Cách kiểm tra USB BOOT chuẩn UEFI bằng máy ảo VMware Workstation

Trong bài viết lần trước mình đã hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách kiểm tra khả năng boot của USB BOOT chuẩn UEFI bằng phần mềm VirtualBox rồi.

Và sau khi xuất bản xong bài viết đó thì có nhiều độc giả có gửi email và comment nhờ mình viết một bài hướng dẫn về cách test USB BOOT UEFI trên máy tính ảo VMware.

Okey, mình cũng có ý định viết bài hướng dẫn này từ rất lâu rồi nhưng hôm nay mới có thời gian để thực hiện được.

Vì trước đây mình cài đặt bản VMware Workstation 10 nên không thể test USB BOOT chuẩn UEFI được nên mình phải gỡ bỏ và cài đặt bản 12 để có thể làm được việc này.

Nói chung là rất mất thời gian đó 😀 Nếu như bạn đang sử dụng phần mềm VMware để tạo máy tính ảo thì có thể tận dụng luôn để kiểm tra khả năng boot của usb boot UEFI một cách cực kỳ dễ dàng.

Đọc thêm:

Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !

Hướng dẫn thiết lập máy ảo VMware để kiểm tra USB BOOT chuẩn UEFI

Các bạn hãy làm lần lượt các bước sau đây, làm theo từng bước 1 nhé các bạn. Đừng có đọc thoáng qua xong làm không được lại kêu 😀

– Bước 1: Bạn hãy vào đây để tải phần mềm VMware Workstation và xem hướng dẫn cách cài đặt.

– Bước 2: Sau khi cài đặt xong thì bạn hãy mở phần mềm VMware ra để chúng ta bắt đầu thiết lập. Tại giao diện chính của phần mềm bạn nhấn vào File => chọn New Virtual Machine.... hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-1

Chọn Custom (advanced) để chọn chế độ cài đặt tùy chỉnh => nhấn Next để tiếp tục.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-2

Tiếp tục nhấn Next.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-3

– Bước 3: Tích vào lựa chọn I will install the operating system later => nhấn Next như hình bên dưới.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-4

– Bước 4: Tích vào lựa chọn Microsoft Windows => chọn bản Windows 64bit. Ở đây mình sẽ lựa chọn là Windows 10 64bit => nhấn Next.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-5

– Bước 5: Nhập tên vào khung Virtual machine name, bạn không nên nhập Tiếng Việt có dấu nhé => Nhấn Next để tiếp tục.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-6

– Bước 6: Đến bước này bạn hãy chọn Firmware typeEFI => sau đó nhấn Next.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-7

– Bước 7: Nhấn Next để tiếp tục.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-8

– Bước 8: Nhấn Next.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-9

– Bước 9: Chọn Use network addres... => Next.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-10

– Bước 10: Tích chọn LSI Logic SAS => nhấn Next để đi tiếp.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-11

Chọn SCSI => nhấn Next.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-12

– Bước 11: Tích chọn Create a new virtual disk => chọn Next.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-13

– Bước 12: Tại phần Maximum disk size bạn chọn dung lượng dành cho ổ đĩa ảo => để tầm 15 đến 20 GB thôi nhé các bạn => tích vào lựa chọn Store virtual disk as a single file => nhấn Next.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-14

– Bước 13: Nhấn Next.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-15

– Bước 14: Đến bước này bạn hãy nhấn vào Customize Hardware ... như hình bên dưới để thiết lập phần cứng cho máy tính ảo.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-16

– Bước 15: Bạn xóa mấy thứ rườm rà không cần thiết đi, ví dụ như Sound Card, Printer, Network Adapter.

Ví dụ mình sẽ thực hiện xóa cái  Sound Card bằng cách nhấn vào nó => chọn Remove như hình bên dưới. Mấy cái kia các bạn làm tương tự nhá.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-17

– Bước 16: Thiết lập kết nối USB, bạn hãy nhấn vào USB Controller => tại phần Connections => chọn là USB 2.0 (cái này bạn linh động nhé, nếu cắm vào cổng 3.0 thì để là 3.0) => tích vào Show all USB input devices => nhấn OK để đồng ý cho việc thiếp lập của bạn.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-18

– Bước 17: Tiếp tục thiết lập kết nối cho đĩa CD/ DVD... => nhấn chọn New CD/DVD.... => bỏ dấu check ở dòng Connect at power on => sau đó nhấn Close để đóng cửa sổ.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-19

Nhấn Finish để hoàn tất việc thiết lập.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-20

– Bước 18: Trở lại với giao diện chính của VMware, bạn hãy chọn cái máy ảo mà bạn vừa tạo => nhấn vào Edit virtual machine settings để kiểm tra xem đã thiết lập chuẩn UEFI trong BIOS chưa.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-21

Bạn chuyển qua tab Options => tích vào dòng Boot with EFI instead of BIOS => nhấn OK để đồng ý.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-22

– Bước 19: Nhấn vào mũi tên xổ xuống (cạnh nút Start) => chọn Power On to Frimware như hình bên dưới.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-23

Okey, như hình bên dưới là OK đó.

Tips: Để sử dụng chuột trong màn hình ảo thì bạn hãy nhấn đúp chuột vào màn hình ảo là được, ngược lại nếu như bạn chuyển chuột từ máy tính ảo sang máy tính thật bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt trên bàn phím nhé.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-24

– Bước 20: Cắm USB BOOT mà bạn muốn test vào.

– Bước 21: Bạn thực hiện như hình bên dưới để thiết lập khởi động ưu tiên.

Thực hiện: Nhấn vào VM => chọn Removable => chọn tên USB của bạn => tích vào dòng Connect.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-25

– Bước 22: Okey, trở lại với màn hình ảo. Bạn hãy nhấp chuột vào màn hình ảo để có thể điều khiển được nó => sử dụng mũi tên lên/xuống trên bàn phím => chọn Reset the system để khởi động lại.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-26

Kết quả đây nhé các bạn. USB BOOT UEFI đã chạy ngon lành trên máy tính ảo.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-27

MEnu lựa chọn…..

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-28

Truy cập vào màn hình Win PêE..

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-29

Kết quả test với 1 chiếc USB BOOT khác.

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-30

Menu ….

kiem-tra-usb-boot-chuan-uefi-31

Lời kết

Như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách kiểm tra usb boot chuẩn UEFI bằng máy tính ảo VMware rồi nhé.

Nói chung là chỉ mất thời gian thiết lập 1 lần thôi, còn từ lần sau muốn test thì cứ cắm USB BOOT vào và làm từ bước 19 trở đi thôi 😀

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 7 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

25 comments

  1. Nguyễn Hoàng Tuấn

    Bóc tem trước tiên, thanks kiên nhiều, đọc qua 22 bước chi tiết không thể không làm được 🙂

  2. Chào bạn. Bạn cho mình bản full phần mềm VMWare này với. Cảm ơn bạn nhiều.

  3. nguyễn tiến đạt

    bạn làm cái cách tăng dung lượng ổ C đi máy mình không dùng gì vẫn full ổ không hiểu thế nào

    • Kiên Nguyễn Blog

      Đây nhé bạn, cách tăng giảm dung lượng phân vùng ổ cứng không làm mất dữ liệu: https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/huong-dan-su-dung-partition-winzard.html

  4. (TIP) anh dùng máy ảo VMware, mở máy ảo lên vào
    VM>SETTING>options> power> tích vào có chữ send battery report rồi xem máy ảo như thế nào ☺

  5. Nguyễn Việt Tiến

    E làm đến bước 19 trong hướng dẫn và bị lỗi này là sao vậy “VMware Workstation cannot connect to the virtual machine. Make sure you have rights to run the program, access all directories the program uses, and access all directories for temporary files.

    The VMware Authorization Service is not running”

    help mê

  6. Cho mình hỏi, mình đang xài Win7 trên hdd MBR/BIOS, mình dùng Acronic ghost ổ C:\ lại thành file *.tib sau đó chỉnh BIOS qua UEFI và hdd GPT thì có restore dc ko qua chuẩn win UEFI dc ko?
    Hoặc mình dùng file ghost *GHO trên ổ đã chuyển GPT dc ko ?

    • Kiên Nguyễn Blog

      Có thể bạn sẽ cần 2 bài viết này:
      + Convert chuẩn Legacy và UEFI không cần cài lại Windows
      https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/convert-chuan-lagacy-va-uefi.html

      + Convert Windows chuẩn UEFI sang LEGACY không cần cài lại Windows
      https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/convert-windows-chuan-uefi-sang-legacy.html

      • Cảm ơn bạn, mình đã đọc và thấy cách cài lại win = format luôn ổ C và convert qua chuẩn GPT ổn định nhất, nhưng vấn đề là máy mình ko còn ổ DVD cũng như ko có đĩa win, và bản win mình đang dùng đã tinh chỉnh ,cá nhân hóa xài rất nhanh và mượt, nếu cài lại bản khác sẽ ko đc như vậy.
        Ý mình là mình muốn Ghost lại bản win đang xài , và mang nó qua HDD chuẩn GPT/UEFI thì dùng norton GHOST (–> file *.GHO ) hay ACRONIC ( –> file *.TIB ) , vấn đề là sau khi format và chuyển ổ C: qua GPT thì bung file ghost vào phân vùng WINDOWs thì các phan vùng phụ ( ESP,MSR,recovery…) có gì ko ?, có khởi động đc ko ?
        ***Trích:
        Theo tiêu chuẩn của Microsoft thì ổ cứng định dạng GPT sẽ cần tối thiểu là 3 phân vùng ESP, MSR và Windows. Và đây là tác dụng của các phân vùng:

        ESP: Phân vùng chứa boot khởi động EFI.
        MSR: Phân vùng lưu trữ khối lượng, nó được sử dụng bởi Firmware.
        Windows: Đây là phân vùng chính chứa các file Windows.
        Recovery: Phân vùng chứa wimre.wim, một ảnh WinPE đã thêm package winre, chức năng Windows Recovery, hỗ trợ phục hồi ảnh Windows (wim, vhd) nếu được cấu hình.

        • Và cho mình hỏi thêm ổ HDD theo dùng chuẩn GPT thì có nhiều phân vùng ( ESP, MSR, WINDOWS, recovery, Phân vùng chứa DATA nữa ) vậy thì khi muốn GHOST lại thành file ảnh thì làm thế nào? Dùng chương trình GHOST nào ? Hoặc khi cần có thể GHOST lại đc ko ? Bạn có bài nào hướng dẫn cụ thể về chuẩn GPT và vấn đề ghost file ảnh trên GPT ko? Cảm ơn bạn , xin lỗi vì hỏi nhiều quá !

          • Kiên Nguyễn Blog

            Bài viết cụ thể đây nhé bạn: https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/cach-ghost-may-tinh-chuan-uefi-o-cung-gpt.html

        • Kiên Nguyễn Blog

          Muốn sử dụng bản ghost (.GHO) đó thì bây giờ chỉ có một cách đó là, bung file ghost đó ra một ổ nào đó => sau đó thực hiện convert từ chuẩn Legacy sang UEFI như bài hướng dẫn này: https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/convert-chuan-lagacy-va-uefi.html
          Sau đó sử dụng phần mềm Acronis True Image để đóng gói lại thành file .tib: https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/backup-windows-uefi.html

          Nói chung là khá loằng ngoằng, theo mình thì bạn nên tạo một chiếc usb boot chưa bộ cài win có phải hơn không, giờ đâu cần phải sử dụng ổ đĩa DVD làm gì nữa đâu bạn, bạn tham khảo bài viết này xem nhé: https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/cai-win-theo-chuan-uefi-gpt.html

  7. Mình dùng ổ cứng mà không thấy VMWare nhận ổ thấy ổ cứng đâu cả.
    Thâm chí chuyển qua VirtualBox cũng không được. Đối với VB thì có cái câu lệnh tạo cái disk là: VBoxManage internalcommands createrawvmdk -filename “filename.vmdk” -rawdisk \\.\PhysicalDrive# . Mình đã chọn đúng số ổ cứng, nhưng tạo ra được 1 file dung lượng 1KB nên cứ lỗi, giờ chả biết làm sao.
    Mình đã coi cái video hướng dẫn trong bài https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/usb-multiboot-1-click.html thấy bạn test đc, giúp mình với

  8. Mình có con dell 15 3567 muốn cài win7 64 bít phải làm sao bạn, mình có USB BOOT DLC 2016 nhưng ko biết sử dụng. Bạn hướng dẫn mình với. Cảm ơn


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop