vì chúng nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng rất nhiều. Những gì bạn cần, Adobe đều có các sản phẩm tương ứng dành cho bạn!

Hiện tại mình đã mở dịch vụ nâng cấp Adobe Creative Cloud All Apps giá rẻ, đây là một bộ công cụ chứa đầy đủ các phần mềm của hãng Adobe, sử dụng vô cùng tiện lợi.

Link sản phẩm: https://shop.blogchiasekienthuc.com/nang-cap-adobe-creative-cloud-all-apps-gia-re/

#1. Adobe Photoshop

Vâng, quá quen thuộc rồi, đây là phần mềm dùng để chỉnh sửa ảnh, thiết kế poster, banner… hay các ấn phẩm về hình ảnh nói chung.

Rõ ràng rồi, Photoshop là một phần mềm nổi tiếng nhất trong bộ phần mềm của Adobe, nó nổi tiếng tới mức: từ “photoshop” trở thành một động từ để thay thế cho “chỉnh sửa ảnh” hoặc “ghép ảnh”.

Ví dụ bạn nhìn thấy hình một em hotgirl ăn mặc s.e.x.y, da thì trắng nõn… bạn sẽ nói là chắc photoshop chán rồi, chứ chẳng ai nói chắc chỉnh sửa ảnh chán rồi cả đúng chứ 😀

Nhưng Photoshop có một đặc điểm (cũng có thể nói là nhược điểm), đó là nó làm việc với ảnh và pixel (điểm ảnh), vì thế nên khi phóng to ấn phẩm thì các pixel sẽ bị vỡ và không còn giữ được chất lượng tốt nhất.

Từ đó, chúng ta có Adobe Illustrator !

#2. Adobe Illustrator

Adobe Illustrator là phần mềm thiết kế sử dụng thuật toán và vector, vậy nên nó sẽ đảm bảo chất lượng cho việc in ấn với kích thước lớn.

  • Thiết kế trong in ấn. Tạo tờ rơi, thiệp, Poster, Card Visit, tờ gấp, banner, biển hiệu, cắt chữ…
  • Hỗ trợ thiết kế banner, poster dùng cho Marketing online.
  • Thiết kế logo, hay bộ nhận diện thương hiệu.
  • Bạn cũng có thể sử dụng để vẽ nhân vật hoạt hình…..

Và để in ấn, chúng ta cần thiết kế layout in ấn, từ đó Adobe InDesign ra đời.

#3. Adobe InDesign

Như mình có nói bên trên, phần mề Adobe InDesign sẽ hỗ trợ người dùng thiết kế layout in ấn.

Nhưng chúng ta cần kết hợp giữa bài viết, hình ảnh và tiêu đề… lại với nhau.

Điều này giúp mọi người có thể làm việc kết hợp và làm việc nhanh chóng cùng nhau trên một ấn phẩm, lúc này Adobe InCopy có mặt.

#4. Adobe InCopy

Adobe InCopy sẽ hỗ trợ làm việc nhóm, để nhiều người có thể làm việc trên cùng một ấn phẩm.

#5. Adobe Lightroom

Quay trở lại với Photoshop một chút.

Mặc dù Photoshop là một phần mềm xử lý ảnh chuyên nghiệp, nhưng với nhiếp ảnh gia vốn có hàng trăm, hàng ngàn bức ảnh đang cần được xử lý nhanh chóng thì Photoshop không đáp ứng được.

=> Vì thế phần mềm Adobe Lightroom ra đời.

Lightroom là phần mềm quản lý thư viện và chỉnh sửa ảnh hàng loạt, người dùng có thể nhanh chóng chỉnh sửa độ sáng, độ tương phản, hay màu sắc… của hàng ngàn tấm ảnh khác nhau chỉ với vài click chuột.

Nhược điểm của Adobe Lightroom là không thể chỉnh sửa chi tiết tới từng pixel như trên Photoshop được, nhưng với một lượng lớn ảnh cần xử lý hàng loạt thì Lightroom là một sự lựa chọn hàng đầu, nó cực kỳ hữu dụng lúc này.

Chúng ta có thể lọc ra một số ảnh đã được xử lý qua bằng Lightroom và sau đó tiếp tục chỉnh sửa chuyên sâu bằng Photoshop.

Vâng, chúng ta có ảnh, thậm chí rất nhiều ảnh nên chúng ta cần phải có phần mềm quản lý hình ảnh chuyên nghiệp. Vậy là Adobe Bridge ra đời.

#6. Adobe Bridge

Adobe Bridge là một phần mềm quản lý, tìm kiếm và hỗ trợ xem các file đa phương tiện (hình ảnh, video…).

Có thể nhiều bạn sẽ thắc mắc: Vậy thì chẳng phải tính năng nó cũng khá giống với phần mềm Lightroom bên trên rồi sao?

Đúng là khá giống, tuy nhiên Adobe Bridge đa năng hơn, quản lý được nhiều định dạng file hơn, và nó có thể kết hợp với các phần mềm Adobe khác chứ không chỉ quản lý file ảnh như Lightroom.

#7. Adobe Premiere Pro

Tiếp đến, chúng ta có phần mềm Adobe Premiere Pro.

Adobe Premiere Pro là một phần mềm biên tập video,dựng video… để tạo nên các video chuyên nghiệp mà chúng ta vẫn xem thường ngày.

Từ các video bạn hay xem trên Youtube cho tới các bộ phim bom tấn, tất cả đều có thể được tạo nên bởi “anh chàng” này.

Bạn có thể dễ dàng cắt ghép, chỉnh sửa nhiều clip nhỏ, thêm chữ, thêm hiệu ứng, thêm âm thanh và sau đó xuất chúng ra các định dạng video mà bạn muốn.

Với Adobe Premiere Pro bạn có thể:

  • Cắt, ghép, sắp xếp thứ tự các clip và xuất chúng thành một video hoàn chỉnh.
  • Chèn chữ hoặc logo vào video.
  • Sử dụng và tạo các Key Frame cơ bản. Các key frame cơ bản như: Motion, Opacity, Audio, Mask… Hiểu một cách đơn giản thì với key frame bạn có thể làm chữ chạy, xuất hiện và biến mất…
  • Hiểu Blending Mode ở mức cơ bản.
  • Hỗ trợ làm phụ đề cho video.
  • Hỗ trợ chỉnh màu cơ bản cho video.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng làm chuyển cảnh với một số hiệu ứng cơ bản.

Mặc dù với phần mềm Adobe Premiere Pro thì chúng ta đã có thể thêm chữ, thêm hiệu ứng và âm thanh rồi, nhưng để chuyên về hiệu ứng thì chúng ta sẽ có thêm Adobe After Effect.

#8. Adobe After Effect

After Effect (AE) là một phần mềm cực kỳ mạnh mẽ trong việc xử lý các hiệu ứng, bạn có thể tạo ra rất rất nhiều hiệu ứng lung linh huyền ảo cho video clip của bạn.

Có thể coi After Effect như là Photoshop cho video vậy.

Nhưng nếu After Effect đã mạnh như thế rồi thì ta cần gì tới phần mềm Premiere Pro nữa nhỉ?

#9. Adobe Premiere Pro

À thì bởi vì After Effect chỉ có thể làm việc với một video cùng lúc mà thôi.

After Effect không được thiết kế để chỉnh sửa và tạo ra video cuối cùng. Vậy nên bạn cần xuất video từ After Effect và cho vào Premiere Pro để có thành phẩm.

Vậy làm thế nào để có thành phẩm (tức là xuất ra một video hoàn chỉnh)?

Vâng, lúc này bạn sẽ cần đến Adobe Media-Encoder.

#10. Adobe Media-Encoder

Adobe Media-Encoder là một công cụ dùng để kết xuất video bạn đã tạo ra từ Premiere Pro và After Effect.

Adobe Media-Encoder sẽ nén video lại, chuyển đổi nó thành định dạng và độ phân giải phù hợp để nó có thể xem được ở nhiều thiết bị khác nhau.

Vậy, nếu bạn đi quay phim về, có rất nhiều đoạn video thô cần cắt và phải sắp xếp lại thì sao đây?

TADA! Adobe Prelude đến đây!

#11. Adobe Prelude

Adobe Prelude là công cụ chỉnh sửa video thiên về cắt thô và sắp xếp video.

Như các bạn biết rồi đấy, một dự án quay thường có nhiều cảnh quay, giờ quay, từ nhiều camera khác nhau.

Nhiệm vụ chính của Adobe Prelude là cắt bỏ các phần thừa, đánh dấu và phân loại các video trước khi chuyển chúng sang cho nhóm biên tập chính thức.

(Có thể coi quan hệ giữa Prelude và Premiere như là Lightroom và Photoshop vậy, một bên quản lý, phân loại, chỉnh sửa hàng loạt và một bên biên tập chuyên sâu).

#12. Adobe Audition

Mặc dù phần mềm Adobe Premiere Pro có thể thêm chữ, thêm hiệu ứng và âm thanh nhưng để chuyên biệt về âm thanh thì chúng ta sẽ có Adobe Audition!

Adobe Audition là một phần mềm chuyên dụng dùng để ghi, chỉnh sửa và mix âm thanh.

#13. Adobe Flash

Adobe Flash là phần mềm dùng để làm Animation 2D, game và các ứng dụng đơn giản.

(Có thể nhiều bạn trẻ không biết là những năm trước đây, game và các video animation sử dụng flash rất thịnh hành trên Internet. Nhất là những năm 2004-2005, máy tính nào cũng tràn ngập những game, video flash :D)

Có một phần mềm tên gần giống nó: Adobe Flash Builder, cũng được dùng để làm game và ứng dụng, nhưng thiên về lập trình hơn là animation.

Làm xong flash rồi thì cần một phần mềm đánh giá, phân tích xem nó có vấn đề gì không, từ đó một anh tên Adobe Scout ra đời =))

Nhưng giờ đây  thời cực thịnh của Flash đã qua rồi. Những công nghệ mới và tốt hơn như HTML5 đã ra đời, vì thế Adobe đã đổi tên Flash thành Adobe Animate, thêm một vài chức năng mới để bạn có thể xuất animation của mình làm ra dưới nhiều định dạng hơn, bao gồm cả HTML5.

#14. Adobe Air

Adobe Air là hệ thống cho phép bạn có thể xây dựng ứng dụng, game có sử dụng Animate cho các hệ điều hành Android và iOS.

#15. Adobe Character Animator

Adobe Character Animator là một phần mềm giúp bạn làm video, phim hoạt hình nhanh chóng từ các nhân vật 2D kết hợp với biểu cảm khuôn mặt của bạn.

Với Character Animator thì bạn không cần phải chỉnh sửa từng khung hình (frame-by-frame) một cách phức tạp nữa.

#16. Adobe Dimension

Adobe Dimension là một phần mềm tạo hiệu ứng 3D cơ bản cho ảnh 2D, ứng dụng trong quảng cáo và thiết kế bao bì.

#17. Adobe Fuse

Nói về 3D, chúng ta lại có Adobe Fuse – đây cũng là một phần mềm tạo mẫu 3D, nhưng thiên về con người hơn.

#18. Adobe XD

Adobe XD là một công cụ, phần mềm thiết kế trải nghiệm người dùng (UX – user experience) cho các ứng dụng web hay các ứng dụng di động.

Bạn có thể nhanh chóng phác thảo ra các mẫu giao diện cho app để mọi người cùng bàn bạc và thảo luận, trước khi đội dev bắt tay vào code.

#19. Adobe DreamWeaver

Vâng, để đưa cái giao diện này lên web, thì bạn sẽ cần dùng đến Adobe DreamWeaver.

DreamWeaver là phần mềm hỗ trợ bạn tạo website mà không cần biết đến code, nhưng tất nhiên là nó vẫn có những công cụ về code rất mạnh (dành cho những anh em biết về code).

#20. Adobe Acrobat Reader

Bạn dùng file PDF chứ? Chắc chắn là có rồi phải không ạ?

Để xem được file PDF, bạn cần có Adobe Acrobat Reader. Để tạo được file PDF, bạn cần có Adobe Acrobat Pro. Vậy là thêm 2 công cụ này nữa.

#21. Adobe Acrobat Pro

Adobe Acrobat Pro hỗ trợ tạo file PDF chuyên nghiệp như mình vừa nói bên trên.

Túm lại là, bộ phần mềm của hãng Adobe có các p/m sau:

  1. Photoshop: Hỗ trợ chỉnh sửa hình tĩnh (dạng pixel)
  2. Illustrator: Hỗ trợ thiết kế hình ảnh tĩnh (dạng vector)
  3. Indesign: Hỗ trợ thiết kế layout in ấn.
  4. Incopy: Hỗ trợ xử lý văn bản in ấn.
  5. Lightroom: Hỗ trợ quản lý thư viện ảnh, chỉnh sửa hình ảnh hàng loạt.
  6. Bridge: Hỗ trợ quản lý thư viện media.
  7. Premiere Pro: Hỗ trợ biên tập video
  8. After Effect: Hỗ trợ tạo hiệu ứng và kỹ xảo video..
  9. Media-Encoder: Hỗ trợ kết xuất, chuyển đổi định dạng video..
  10. Prelude: Hỗ trợ quản lý thư viện video.
  11. Audition: Hỗ trợ chỉnh sửa, mix âm thanh..
  12. Flash: Hỗ trợ làm animation, game flash 2D
  13. Scout: Hỗ trợ phân tích, đánh giá hiệu năng Flash
  14. Animate: Cũng giống như Adobe Flash bên trên nhưng có thêm tính năng hỗ trợ HTML5
  15. Air: Hỗ trợ làm ứng dụng, game trên iOS và Android
  16. Character Animator: Hỗ trợ làm video, hoạt hình nhanh từ ảnh 2D & biểu cảm gương mặt.
  17. Dimension: Hỗ trợ tạo hiệu ứng 3D cơ bản cho ảnh.
  18. Fuse: Hỗ trợ tạo hình ảnh mẫu người 3D
  19. XD: Hỗ trợ thiết kế giao diện trải nghiệm người dùng
  20. Dreamweaver: Hỗ trợ thiết kế website
  21. Acrobat Reader: Hỗ trợ đọc file PDF
  22. Acrobat Pro: Hỗ trợ tạo file PDF

Nhưng chưa hết đâu 🙂 còn rất nhiều dịch vụ và phần mềm do Adobe phát triển nữa, ví dụ như:

  1. Adobe Stock: Nơi mà bạn có thể mua ảnh, video, hay các thiết kế… của những người khác để phục vụ cho công việc của bạn.
  2. Adobe Typekit: Nếu muốn mua font chữ, bạn có thể tìm mua ở đây .
  3. Adobe Behance: Nơi mà bạn có thể “khoe” các tác phẩm sáng tạo của bạn đến cộng đồng sáng tạo toàn thế giới và PR bản thân.
  4. Adobe Portfolio: Giúp bạn tạo một website đơn giản.
  5. Adobe Photoshop-elementsAdobe Premiere-elements là các phiên bản đơn giản hơn, ít tùy chọn hơn so với Photoshop, Premiere.
  6. Adobe Spark: Ứng dụng thiết kế online giúp bạn thiết kế các sản phẩm ở mức cơ bản.
  7. Adobe ColdFusion: Nền tảng phát triển ứng dụng web thương mại.
  8. Adobe Experience Cloud (trước đây là Adobe Marketing Cloud): Công cụ hỗ trợ marketing trực tuyến (phân tích, đánh giá số liệu, insight khách hàng…)
  9. Adobe Photoshop-express, Adobe Premiere-clip, Adobe Illustrator-draw, Adobe Lightroom-for-mobile: Các app chỉnh sửa đơn giản cho di động.
  10. Adobe RoboHelp: Tạo trợ giúp người dùng (Help). Các file trợ giúp của các phần mềm, website… có thể được làm từ phần mềm RoboHelp.
  11. Adobe Presenter: Công cụ hỗ trợ làm slide trình chiếu.
  12. Adobe Captivate: Công cụ tạo các khóa học online.
  13. Adobe FrameMaker: Công cụ dùng để viết các tài liệu kỹ thuật lớn.

…và còn rất, rất nhiều nữa, nhưng mình nghĩ thế là đủ rồi :))

II. Tại sao bộ phần của Adobe lại nổi tiếng và được lòng người dùng như vậy?

Vâng, có rất nhiều lý do khiến bộ phần mềm này gần như không có đối thủ:

#1. Dễ sử dụng

Các phần mềm của nhà Abode luôn được đánh giá là dễ sử dụng hơn các phần mềm có chức năng tương tự như Davinci Resolve, Final Cut…..

Chính điều này đã thu hút lượng lớn người dùng sử dụng chúng, với một giao diện được sắp xếp trực quan không quá phức tạp, đủ để những người lần đầu sử dụng phần mềm cũng có thể tiếp cận được.

Hơn nữa những phần mềm của Abode thường là sự tổng hợp với nhiều chức năng hơn là chuyên về một phần nào đó nên khá là tiện lợi để làm những dự án vừa và nhỏ.

Nên bạn không cần phải biết nhiều phần mềm chuyên sâu vẫn có thể cho ra đời sản phẩm của riêng mình.

tai-sao-bo-phan-mem-cua-adobe-lanh-thanh-cong-den-vay (3)

#2. Hệ sinh thái khó có đối thủ

Cái được đánh giá cao nhất ở các phần mềm của Abode đó chính là sự tương thích qua lại giữa các phần mềm, bạn hoàn toàn có thể xuất file After Affect vào Premiere mà không gặp khó khăn gì.

Hay việc sử dụng file chỉnh sửa của Photoshop cũng tương tự, thậm chí một số Plugin của chúng cũng có thể sử dụng ngược với nhau cực kì tiện lợi. Đây là những ưu điểm mà không có nhiều hãng phần mềm làm được.

tai-sao-bo-phan-mem-cua-adobe-lanh-thanh-cong-den-vay (1)

#3. Cộng đồng khổng lồ

Chính vì được nhiều người dùng nên cộng đồng của Abode là khổng  lồ, từ Facebook, Youtube, Reddit….. bạn đều có thể gặp các nhóm về những phần mềm Abode. Nơi đây có các hướng dẫn sử dụng, các tips, tricks, cũng như cách khắc phục lỗi khi sử dụng, nơi chia sẻ các dự án, plugin……

Hãy thử gõ Abode Premiere Tutorial lên google mà xem, bạn sẽ nhận được hơn 21 triệu kết quả chỉ trong chưa tới 1s.

Đây thực sự là một con số khổng lồ, thậm chí chỉ với từng phiên bản ví dụ Abode premiere 2020 hay 2021 bạn đã có những hướng dẫn cho từng phiên bản cực kì tiện lợi.

tai-sao-bo-phan-mem-cua-adobe-lanh-thanh-cong-den-vay (2)

Cũng có thể thấy gần như mỗi năm Abode đều tung ra một phiên bản mới, với những cải tiến nâng cấp hay sửa lỗi nhằm mang tới cho người dùng những công nghệ mới nhất.

#4. Không khó để có “ thuốc”

Theo mình đây là một lý do mà ít người chú ý tới nhưng nó rất thực tế, nhất là ở những quốc gia có kinh tế eo hẹp, hay nói trắng ra là nghèo, vốn không mạnh về chuyện bản quyền.

Một cậu nhóc cấp 2 có hiểu biết về máy tính hoàn toàn có đủ khả năng để tìm ra “ thuốc” sử dụng.

Tất nhiên, chúng ta nên sử dụng phần mềm có bản quyền bởi đơn giản đó là cách sử dụng thông minh, có trách nhiệm với không chỉ bản thân mà còn là cả cộng động nữa.

Tuy là có rất nhiều ưu điểm và được sử dụng rất nhiều nhưng trên thực tế thì Abode chưa bao giờ là cái tên được sử dụng nhiều trong các Studio lớn.

tai-sao-bo-phan-mem-cua-adobe-lanh-thanh-cong-den-vay (4)

Bởi nó vốn sinh ra để hướng tới số đông nên không chuyên biệt cho một phần cụ thể nào, vậy nên với các Studio chuyên nghiệp vốn có yêu cầu cao về kỹ thuật đối với dự án thì họ lại chọn những phần khác mà ít nghe tới hơn như Maya, Houndi, 3D Max…… và họ chỉ xem Abode như một phần để làm nên dự án thôi.

Sự lớn mạnh của Abode nói chung và bộ phần mềm của họ là không thể bàn cãi.

Trong tương lai, với những gì mà họ đang có thì thật khó để có một hãng phần mềm hay bộ phần mềm nào có thể tiện lợi hơn, đáp ứng được số đông như với Abode.

Và tất nhiên, nhu cầu sử dụng bộ phần mềm Adobe của các công ty, Studio nhỏ vẫn là rất lớn.

III. Nên học phần mềm nào của Adobe?

Câu trả lời này chỉ có bạn mới trả lời được một cách chính xác nhất !

Tùy theo công việc và mục đích sử dụng của bạn là gì để học phần mềm tương ứng. Ở bên trên mình đã chia sẻ rất chi tiết rồi, bạn có thể dựa vào đó để chọn ra những phần mềm phù hợp nhất.

IV. Lời Kết

Vâng, trên đây là toàn bộ những kiến thức về Adobe mà bạn nên biết khi muốn học sử dụng bộ phần mềm này.

Lời cuối mà mình muố nói là hãy cố gắng sử dụng bản quyền để đạt được sự ổn định tốt nhất và cũng là góp phần cho sự phát triển của cộng đồng công nghệ Việt vốn được xem là nơi sử dụng “chùa” rất nhiều.

Hi vọng là bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Xin cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết.

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop