Kiểm Tra Tốc Độ Mạng Internet FPT, Viettel, VNPT

3.8/5 - (9 bình chọn)

Internet đã trở nên không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay, không chỉ cho phép bạn tham gia các mạng xã hội như Facebook và Zalo, mà còn giúp bạn mở mang kiến thức qua nhiều lĩnh vực khác. Trong quá trình sử dụng Internet, có thể bạn sẽ cần phải kiểm tra tốc độ của mạng internet.

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách kiểm tra tốc độ mạng của các nhà cung cấp mạng bằng câu lệnh hoặc sử dụng ứng dụng Web online.

Xem thêm bài viết về cách tìm địa chỉ IP máy tính mà mình đã chia sẻ rất chi tiết trong bài viết gần đây mà mình tin rằng nó cũng sẽ giúp ích được cho bạn trong thời gian tới đấy.

Băng Thông Là Gì?

Băng thông (bandwidth) là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin để chỉ khả năng truyền dữ liệu qua một kênh truyền thông trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thường được đo bằng đơn vị bit mỗi giây (bps) hoặc các đơn vị lớn hơn như kilobit mỗi giây (Kbps), megabit mỗi giây (Mbps), hoặc gigabit mỗi giây (Gbps).

Trong mạng máy tính, băng thông đề cập đến khả năng truyền dữ liệu qua mạng, đo lường lưu lượng dữ liệu tối đa mà mạng Internet có thể xử lý trong một khoảng thời gian cụ thể.

Băng thông càng lớn thì khả năng truyền dữ liệu càng nhanh, giúp cho việc truy cập vào dữ liệu trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

loi internet

Mbps và MBps Có Giống Nhau Không?

Mbps và MBps là hai đơn vị đo lường khác nhau trong việc xác định tốc độ truyền dữ liệu.

Mbps (megabits per second) đo lường tốc độ truyền dữ liệu dựa trên số lượng megabit (1 megabit = 1/8 megabyte) được truyền qua một kênh truyền thông trong một giây.

Ví dụ, nếu bạn có một kết nối Internet với tốc độ 100 Mbps, điều này có nghĩa là bạn có thể tải hoặc tải lên dữ liệu với tốc độ 100 megabit mỗi giây.

Trong khi đó, MBps (megabytes per second) đo lường tốc độ truyền dữ liệu dựa trên số lượng megabyte (1 megabyte = 8 megabit) được truyền qua một kênh truyền thông trong một giây. Vì vậy, nếu bạn muốn chuyển đổi giữa Mbps và MBps, bạn cần chia hoặc nhân cho 8 (do 1 byte = 8 bit).

Do đó, nếu bạn có một kết nối Internet với tốc độ 100 Mbps, tốc độ tải về thực tế sẽ là khoảng 12.5 MBps (100/8).

Kiểm tra tốc độ Download và Upload

Nếu như bạn cần biết chi tiết về tốc độ mạng Internet, bạn có thể truy cập vào trang Web Speedtest.

Bước 1: Truy cập vào trang Web: http://www.speedtest.net/

Bước 2: Nhấn vào nút Go để bắt đầu kiểm tra mạng Internet của bạn.

ping mang internet 2

Bước 3: Sau vài phút xử lý thì trang Web sẽ trả lại kết quả bao gồm tốc độ Download Upload của mạng Internet mà bạn đã đăng ký sử dụng.

ping mang internet 3

Xem thêm bài viết chia sẻ về cách đổi mật khẩu Wifi khá chi tiết mà chúng tôi đã tổng hợp gần đây.

toc do internet
Tốc độ Intenet nhà mình đang sử dụng năm 2023, mạng Viettel

Cách Kiểm Tra Ping Mạng Internet

Sử dụng Command Prompt Commands (CMD) để ping mạng là cách rất dễ thực hiện, lệnh Ping được làm việc dựa theo giao thức ICMP để kiểm tra tình trạng kết nối giữa 2 host. Bạn có thể sử dụng lệnh Ping ở tất cả hệ điều hành phổ biến bao gồm cả macOS và Ubuntu.

Bước 1: Bạn có thể mở hộp lệnh Run (Phím tắt Windows + R), và hãy nhập “CMD” và OK để mở ứng dụng CMD. Đối với macOS thì bạn có thể tìm với từ khoá “Terminal” tại Spotlight (Nhấn vào kích lup ở phía trên bên phải)

Bước 2: Nhập nhà mạng hoặc trang Web mà bạn muốn kiểm tra

ping mang internet 1

Tại giao diện CMD, bạn hãy nhập lệnh dưới đây

Ping + Địa chỉ IP hoặc Tên trang Web mà bạn cần kiểm tra.

Ví dụ:

Để kiểm tra Ping cả các nhà mạng bạn có thể tham khảo chi tiết dưới đây.

  • Kiểm tra Ping mạng FPT: ping 210.245.31.130
  • Kiểm tra Ping mạng VNPT: ping 203.162.4.190
  • Kiểm tra Ping mạng Viettel: ping 203.113.131.1

Để kiểm tra Ping của 1 trang Web bất kỳ, sử dụng lệnh Ping + URL trang Web.

  • Kiểm tra Ping trang Google: ping google.com.VN
  • Kiểm tra Ping trang Topthuthuat: ping topthuthuat.com

Các thông số cần biết

  1. Bytes=32: Mặc định của gói tập tin khi gửi là 32 bytes
  2. Time: Độ trễ hay còn gọi là thời gian chờ của gói tin.
  3. TTL (viết tắt của Time to Live): Nếu đia chị đến là hệ điều hành Linux, Unix thì TTL lớn nhất là 64 trong khi Windows là 128. Mỗi khi gói tin qua 1 Router thì TTL sẽ được trừ đi 1. Và khi sử dụng lệnh Ping thì ta có thể biết được rằng Host đó đang sử dụng hệ điều hành nào. Bạn có thể xem chi tiết các thông số này tại đây.
  4. Request timed out: Khi bạn nhận được thông báo này khi sử dụng Ping thì có 2 trường hợp xảy ra: Trang Web hoặc Mạng Internet đã bị ngắt kết nối. Hoặc bị các Firewall chặc các gói tin.

Cập Nhật

Xoá một vài nội dung không phù hợp và bổ sung thêm các thông số liên quan đến mạng Internet.

Lời kết

Như vậy bạn đã biết cách kiểm tra Ping của các nhà cung cấp Internet hoặc của một trang web bất kỳ rồi phải không! Từ việc kiểm tra ping, bạn có thể biết thêm về các thông số chi tiết như Time, TTL,… từ đó biết được tình trạng mạng Internet đang sử dụng hoặc tình trang web đang quản trị.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn, nếu như có câu hỏi nào khác liên quan đến chủ đề này, hãy để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây nhé!

Tien Minh
Tien Minh

Mình là Tiến và sở thích lớn nhất của mình là đọc sách, đi du lịch, viết blog và học thêm một điều gì đó mới (có thể là thể thao, ngôn ngữ,...) những khi rỗi. Topthuthuat.com là đứa con tinh thần mà mình đã kiên trì phát triển được hơn 5 năm, hy vọng bạn sẽ tìm được nhiều điều "hay ho" khi ghé thăm trang blog này của mình.

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo