logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Maverick Protocol (MAV) là gì? Giao thức DeFi với cơ chế Dynamic Distribution AMM mới lạ

-15/06/2023

Maverick Protocol là một giao thức DeFi sử dụng cơ chế Dynamic Distribution AMM mới lạ nhằm cung cấp cho người dùng nền tảng giao dịch với mức trượt giá thấp và tính thanh khoản cao. Ngoài ra, Maverick Protocol sử dụng giải pháp Directional LPing nhằm cung cấp mức giá tốt nhất dành cho LP. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Maverick Protocol qua bài viết dưới đây nhé!


Maverick Protocol (MAV) là gì? Giao thức DeFi với cơ chế Dynamic Distribution AMM mới lạ

Maverick Protocol là gì?

Maverick Protocol là một giao thức DeFi sử dụng cơ chế Dynamic Distribution AMM mới lạ nhằm cung cấp cho người dùng nền tảng giao dịch với mức trượt giá thấp và tính thanh khoản cao. Với cơ chế AMM mới, giao thức cũng hỗ trợ cho liquidity provider linh hoạt hơn trong việc lựa chọn vùng giá mà không phải giám sát vị trí thanh khoản và không mất nhiều phí.


Maverick Protocol là gì?

Ngoài ra, Maverick Protocol sử dụng giải pháp Directional LPing nhằm cung cấp mức giá tốt nhất dành cho LP. Từ đây, LP dễ dàng quản lý vị trí thanh khoản của họ đồng thời kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ phí giao dịch của giao thức. Hiện tại, Maverick Protocol đang hỗ trợ người dùng swap token, cung cấp thanh khoản trên 4 blockchain là Ethereum, zkSync, BNB Chain và Base.

Cơ chế hoạt động của Maverick Protocol

Thanh khoản tập trung (Concentrated Liquidity) là yếu tố nâng cao hiệu quả về việc sử dụng vốn nhưng việc triển khai nó trong các AMM hiện tại không phải lúc nào cũng hiệu quả vì vốn của LP chỉ có giá trị nếu nó vẫn nằm trong vị trí thanh khoản nhất định. Ví dụ đối với AMM thanh khoản tập trung của Uniswap v3 khi giá vượt khỏi vị trí có thanh khoản tập trung cao thì giá sẽ trượt nhanh, thanh khoản kém và LP sẽ bị Impermanent Loss (tổn thất tạm thời). LP sẽ phải cung cấp thanh khoản ở một vùng giá mới làm cho họ tốn phí giao dịch và thời gian cài đặt các vùng thanh khoản mới. 

Từ đây, Maverick Protocol đưa ra giải pháp Directional LPing cho phép LP cung cấp thanh khoản của theo bốn chế độ từ đó mang lại lợi ích cho cả người dùng giao dịch và LP. Giao thức sử dụng các smart contract tự động để tái tập trung thanh khoản hỗ trợ LP không cần giám sát vị thế thanh khoản của mình. Tất cả những gì LP cần làm là chọn chế độ dựa trên hướng giá mà họ tin rằng token sẽ di chuyển tùy theo chế độ họ đã chọn.

Một lợi ích khác là Maverick Protocol cho phép LP tùy chỉnh chiến lược cung cấp thanh khoản của họ trên các phạm vi giá khác nhau. Đây được xem là điểm khác biệt của Maverick Protocol so với các AMM thanh khoản tập trung khác khi chỉ ấn định trong một phạm vi giá cho LP. Như vậy, tỷ lệ phí và thưởng của giao thức sẽ được cân bằng tốt hơn và tránh được nguy cơ tổn thất tạm thời.

Những tính năng của Maverick Protocol

Trước khi tìm hiểu về các sản phẩm của Maverick Protocol, nền tảng có một thuật ngữ tên là Bin (thùng) - đây là đơn vị nhỏ nhất của một phạm vi giá khi cung cấp thanh khoản. Người dùng có thể chọn một hoặc nhiều thùng khi cung cấp thanh khoản. Đối với các loại tài sản biến động cao thì nền tảng khuyến khích người dùng cài đặt Bin ở mức 2% và với Stablecoin từ 0.02% đến 0.05%.

Swap

Đây là tính năng cho phép người dùng swap giữa nhiều loại token khác nhau với mức trượt giá thấp. Hiện tại, Maverick Protocol đang hỗ trợ swap token trên 2 blockchain Ethereum và zkSync.


Giao diện tính năng Swap của Maverick Protocol  

Pools

Đây là tính năng cho phép người dùng cung cấp thanh khoản với các chế độ, mức phí, độ rộng Bin khác nhau để kiếm lợi nhuận từ phí giao dịch.


Giao diện tính năng Pools của Maverick Protocol 

Bên cạnh đó, tính năng Pools có 4 chế độ thanh khoản khác nhau dành cho người dùng bao gồm:

  • Mode Right: Bin di chuyển sang phải khi giá tăng và không di chuyển khi giá giảm. Điều này có nghĩa là khi giá tăng vượt khỏi vùng thanh khoản thì Bin sẽ di chuyển sang phải. Tuy nhiên, nếu giá giảm ngoài vùng thanh khoản đang hoạt động thì Bin sẽ không di chuyển. 

  • Mode Left: Trái ngược với Mode Right, Bin di chuyển sang trái khi giá giảm và không di chuyển khi giá tăng. Điều này có nghĩa là khi giá giảm vượt khỏi vùng thanh khoản thì Bin sẽ di chuyển sang trái. Tuy nhiên, nếu giá tăng ngoài vùng thanh khoản đang hoạt động thì Bin sẽ không di chuyển.

  • Mode Both: Với chế độ này thì Bin sẽ di chuyển theo cả 2 chiều giá lên và xuống ra khỏi vùng thanh khoản. Tuy nhiên, rủi ro tổn thất vĩnh viễn rất cao và chế độ này phù hợp với các sản phẩm ổn định như stablecoin.

  • Mode Static: Bin sẽ cố định và không di chuyển khi giá vượt ngoài vùng thanh khoản.


4 chế độ thanh khoản của tính năng Pools

Ngoài ra, chế độ Mode Static còn có 3 cài đặt khác nhau bao gồm: 

  • Exponential: Thanh khoản tập trung ở giá hiện tại và phân bổ thanh khoản giảm dần theo cấp số nhân trên các Bin bên trái và phải.

  • Flat: Phân bổ đều thanh khoản trên các Bin.

  • Single Bin: Thanh khoản được phân phối cho một Bin duy nhất. 

Boosted Positions

Đây là tính năng mới giúp các pool thanh khoản đưa ra các chiến dịch khuyến khích phần thưởng nhằm thu hút người dùng. Những Boosted Position này mang lại khả năng kiểm soát và tính linh hoạt cao hơn cho LP khi cung cấp thanh khoản trong mỗi pool cụ thể. Mỗi Boosted Position sẽ được thiết lập trong 3 chế độ thanh khoản Left, Both hoặc Static.


Giao diện tính năng Boosted Position của Maverick Protocol

Sau khi LP mở Boosted Position, các LP khác có thể cung cấp thanh khoản của họ vào pool cụ thể. Phần thưởng là token và phí giao dịch sau đó sẽ được chia đều cho tất cả các LP cung cấp thanh khoản vào pool. Những ưu đãi như vậy đặc biệt hấp dẫn đối với các dự án đang tìm cách thu hút LP nhằm tăng cường thanh khoản thông qua tính năng Boosted Positions của Maverick Protocol.

Stake MAV

Đây là tính năng cho phép người dùng stake token MAV và nhận về veMAV để có quyền biểu quyết quản trị.


Giao diện tính năng Stake MAV trên Maverick Protocol

Người dùng sẽ chọn “Create New Stake” để bắt đầu stake MAV. Tại giao diện “New Stake”, người dùng sẽ nhập số lượng MAV và thời gian sẽ stake để nhận veMAV. Stake nhiều MAV hơn trong thời gian dài hơn sẽ mang lại số dư veMAV lớn hơn và sẽ mang lại quyền quản trị cao hơn.


Giao diện nơi người dùng stake token MAV 

Điểm nổi bật của Maverick Protocol

Maverick Protocol có những điểm nổi bật như sau: 

  • Maverick Protocol với cơ chế Dynamic Distribution AMM có thể hỗ trợ người dùng giao dịch với mức trượt giá thấp và tính thanh khoản cao. Ngoài ra, giao thức cũng hỗ trợ cho LP linh hoạt trong việc lựa chọn vùng giá mà không phải giám sát vị trí thanh khoản và không mất nhiều phí.

  • Maverick Protocol sử dụng giải pháp Directional LPing nhằm cung cấp mức giá tốt nhất dành cho LP để họ cung cấp thanh khoản. Từ đây, LP dễ dàng quản lý vị trí thanh khoản của họ và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ phí giao dịch của giao thức.

  • Maverick Protocol được xây dựng để hỗ trợ các LST (Liquid Staking Token) một cách tự nhiên và là giải pháp lý tưởng để duy trì thanh khoản trong phạm vi lợi suất của các LST. Điều này giúp đảm bảo thanh khoản luôn ở gần giá trong suốt chu kỳ lợi suất của LST.

  • Rất nhiều giao thức LST đang cạnh tranh nhau để chia sẻ thị phần và Maverick Protocol là nền tảng hiệu quả nhất khi có sự cạnh tranh xảy ra. Những liquidity provider có thể cung cấp thanh khoản một cách hiệu quả và các giao thức có thể khuyến khích phân phối thanh khoản mà họ mong muốn.

Thông tin cơ bản về token

Tên token 

Maverick Protocol

Token

MAV

Blockchain

Ethereum, BNB Chain, zkSync

Chuẩn token

ERC-20, BEP-20

Hợp đồng

Ethereum: 0x7448c7456a97769F6cD04F1E83A4a23cCdC46aBD

BNB Chain: 0xd691d9a68c887bdf34da8c36f63487333acfd103

zkSync: 0x787c09494ec8bcb24dcaf8659e7d5d69979ee508

Công dụng token

Tiện ích, Quản trị 

Tổng cung

2.000.000.000 MAV

Cung lưu hành

250.000.000 MAV

Phân bổ token 


Phân bổ token MAV

Lịch phân bổ token


Lịch phân bổ token MAV

MAV token dùng để làm gì?

MAV là token tiện ích đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của Maverick Protocol. Người dùng có thể staking MAV để nhận về veMAV - token quản trị của dự án để có quyền biểu quyết quản trị. Nếu người dùng chọn staking MAV với thời hạn càng lâu thì họ càng nhận được nhiều veMAV và họ càng có nhiều quyền quản trị hơn.

Nhà đầu tư có thể giao dịch token MAV ở đâu? 

Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch token MAV tại:

  • Sàn CEX: Binance, Bitget, KuCoin, MEXC,...

  • Sàn DEX: Uniswap V3 (Ethereum), Uniswap V3 (BSC), Maverick Protocol, OpenOcean.

Nhà đầu tư có thể lưu trữ token MAV ở ví nào? 

MAV là token với tiêu chuẩn ERC-20 nên nhà đầu tư có thể lưu trữ trên các loại ví như Metamask, Trust Wallet, Coin98 Wallet… Để thuận tiện cho việc giao dịch, nhà đầu tư cũng có thể lưu trữ MAV trên ví của các sàn giao dịch niêm yết token này như là Binance.

Lộ trình phát triển

Q3/2023

  • Triển khai trên BNB Chain.

  • Ra mắt hợp đồng Voting Escrow và Quản trị.

Q4 2023 (dựa trên phiếu bầu DAO)

  • Ra mắt Boosted Pool Voting.

  • Ra mắt AMM trên nhiều hệ thống blockchain khác.

Q1/2024 (dựa trên phiếu bầu DAO)

  • Ra mắt AMM trên nhiều hệ thống blockchain khác.

  • Hỗ trợ MAV LayerZero trên nhiều hệ thống blockchain khác.

Đội ngũ phát triển

Đội ngũ phát triển của Maverick Protocol bao gồm những thành viên có nhiều năm kinh nghiệm trong những lĩnh vực công nghệ, crypto và blockchain. Những thành viên nổi bật bao gồm:

  • Alvin Xu: Ông hiện là Contributor tại Maverick Protocol. Alvin đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực crypto khi đã từng xây dựng hệ sinh thái tại TRON Foundation, quản lý sản phẩm tại BitTorrent và xây dựng sản phẩm tại Metamask. 

  • Bob Baxley: Ông hiện là Contributor tại Maverick Protocol. Ông đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ khi đang là Co-Founder và CTO Bastille, thành viên của Ubiquity Ventures - một quỹ đầu tư hướng đến các công ty công nghệ phần mềm trong giai đoạn Seed round.

Nhà đầu tư

Maverick Protocol đã huy động thành công tổng cộng 17 triệu USD tại 2 vòng gọi vốn lần lượt là 8 triệu USD vào tháng 2/2022 và 9 triệu USD vào tháng 6/2023 với sự tham gia của những quỹ đầu tư như Founders Fund, Jump Crypto, Binance Labs, Coinbase Ventures, Pantera Capital,...  


Những nhà đầu tư của Maverick Protocol. Nguồn: crypto-fundraising.info

Đối tác

Một số đối tác của Maverick Protocol là những dự án nổi bật trong thị trường crypto như Lido, Rocket Pool, Swell,...

Tổng kết

Maverick Protocol là một giao thức DeFi sử dụng cơ chế Dynamic Distribution AMM mới lạ nhằm cung cấp cho người dùng nền tảng giao dịch với mức trượt giá thấp và tính thanh khoản cao. Ngoài ra, giao thức còn khắc phục những hạn chế của AMM thanh khoản tập trung trước đó bằng giải pháp Directional LPing cho phép LP cung cấp thanh khoản mà không cần giám sát vị thế thanh khoản của họ.

Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Maverick Protocol để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. 

Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!

-15/06/2023
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68