Lập trình Front End là gì? Học lập trình Front End có dễ xin việc?

Nghề lập trình nói chung, hay lập trình Front End nói riêng đang nhận được sự quan tâm của không ít các bạn trẻ với mong muốn theo đuổi nghề lập trình.

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra bởi các bạn newber như: Front End là gì? Học Front End khó không? Học Front End xong ra trường có dễ kiếm việc làm không? Và rất rất nhiều câu hỏi xoay quanh khác nữa.

Vậy nên trong bài viết ngày hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đôi chút về lập trình Front End nhé.

#1. Lập trình Front End là gì?

lap-trinh-front-end-la-gi (3)

Front End, dịch ra tiếng việt thì nó là giao diện người dùng, hiểu đơn giản thì đây là những gì mà người dùng nhìn thấy và tương tác trực tiếp với nó. Tất cả những gì bạn nhìn thấy trên màn hình (các nút bấm, các icon, font chữ, màu sắc, menu…..) đều là Front End.

Thường thì một trang web, một ứng dụng, hay một phần mềm…. sẽ được chia thành hai phần:

  1. Phần tương tác trực tiếp với người dùng gọi là Front-End (hay còn gọi là giao diện người dùng, những gì mà bạn nhìn thấy trước mắt).
  2. Và phần Back-End phía sau giúp xử lý các logic nghiệp vụ, nó là những dòng code phức tạp. Back-End thì mình sẽ nói trong một bài viết khác.

Front End là sự kết hợp của HTML, CSS và JavaScript. Nhiệm vụ của các lập trình viên Front End là thiết kế và lập trình sao cho người dùng dễ dàng dàng sử dụng nhất, giao diện bắt mắt nhất.

Bây giờ mình giải thích cụ thể hơn về cách thành phần:

HTML (Hypertext Markup Language): Đây không phải là ngôn ngữ lập trình nhé các bạn, mà đơn giản HTML là những dòng text, những đoạn văn bản như trên Word thông thường nhưng bao gồm các thẻ như <html>, </html>, <span>, </img>, <style>….

Để dễ hình dung hơn thì bạn có thể truy cập vào trang web bất kỳ xong bấm CTRL + U nhé 🙂

Có thể nói HTML là thành phần cốt lõi của một website, là bộ khung của một website. Nó sẽ cung cấp phần thiết kế, giao diện tổng quan và chức năng của một website.

CSS (Cascading Style Sheet) là để trang trí, làm nổi bật các nút, các chữ, các icon, bố cục…. Ví dụ như bạn muốn thay đổi kích thước font chữ, thay đổi màu sắc chữ, tạo điểm nhấn cho một vùng văn bản hoặc bố cục…. Tất cả đều nhờ vào CSS

Nói tóm lại, CSS sẽ làm đẹp cho HTML. Nếu HLTM chỉ là những dòng chữ thô sơ, xấu xí thì CSS sẽ giúp cho những dòng chữ này có bố cục rõ ràng hơn, màu chữ, cỡ chữ phù hợp hơn…. Vậy nên, CSS và HTML có mối liên hệ cực kỳ “khăng khít” và chúng không thể tách rời 🙂

JavaScript là một file code được nhúng vào trong file HTML để tạo ra những hiệu ứng “động”. Ví dụ như khi bạn bấm vào một icon => icon này sẽ phóng to ra, thu nhỏ lại, hoặc phát ra một hiệu ứng lung linh nào đó thì đó chính là JavaScript.

JavaScript giúp người dùng dễ dàng sử dụng website hơn. Hơn nữa, JavaScript còn là ngôn ngữ lập trình có thể nói là phổ biến nhất trên thế giới và đặc biệt quan trọng đối với các Front End Developer.

Vâng. Đó là 3 thành phần cốt lõi của Front End  !

Trên thực tế, để có một giao diện người dùng đúng chuẩn và chuyên nghiệp thì sẽ phải trải qua rất nhiều bộ phận chuyên môn chứ không chỉ là lập trình không thôi.

Ban đầu sẽ có đội ngũ ý tưởng, đội này sẽ nghiên cứu đưa ra phác thảo giao diện. Sau đó đội UX/UI sẽ tiến hành vẽ giao diện ra, hoạt ảnh tương tác ra sao… cuối cùng họ sẽ đưa bản vẽ đó cho nhóm lập trình để biến chúng thành hiện thực (chạy được trên ứng dụng).

#2. Ngôn ngữ dùng để lập trình Front End là gì?

lap-trinh-front-end-la-gi (1)

Như mình đã nói bên trên, để học về lập trình  Front End thì bắt buộc anh em phải thành thạo về HTML, CSS và ngôn ngữ lập trình JavaScript. Đây được xem là 3 thành phần cốt lõi cho Front End hiện tại.

Chúng có lượng người dùng đông đảo, cộng đồng lâu năm, gần như sẵn sàng hỗ trợ bạn bất kỳ thắc mắc cần thiết nào. Và hơn hết là các công ty cũng tuyển dụng những vị trí với những ngôn ngữ này là chủ yếu.

Trong tương lai, rất có thể sẽ có thêm nhiều ngôn ngữ khác sẽ được đưa vào Front End như Python, Go, Rust…. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, vẫn không thể thiếu được bộ ba ngôn ngữ trên.

Ngoài 3 thành phần kể trên ra thì bạn còn phải dành sự quan tâm đến các Framework của các ngôn ngữ đó (Bootstrap, Foundation, Backbone, AngularJS, hay EmberJS), để hỗ trợ cho việc viết code nhanh hơn và tối ưu hơn.

#3. Học lập trình Front End khó không?

lap-trinh-front-end-la-gi (2)

Đây là câu hỏi rất khó trả lời, nhưng lại được rất nhiều bạn hỏi 🙂

Thường thì câu trả lời mà các bạn nhận được khá là chung chung, kiểu chỉ cần đam mê là sẽ làm được, hay không khó cũng không dễ. Còn theo mình thì học lập trình Front End là dễ hơn phần lớn những mảng lập trình khác.

Bởi tính chất chỉ liên quan đến giao diện người dùng là chính, không liên quan quá nhiều đến xử lý truy xuất dữ liệu như với Back End.

Cũng chẳng cần phải liên quan nhiều đến hình học, không gian, Logic như lập trình game hay ứng dụng thông thường. Nói tóm lại, việc bạn cần làm là biến giao diện trên bản vẽ của nhóm thiết kế cho nó chạy được là xong.

Tất nhiên với mỗi dự án, mỗi chương trình đều có đặc thù riêng nên không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Nhưng nhìn chung thì học Front End vẫn là đơn giản và dễ tiếp cận hơn rất nhiều khi so với những mảng lập trình khác.

#4. Cơ hội việc làm sau khi học Front End?

Có thể thẳng thắn mà nói rằng, còn phần mềm là còn Front End, hết phần mềm là hết Front End. Mọi phần mềm, mọi ứng dụng hiện nay đều cần đến giao diện.

Thậm chí đến những phần mềm sản xuất công nghiệp (vốn được tối giản sử dụng ) thì cũng cần có giao diện để người dùng thao tác.

Bạn muốn ví dụ ư, những thứ trên màn hình máy tính mà bạn đang bấm đó, những icon, những ứng dụng mà bạn đang thao tác hằng ngày trên chiếc smartphone đó 🙂

Vậy nên bạn đừng lo việc thiếu đi việc làm khi học xong mảng này, chỉ có một thứ ngăn cản là trình độ và sự nhanh nhạy trong công việc của bạn mà thôi.

Ở Việt Nam (một quốc gia chuyên gia công phần mềm là chính) chỉ một số ít là thực sự phát triển phần mềm đúng nghĩa.

Chính vì lý do đó mà không ít các công ty tuyển dụng lập trình viên Front End nhưng kiêm luôn cả thiết kế (bản vẽ) cho giao diện người dùng.

Bởi họ không có nhiều chi phí để lập nên 2 bộ phận nhân sự riêng biệt, nên sẽ gộp chúng lại. Theo mình đây cũng là thứ khiến không ít bạn bất ngờ khi ra trường hay lần đầu xin việc lập trình.

Lập trình là công việc của thời đại công nghệ, dù là mảng nào đi chăng nữa. Đây là công việc cần sự thích nghi, thay đổi, nó không bó buộc vào bất kỳ ngôn ngữ hay phần mềm nào cả. Nên nếu xác định làm về lập trình thì hãy luôn trau dồi kiến thức liên tục để có thể phát triển hơn nhé.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, đừng quên truy cập Blog Chia Sẻ Kiến Thức mỗi ngày để đón đọc những bài viết mới nhất nhé !

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop