logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

E-magazine: Bong bóng không phải là Bitcoin, mà chính là các bạn!!!

-16/10/2018

Bong bóng không phải là Bitcoin, mà chính là các bạn!!!
Bong bóng không phải là Bitcoin, mà chính là các bạn!!!

Từ khi Bitcoin ra đời, đồng tiền này đã nổi lên như một hiện tượng và nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông. Thế nhưng, chính vì tốc độ tăng trưởng cực nhanh và mức độ biến động quá cao, nhiều người đang truyền tai nhau cho rằng bong bóng Bitcoin đang trên đà đổ vỡ sau khi đạt đỉnh vào tháng 12 năm ngoái.

Tôi hiểu rõ là thứ đang hứng chịu mọi rủi ro là bao tiền bạc, mồ hôi công sức tích góp của bạn – ấy vậy mà thị trường lúc này lại không chịu thuận theo lòng người. Nhưng nên nhớ rằng trong số đó còn có cả tôi và không ít nhà đầu tư khác nữa – những kẻ “mộng mơ” mà đã quyết định chuyển từ tiền pháp định sang dùng tiền tệ kỹ thuật số.

Đối với đa số những người mà tôi biết thì Bitcoin đơn thuần chỉ là một phương tiện đầu tư; tuy nhiên, mọi chuyện đang biến đổi theo chiều hướng đáng lo ngại hơn khi mà sự tập trung của cộng đồng đã không còn lên Bitcoin nữa, mà thay vào đó là các altcoin. Bởi còn nơi nào khác để chúng ta kiếm được những khoản lợi nhuận kếch xù như bao thàng ngày tươi đẹp khi xưa nữa?

Thế nhưng lòng tham cũng có cái giá của nó.

Tôi luôn bị cuốn hút bởi các ý tưởng mới, các dự án mới, các lối suy nghĩ sáng tạo và tiến bộ nói chung. Tôi cũng yêu cái khái niệm phân quyền hoá niềm tin và tiền bạc, cũng như cái siêu quyền lực, siêu trách nhiệm đi liền với nó. Rõ ràng, cuộc tranh luận về độ thật/ảo của tiền điện tử sẽ càng trở nên hấp dẫn khi tổng vốn hoá thị trường (của chỉ top 10 đồng coin hàng đầu) giờ đã đạt giá trị hàng trăm tỉ đô.

Tại một điểm nào đó, tuy vậy, ta cũng nên dừng lại và tự hỏi bản thân, “Liệu mình có hài lòng với những thành tựu hiện thời của phân khúc tiền số?” Đã có rất nhiều công ty ra đời, đã có biết bao đồng coin tăng giá, ấy vậy mà đã có một sự thay đổi lớn thật sự nào chưa? Liệu đang tồn tại một bong bóng hay thị trường vẫn đang bị định giá thấp hơn thực tế? Liệu giá có đang tương xứng với tiến bộ công nghệ và mức độ tiếp nhận đạt được?

Và quan trọng hơn cả là:

/span>Thật lòng mà nói thì tôi cũng không biết, nhưng tôi cũng chẳng thèm quan tâm. Xin đừng hiểu sai ý của tôi. Tôi vẫn mong thị trường tăng giá trở lại và ta sẽ được chứng kiến một đợt dâng trào giá trị lên các kỉ lục mới, phá vỡ cái xu hướng kiềm Bitcoin ở dưới $10,000 gây nên bởi các hợp đồng tương lai trên CME. Tôi vẫn mong các dự án rốt cuộc cũng sẽ làm được điều mà họ hứa hẹn, đó là chuyển giao các sản phẩm thật sự đến tay người dùng. Tôi vẫn mong giá trị các đồng coins, sự phát triển của công nghệ và hoạt động kinh doanh diễn biến tương xứng với nhau. Tất cả những gì tôi hằng mong ước là mọi thứ đều diễn ra theo ý muốn của mọi người và những ai mà đã bỏ tiền ra đầu tư đều có thể tự do rút khỏi thị trường với một nụ cười thoả mãn trên môi.

Tôi vẫn mong thị trường tăng giá trở lại và ta sẽ được chứng kiến một đợt dâng trào giá trị lên các kỉ lục mới, phá vỡ cái xu hướng kiềm Bitcoin ở dưới $10,000
Tôi vẫn mong thị trường tăng giá trở lại và ta sẽ được chứng kiến một đợt dâng trào giá trị lên các kỉ lục mới, phá vỡ cái xu hướng kiềm Bitcoin ở dưới $10,000

Tất nhiên, đời không phải là mơ, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng.

Có lẽ trong một vũ trụ song song nào đó, nơi mà chúng ta không có bất kì một sai lầm nào và con người về bản chất hoàn toàn không có trong mình lòng tham vô độ – thì viễn cảnh trên có thể xảy ra.

Còn ở thực tại, điều đáng buồn mà tôi đang chứng kiến là có quá nhiều dự án bị đánh giá quá cao; thiếu nghiên cứu chuyên sâu về các khái niệm hữu ích thật sự; trong khi vô số tiền của bị lãng phí vào các hoạt động marketing, “lót tay” để mời cố vấn, để lên các trang web theo dõi ICO có tiếng – nói chung là chỉ đế tâm đến hoạt động quảng bá tên tuổi của mình sao cho càng “hot” càng tốt chứng chẳng thèm đoái hoài gì đến quá trình phát triển sản phẩm và khắc phục các khiếm khuyết quan trọng.

Tất nhiên rồi. Đây chính là cốt lõi của thế giới đầu tư mạo hiểm phương Tây. Bạn luôn nghĩ là “được ăn cả, ngã về không” chứ gì?

Không. Đây không phải là lí do tôi “bén duyên” với lĩnh vực tiền tệ kỹ thuật số.

Tôi tuy vẫn muốn hái ra tiền, vẫn mong giàu sang phú quý và có thể sống một cuộc đời an nhàn mà không phải bận tâm về một thứ gì khác nữa, chỉ vui thú đàm viên với những chuyện mình thật sự yêu thích. Nhưng vẫn còn rất nhiều cách để đạt được mục tiêu trên. Bạn không cần đến 1.000 BTC để lập nên một doanh nghiệp phi tập trung với động lực kinh tế. Hay ít ra thì bạn cũng chẳng cần. Một trong những nguyên nhân làm tôi đam mê với tiền số là những gì nó sắp sửa mang lại: khi mà người dùng với nhu cầu thật sự dành cho loại công nghệ này lũ lượt kéo đến.

Vâng, lợi nhuận của chúng ta mới là điều quan trọng bậc nhất. Nhưng vẫn còn thứ lớn hơn sắp xảy ra mà sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ vốn hoá thị trường.

Hãy tưởng tượng một khi lượng 33% dân số toàn cầu – những người mà đến hiện tại vẫn chưa được tiếp cận đến với giới ngân hàng – bỗng dưng phát hiện ra mình chỉ cần tải một app về là có thể nhận được các đồng tiền điện tử mà có thể được chấp nhận ở bất cứ đâu. Vẻ đẹp của Bitcoin và các đồng tiền số khác nằm ở chỗ chúng luôn luôn phân quyền, không cần thông qua xin phép và 100% minh bạch.

Nhưng để điều này xảy ra thì chúng ta cần phải gạt lòng tham của mình sang một bên và phải tìm ra những cách tốt hơn để tái phân bổ nguồn cung tiền tệ. Nếu bạn vẫn chưa thấy được vì sao điều này lại quan trọng, thì hãy để tôi giải thích.

Hãy nghĩ về những chuyện sẽ xảy ra khi đùng một cái, hệ thống tài chính của bạn có thêm 2,3 tỉ người sử dụng mới.

Hãy nghĩ về những chuyện sẽ xảy ra khi đùng một cái, hệ thống tài chính của bạn có thêm 2,3 tỉ người sử dụng mới.
Hãy nghĩ về những chuyện sẽ xảy ra khi đùng một cái, hệ thống tài chính của bạn có thêm 2,3 tỉ người sử dụng mới.

Đến chính tôi cũng không thể nào mường tượng được những tác động lên cuộc sống hàng ngày của ta, thế nhưng từ góc độ tài chính, thì đây là thứ tất yếu sẽ xảy ra: thêm 2,3 tỉ khách hàng tiềm năng cho mỗi một doanh nghiệp. Bằng cách kết nối tất cả những ai mà trước giờ chưa có cơ hội tham gia vào nền kinh tế thế giới, bạn giờ có thể vươn tới khách hàng tại tất cả mọi nơi, và bởi phương tiện thanh toán của chúng ta giờ là không biên giới cũng như không cần xin phép, nên sẽ không có ai bị loại trừ khỏi việc trao đổi dịch vụ và giá trị. Quá trình kỹ thuật số hoá thế giới, thông qua smartphone và kết nối Internet, có thể thay đổi cách chúng ta tiến hành kinh doanh mãi mãi.

Ví dụ, nếu bạn đến làm ăn tại châu Phi hay các nước Mỹ La tinh thì việc rút vốn ra khỏi đây dường như là không thể, do bởi những chính sách hạn chế về tiền tệ. Giờ thì bạn có thể giải quyết vấn đề này một cách vô cùng dễ dàng, bằng cách hoán đổi tất cả sang tiền điện tử.Để trả lời cho câu hỏi trên, trước hết ta phải giải quyết nỗi lo về mức độ tiếp nhận.

Cá nhân tôi tin rằng có 3 cách mà có thể giúp thúc đẩy mức độ tiếp nhận tiền thuật toán trên quy mô toàn cầu:

1. Cải thiện cách người dùng tương tác với tiền điện tử

2. Cơ chế phân bổ tiền tệ hợp lý hơn

3. Các hợp đồng đa chữ ký (multisig) hoặc ký quỹ (escrow) được chuẩn hoá

Nếu bạn nghĩ tôi đã bỏ qua vấn đề quy mô mạng lưới, phí giao dịch hay kích thước block thì hãy yên tâm đi, tôi không quên đâu. Đối với tôi thì giờ chúng không còn đáng là những thứ cần phải bận tâm, bởi khi mà mạng lưới ngày càng phát triển, thu hút thêm thợ đào, nhà phát triển và người dùng, thì những bất cập trên sẽ sớm được giải quyết mà thôi. Tất nhiên là sẽ có những trục trặc mới xuất hiện, thế nhưng đó từ lâu vẫn luôn là bản chất của sự tiến bộ.

Bạn phải đập bỏ đi ít thứ trước khi có thể xây cái mới hơn nên tôi không sợ các vấn đề kỹ thuật – mà thay vào đó, các giá trị và con đường mà ta chọn để hỗ trợ quá trình ra quyết định của mình, đấy mới là thứ làm tôi phát hoảng. Nhưng ta sẽ đề cập đến chỗ này trong chốc lát nữa thôi.

Vậy, tại sao “Người dùng tương tác với tiền điện tử” lại là ưu tiên số 1. Câu trả lời rất đơn giản: làm sao bạn có thể dùng Internet mà không có DNS? Nếu bạn không phải dân chuyên công nghệ thì hãy để tôi nói lại: liệu mọi thứ có càng dễ dàng nữa hay không nếu thay vì chỉ cần gõ https://coin68.com là có thể đọc bài của Coin68 rồi, giờ đây bạn phải thuộc lòng cả đống địa chỉ IP khác nhau thì mới có thể kết nối để với nhà cung cấp dịch vụ website? Tôi chắc là sẽ chẳng ai thích phải làm như vậy đâu.

Các ứng dụng thân thiện với người dùng, thứ mà có thể làm cầu nối giữa cơ sở hạ tầng thế giới tiền số và người dùng, có thể chính là chìa khoá cho câu hỏi trên.

Thách thức đầu tiên là phải có các cơ chế bảo vệ người dùng tránh khỏi đưa ra các quyết định sai lầm, như là không bảo vệ private keys an toàn, truy cập đến các website bằng cách click vào các ads (quảng cáo) độc hại, hay là trữ toàn bộ tài sản chỉ ở một nơi. Để có thể làm được điều này, chúng ta có hai hướng giải quyết khả thi:

a) Học hỏi từ kinh nghiệm

b) Ban hành các quy định quản lý thị trường

Vì quy định pháp lý thường là lựa chọn không mấy ai mong, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển sơ khởi của bất kì loại công nghệ nào, do đó ta nên giáo dục mọi người và cứ để họ mắc sai lầm của mình. Vâng, rất khó chấp nhận mỗi khi bị mất tiền, bởi tôi cũng từng như vậy. Tôi đã bị scam, bị lừa, đã có các quyết định không thể nào ngu hơn về cách trữ tiền, cũng từng để mất private keys, vân vân và vân vân. Thế thì có gì hay cơ chứ? Mỗi lần vấp ngã, tôi lại học được một cái gì đó mà có thể giúp mình đưa ra quyết định tốt hơn trong tương lai.

Cái mà “các chuyên gia” thường không nói là bạn đừng nên sợ thất bại, đặc biệt là trong một lĩnh vực còn quá mới mẻ.

Hãy nghĩ như sau: bạn càng sớm thất bại thì sẽ càng sớm có thêm kinh nghiệm. Tôi mà không phạm mấy sai lầm kia trong quá khứ thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ đối mặt với chúng trong tương lai mà thôi. Và khi ấy thì số tiền tôi thiệt hại chắc chắn sẽ nhiều hơn rất bội.

Bài học khó nhất mà ta phải chấp nhận là đôi khi không có thứ gì có thể bảo vệ bản khỏi sự khắc nghiệt của cuộc sống. Một lời bình luận ngu ngốc trên Facebook có thể khiến bạn thất nghiệp, một cú nhấp chuột vào sai quảng cáo và thế là WannaCry – chỉ cần bạn ở sai nơi vào sai thời điểm thì mọi chuyện có thể nhanh chóng bị đảo lộn hoàn toàn.

Chúng ta phải chấp nhận được là ta không thể kiểm soát mọi thứ. Hoặc là ta đã sẵn sàng đương đầu với nó hoặc là không mà thôi. Duy chỉ có một điều mà tôi khá chắc là mình đúng: ngăn không cho người ta đầu tư vì lợi ích tốt nhất của họ là hành động đại ngốc.Liệu có hợp lẽ không khi cho phép mấy kẻ suốt ngày chỉ ngồi bàn giấy nghĩ họ biết thế nào là tốt nhất? Đúng, họ có thể là đang cố “bảo vệ” chúng ta. Tuy nhiên, nếu điều đấy không sai về mặt đạo đức hay là bất hợp pháp, thì đừng bảo chúng tôi là có thể hay không thể làm điều gì. Hãy cứ để tôi làm điều ngu xuẩn và ra các quyết định vô duy lý. Đấy là cách tôi học được từ bao lần vấp ngã của bản thân.Chưa kể, ai ai cũng mắc sai lầm, dù sớm hay muộn. Không có bất kì ngoại lệ nào ở đây. Nếu có người bảo họ biết chắc cú điều gì sẽ diễn ra, thì hãy nhìn họ với con mắt nghi ngờ. Thật lòng mà nói, chẳng có gì là đảm bảo cả, chưa kể thị trường tiền điện tử là nơi chưa được chính quyền quản lý và lâu lâu lại bị “dậy sóng” bởi cá voi và các tổ chức đầu tư. Khi mà JPMorgan Chase lên tiếng rằng “Chúng tôi đang có ý định gia nhập thị trường tiền số”, thì tin tôi đi – họ đã vào từ trước đó rồi.

Con người ta về bản chất thì lúc nào cũng tham lam phải không? Ngân hàng, các tổ chức đầu tư, tập đoàn, bất cứ loại thể chế nào thì cũng chỉ là một nhúm người cố tối đa hoá lợi nhuận từ những thứ có sẵn.

Đôi lúc, kể cả những con người vĩ đại nhất cũng mắc sai lầm.

Bạn có biết đến Andreas Antonopoulos không? Nếu có, thì chắc hẳn bạn sẽ xem ông ấy như là một vị thần trong thế giới tiền số. Bạn có biết đồng tác giả với ông để viết nên cuốn “Mastering Bitcoin” – kinh thánh của giới đam mê tiền điện tử, chính là một trong những người đã tạo nên Parity, nền tảng mà đã bị hack và đóng băng cả mấy trăm triệu đô ETH cách đây không lâu?

Chi tiết: Tranh cãi nảy lửa về đề xuất EIP 999 nhằm “rã đông” cho 330 triệu đô ETH bị đóng băng của Parity

Bạn có nghĩ Andreas Antonopoulos có ngu hay không khi chọn một người như vậy làm đồng tác giả cho sách của mình?

Đây chính là “sự thật mất lòng” mà không phải lúc nào chúng ta cũng biết được. Con người ta phạm lỗi và làm điều xấu. Thế nhưng cái quan trọng chính là ý định và hậu quả mà sai lầm ấy tạo nên.

Có thể đó là một phi công mà canh chỉnh hướng gió sai hoặc là một bác sĩ vì bất cẩn nên chuẩn đoán nhầm bệnh, con người đôi khi mắc những sai lầm mà dẫn đến kết cục khôn lường. Những sự kiện như vậy, tuy nhiên, lại có tác động tích cực đến với hậu thế sau này, vì loài người luôn biết cách học hỏi từ lỗi lầm của tiền nhân. Tư duy phản biện chính là chìa khoá cho tiền điện tử, bởi ta không thể nào áp đặt thêm nhiều quy định mới lên một thứ mà đã tự giám sát mình ngay trong nội bộ rồi. Đó chính là lí do Bitcoin thành công, bởi cơ chế đồng thuận của nó thúc đẩy cách hành vi tốt, đồng thời ngăn chặn cái xấu.

Nếu bạn băn khoăn vì sao không nên áp đặt thêm các quy định mới thì hãy nhìn vào thực trạng thế giới tài chính truyền thống ngày nay. Đang có một sự phân biệt tầng lớp rõ ràng, giới nhà giàu thì có thể đầu tư vào bất cứ đâu tuỳ ý, trong khi người nghèo phải làm việc đến còng lưng mới nhận được phần thu nhập chỉ đủ sống.

Thật bất công. Hãy khiến tiền tệ trở thành công cụ của bạn, chứ đừng lệ thuộc vào nó. Đây không phải là một thứ gì mới, cũng chẳng liên hệ gì với tiền điện tử, nhưng là một quan niệm mà ai ai cũng cần ghi nhớ.

Giờ thì, hãy quay lại với chủ đề mà nãy giờ ta đang thảo luận.Bitcoin sử dụng một cơ chế tưởng thưởng người tham gia vì đã chung sức vận hành mạng lưới. Đây là một thành tựu có thể nói là vô cùng sáng tạo, nhưng chúng ta cần phải đưa nó lên một cấp độ mới hơn nữa. Hiện thời, bạn phải cần những máy móc thiết bị chuyên dụng mới có thể tham gia đào tiền. Tuy nhiên tôi hy vọng cơ chế hoạt động sẽ thay đổi để giúp ngày càng có thêm người được thưởng vì đã cống hiến vì sự vận hành trơn tru của hệ thống. Những đổi thay thật sự, theo tôi, phải xuất phát từ các cơ chế đồng thuận khác nhau. Ví dụ, sẽ có các ứng dụng mà chỉ yêu cầu một bộ phận người dùng nhất định tham gia xác nhận nó. Những ai mà đồng ý thì sẽ nhận được phần thưởng cho mình.

Logic hiện tại cho rằng bạn phải chi năng lượng để đào tiền rồi mới có thể được thưởng, vốn là một sự đánh đổi cũng khá công bằng. Thế nhưng các cơ chế khác cũng có thể xuất hiện cho các mục tiêu khác nhau. Sẽ ra sao nếu thay vì năng lượng, bạn sẽ cống hiến thời gian hay sự tập trung của mình?

Nếu mọi người đồng ý thay đổi giao thức thì cũng có thể fork Bitcoin ra để lập một cơ chế proof-of-work mới, tặng cho những người dùng một lượng Bitcoin mới nhất định (như những gì từng xảy ra với Bitcoin Cash, Gold, Private…).Tất nhiên sẽ có không ít người chống lập việc cứ liên tục hard fork, vì nó sẽ rút cạn năng lực khai thác khỏi mạng lưới gốc. Nhưng đây chính là cái hay của phân quyền. Mọi người có quyền làm tất cả những thứ mình muốn. Nếu có người tin là họ có cách thức hay hơn để vươn tới đồng thuận, cứ để họ thử. Mặc dù vậy, tôi cũng hiểu là dạo này có rất nhiều dự án fork ra từ Bitcoin chỉ để giúp những kẻ đi đầu giàu có một cách nhanh chóng.

Liệu đây có phải là một lời nói dối không? Không phải lúc nào cũng vậy? Xin nhắc lại lần nữa, con người chìm đắm trong lòng tham vô độ. Thế nhưng không thể phủ nhận là đang có hard fork mang lại cho ta những kết quả tốt đẹp.

Nếu mục tiêu chung là để cải thiện mạng lưới, gia tăng tiếp nhận và tưởng thưởng cho người dùng, thì dại gì ta không thử cơ chứ?!! Tôi hy vọng người ta vẫn sẽ tiếp tục thử những thứ mới, vì đây chính là cách tốt nhất để giúp đỡ tất cả mọi người.Một giải pháp tiềm năng khác là sẽ ra sao nếu các doanh nghiệp ở khắp mọi nơi tiếp nhận một phong cách làm ăn khác. Nếu thay vì đưa cho mọi người cổ phần, bạn mang lại cho họ cách trực tiếp để kiếm tiến bằng cách sử dụng sản phẩm, dịch vụ? Tôi biết rất khó để có thể khái niệm hoá một đồng token mà không có giá trị thật, bởi nó không gắn liền đến tài sản của doanh nghiệp, nhưng hãy nhìn nó theo một góc độ khác: bạn từ giờ sẽ được phép tặng token cho người dùng, miễn phí, thay cho lời cảm ơn đã sử dụng dịch vụ của mình.

Chỗ token ấy về sau có thể giúp người dùng bầu ra ban quản trị, được nhận cổ tức hay đóng góp lại cho công ty để phát triển các khía cạnh mới và tối đa hoá hiệu quả hoạt động.
Mục tiêu ở đây là trực tiếp phân phát lợi nhuận công ty đến với những người ủng hộ mạng lưới nhiều nhất: người dùng.

Những người dùng ấy có thể là bất kì ai, từ nhà cung cấp, người mua hàng, nhân viên, nhà đầu tư,… Tất cả những người tương tác với doanh nghiệp của bạn đều có tiềm năng được thưởng vì đã chung sức tham gia.

Hãy tưởng tượng bạn giờ đây sẽ không chỉ có một nguồn thu nhập chính, mà là cả tá ở cùng một lúc, tất cả có được chỉ từ chia sẻ dữ liệu, mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ hay tương tác với mạng lưới. Chúng ta bây giờ có cơ hội đo của cải bằng lợi nhuận sang đo của cải bằng token. Bởi tất cả người dùng đều sẽ có token.

Bởi tài sản điện tử có thể được trao đổi nội bộ với nhau, mọi người sẽ có thể giao dịch chúng lấy tiền điện tử, hoặc là tài sản điện tử khác. Thay vì có 150 đồng tiền điện tử, chúng ta sẽ có đến cả trăm nghìn tài sản điện tử khác nhau.

Giờ thì ta sẽ đến với khía cạnh cuối cùng mà có thể thúc đẩy mức độ tiếp nhận.Mặc dù yếu tố này chắc chắn sẽ hoạt động trong thế giới Blockchain, thế nhưng đây chính là chìa khoá để mọi người tin tưởng nhau. Chỉ khi nào các hợp đồng đã được chuẩn hoá (standardized), sử dụng một giao diện thân thiện và dễ sử dụng bởi người dùng, thì ta mới có cơ hội khiến người ta có thể tin tưởng hệ thống. Sẽ là ngạo mạn nếu nói “Blockchain không thể bị hack” khi mà các website và phần mềm xây dựng trên đó vẫn là các miếng mồi ngon cho tin tặc.

Xem thêm: Blockchain là “bất biến”? Bạn đã chắc chưa đấy?

Chúng ta cũng không nên quên là ta đang sống trong một thế giới mà mọi người vẫn đang trông mong rằng chính quyền và các tổ chức sẽ hành động dựa trên lợi ích của công chúng.

Vấn đề nằm ở chỗ, các nhà lãnh đạo đôi khi cũng quên mất các giá trị mà họ đã tuyên thệ để bảo vệ và đưa ra quyết định dựa trên tư lợi cá nhân. Để có thể xoá bỏ lối suy nghĩ trên, ta cần một cơ sở hạ tầng cố định dẫn dắt bởi những người không quan tâm vào của cải, như Vitalik Buterin vậy.Nó tuỳ thuộc vào chúng ta, xin nhắc lại, tất cả chúng ta. Nếu ta chỉ quảng bá và đầu tư cho các dự án với mục đích thuần lợi nhuận, không quan tâm đến tương lai, thì tôi cho rằng thật vô vọng. Nếu chúng ta ra sức hỗ trợ các dự án hay những người đặt lợi ích của cộng đồng lên trên nhất thì, tôi tin chúng ta sẽ làm nên được gì đó. Tất cả phụ thuộc vào chúng ta có cho phép các dự án và ý tưởng tốt lớn mạnh, loại trừ những thành phần xấu và để sai lầm cứ xảy ra hay không mà thôi.

Trong suốt 2 thế kỉ qua, chúng ta đã có một hệ thống tài chính mà chỉ hoạt động hiệu quả tại một số nơi trên thế giới, nó không độc quyền, nó cần phải xin phép và đòi hỏi ta phải cung cấp đầy đủ thông tin mới được quyền tham gia. Nó không hoạt động 24/7 và cũng chẳng tưởng thưởng cho người dùng vì đóng góp của mình. Hãy nghĩ về điều này đi, chẳng có ai sinh ra sau năm 2008 có thể sống trong một thế giới mà tiền pháp định là phương tiện thống trị. Đây là thứ mà tôi có thể chắc chắn.Gió đã đổi chiều và chúng ta phải cố gắng để biến thị trường này trở thành một thành công lớn. Từ các nhà đầu tư cho đến đội ngũ phát triển, từ giới thợ đào cho đến người dùng, tuỳ thuộc vào các bạn có cổ vũ cho những nhân tố tốt và đào thải những cái xấu hay không.

Đừng quên là: hành động của bạn càng ích kỷ thì hậu quả lên thị trường sẽ càng xấu. Tôi hiểu là để có người thẳng, thì tất yếu phải có kẻ thua, thế mới có sự cân bằng. Tuy nhiên, lần này thì số người thắng sẽ nhiều hơn gấp bội so với người thua.

Tôi biết dự đoán của mình khá là xa vời, nhưng ai có thể nói trước được tương lai? Thái độ khác thì kết quả cũng sẽ khác.Không!!!

Nhưng lòng tham vô độ dành cho tiền bạc của cải của chúng ta thì có. Nếu bạn nghĩ sẽ có ngày thị trường này đổ sập, thì hãy nhìn sang Internet. Bạn có nhớ bong bóng Internet đã kết thúc như thế nào không?

Sẽ chẳng có bong bóng nào có thể phá huỷ nổi Bitcoin, chúng ta đã từng trải qua chuyện này rồi. Nếu đúng thật là có bong bóng thì đó là do chúng ta đã không kiềm chế nổi lòng tham của mình và để cho các dự án vô dụng nổi lên. Cũng như hồi những năm 2000 vậy.

Điều tốt duy nhất là sau mỗi thất bại, chúng ta lại học được một bài học quan trọng tương xứng.

Kết luận duy nhất của tôi chính là Bitcoin là đồng tiền kỹ thuật số của Internet. Đã không có một ai có thể ngăn chặn việc chia sẻ file P2P, thế thì chuyện sẽ khác như thế nào đối với tiền điện tử? Nếu có tấn công 51%, thì mạng lưới đơn giản chỉ fork ra mà thôi, ta cùng lắm sẽ phải chuyển sang sử dụng một đồng tiền số khác.

Bạn muốn thật sự giết chết Bitcoin ư?

Hãy thử đi mà đánh sập Internet.

Chính con người, chứ không phải Bitcoin, mới là bong bóng.

Bài viết: Song Song
Thiết kế: Nhu Giang
Đội ngũ Coin68
-16/10/2018
Bình luận (0)
Đăng kýhoặcđăng nhậpđể bình luận
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68