Cách thiết lập thuộc tính của Slide Properties trong iSpring Suite

Bài này thuộc phần 11 trong 15 phần của series Cách tạo bài giảng điện tử

Thiết lập thuộc tính trong Silde Properties của chương trình iSpring Suite là một trong những thao tác không thể bỏ quan khi soạn thảo bài giảng E-Learning.

Với Slide Properties bạn có thể nhập tên cho Slide, khóa Slide, tùy chọn người dạy cho từng slide, nhạc nền cho slide, ẩn hiện silde…

I. Các bước thiết lập thuộc tính

+ Bước 1: Bạn vào iSpring Suite 9 => chọn Slide Properties

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (1)

+ Bước 2: Cửa sổ Slide Properties xuất hiện với giao diện như hình bên dưới.

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (2)

II. Chức năng và cách thiết lập từng thuộc tính cụ thể

  • Thẻ Title cho phép bạn thay đổi tiêu đề của slide. Nháy chuột vào No Title – click to change và nhập tiêu đề mới vào.

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (3)

  • Thẻ Advance cho phép bạn thiết đặt thuộc tính On-Click hoặc Auto hoặc cả hai:
  • Nếu bạn chọn On-Click thì khi bạn muốn sang slide tiếp theo bạn phải dùng chuột.
  • Nếu bạn chọn Auto thì khi slide chạy hết thời gian thiết đặt nó sẽ tự động chạy sang slide tiếp theo.
  • Nếu bạn chọn cả hai thì một là bạn có thể dùng chuột để chuyển hoặc để cho slide tự động chuyển.

Theo quan điểm của cá nhân mình thì nên chọn cả hai:

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (4)

Chú ý:
Thông thường thì chương trình sẽ tự động thiết lập thời gian chuyển giữa các slide cho bạn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn cần thiết đặt lại thời gian cho mỗi slide cho hơn phù hợp với nội dung trong silde. Cách thiết đặt rất đơn giản là bạn chỉ cần chọn vào 0.0s rồi nhập thời gian bạn muốn vào là được.

Thẻ Branching cho phép bạn chuyển hướng từ slide này sang slide khác. Thẻ này có hai tùy chọn là Forward branchingBackward branching có nghĩa là chuyển tiếp tới slide và quay về tới slide.

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (5)

Tùy theo yêu cầu của bài giảng mà bạn sẽ chọn là Forward branching hoặc Backward branching và slide cần tới. Nếu không có gì đặc biệt thì thuộc tính này bạn cũng nên để mặc định không tùy chỉnh gì cả.

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (6)

Thẻ Lock cho phép bạn khóa slide lại và tại slide bị khóa thì bạn không thẻ kéo thanh trước để bỏ qua hoặc chọn < TRƯỚC hoặc chọn TIẾP THEO > được.

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (7)

Chẳng hạn mình sẽ khóa slide Xem trước bài giảng lại thì khi đó khi bài giảng chạy tới slide này thì người học bắt buộc phải xem hết slide thì mới có thể xem tiếp các slide khác.

Qua slide này đến các slide khác thì bạn có thể sử dụng < TRƯỚC hoặc TIẾP THEO > như bình thường.

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (8)

Thường thì thẻ Lock này sẽ được vận dụng ở một số slide quan trong của bài giảng và học sinh bắt buộc phải ngồi xem hoặc làm xong thì mới có thể xem hoặc làm các slide tiếp theo.

Thẻ Presenter cho phép bạn thiết lập thông tin của người dạy. Nếu bài giảng của bạn chỉ có một người dạy thì bạn có thể thực hiện nhanh như sau chọn tất cả các slide => vào Presenter và chọn người dạy là xong.

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (9)

Còn trong trường hợp bài giảng của bạn có nhiều người cùng dạy thì người nào dạy slide nào thì bạn chọn tương ứng là được.

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (10)

Chú ý: Thông tin người dạy phải được thiết lập trước trong Presentation Resources. Chi tiết như thế nào thì bạn có thể xem lại bài viết cách thiết lập thông tin người dạy nhé.

  • Thẻ Layout cho phép bạn tùy chỉnh bố cục của từng slide. Thẻ cung cấp cho chúng ta tất cả có 4 kiểu là:
  • No Change
  • Full
  • No Sidebar
  • Maximized Video

Thông thường mình sẽ để như mặc định là No Change.

Tuy nhiên một số đồng nghiệp của mình thường chỉnh slide đầu tiên là No Sidebar và các slide còn lại là Full hoặc Maximized Video.

Cài này thì tùy vào bạn thôi bạn muốn slide hiển thị như thế nào thì chọn như thế ấy miễn sao giao diện khi xuất bản thân thiện với học sinh là OK.

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (11)

  • Thẻ Playlist thẻ này cung cấp cho bạn một tính năng rất tuyệt với là bạn có thẻ chèn thêm nhạc nền vào cho từng slide khác nhau.

III. Cách chèn nhạc nền cho Slide

Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau là sẽ có được nhạc nền cho slide rồi bạn nhá. Chúc bạn thành công!

+ Bước 1: Chọn slide cần thêm nhạc nền

+ Bước 2: Tại thẻ Playlist => chọn dấu mũi tên sổ xuống => chọn Manage playlist…

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (12)

+ Bước 3: Hộp thoại xuất hiện bạn chọn vào New… => nhập tên vào ô Playlist name => chọn OK

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (13)

+ Bước 4: Chọn vào thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (14) để thêm bài nhạc nền vào và bạn có thể thêm nhiều bài nhạc nền khác nhau => chọn Close.

Ngoài ra bạn có thể chọn vào thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (15) để xóa một bài nhạc nền hoặc chọn vào  để nghe thử. Nếu muốn tăng giảm âm lượng thì bạn có thể tùy chỉnh lại tại ô Background audio volume.

+ Bước 5: Chọn vào Playlist mà bạn vừa tạo là hoàn thành.

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (17)

Chú ý với các slide không có ghi âm thì bạn tùy chỉnh âm lượng là 50% còn với các silde có ghi âm thì bạn nên tùy chỉnh âm lượng là 30% để tránh tình trạng nhạc nền quá lớn lấn hết lời giảng của bạn.

Đây là kết quả sau cùng khi thiết đặt các thuộc tính cho slide. Bạn có thể xem để tham khảo.

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (18)

Cuối cùng là thẻ Object các bạn có thể tự tình hiểu thêm mình không hướng dẫn thẻ này vì thông thướng ít khi sử dụng đến.

Ngoài ra nếu muốn ẩn một slide nào đó thì bạn hãy chọn slide đó rồi chọn vào Hide Slide trên thanh công cụ là được.

thiet-lap-thuoc-tinh-trong-slide-properties (19)

Cuối cùng, đừng quên chọn vào Save & Close để lưu các thuộc tính vừa thiết lập bạn nhé.

IV. Lời kết

Vâng ! Như vậy là trong bài viết này mình đã giới thiệu và hướng dẫn cho bạn gần như tất cả các thuộc tính có của Slide Properties rồi nhé.

Bài viết này khá quan trọng nên bạn hãy cố gắng xem kĩ giúp mình trước khi xem tiếp các bài viết còn lại trong Series bạn nhá.

Bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tùy chỉnh giao diện bài giảng bằng Player. Chúc các bạn thành công !

CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 4.2/5 sao - (Có 5 lượt đánh giá)
Bài viết cùng Serie<< Cách thiết lập thông tin người dạy trong bài giảng E-LearningCách tùy chỉnh giao diện bài giảng bằng Player trong iSpring Suite >>
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Có 1 bình luận

  1. Lê Văn Dông

    Rất hay! Thanks!


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop