Cách ẩn/hiện File trên Android không cần App bên thứ 3

Lưu ý: Bạn hãy đọc thật kỹ bài viết trước khi thực hiện nhé ! Nếu như trong quá trình sử dụng bạn gặp bất cứ lỗi gì, ví dụ như bị lỗi link download, blog load chậm, hay là không truy cập vào được một trang nào đó trên blog… thì bạn vui lòng thông báo với mình tại đây nhé. Thanks !

Bất kỳ ai trong chúng ta, cả bạn và tôi đều có những dữ liệu nhạy cảm, ví dụ như hình ảnh, video clip, hay file âm thanh… mà chúng ta muốn giữ bí mật với một số người, hay thậm chí là tất cả mọi người, phải không nào?

Nhưng ở thời điểm hiện tại, khi bạn sử dụng các Apps của bên thứ 3 để lưu trữ chúng thì thực sự chả ai biết được một ngày nào đó, những dữ liệu cá nhân ấy sẽ bị đem rao bán trên mạng, hay thậm chí được công khai luôn trên các nền tảng mạng xã hội.

Không phải là mình suy nghĩ tiêu cực, nhưng bạn thử nghĩ mà xem. Đến các công ty công nghệ hàng đầu như Facebook, Apple…. còn dính những phốt đó, huống chi là các công ty con hay là cá nhân nhỏ. Nói chung là sức hút của đồng tiền thật khó cưỡng ?

Vậy tại sao không dùng chút kiến thức để tự mình làm điều đó? Ý mình là tự ẩn các dữ liệu nhạy cảm trên điện thoại mà không cần phải sử dụng đến Apps thứ 3 ý.

Vâng, và trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách ẩn các file khỏi sự truy xuất của các ứng dụng mặc định một cách đơn giản và an toàn nhất.

Đọc thêm:

#1. Cơ chế hoạt động

Các Apps mặc định của hệ thống như nhạc, phim, ảnh, album,… đều có khả năng quét toàn bộ dữ liệu trong bộ nhớ điện thoại để lấy dữ liệu, phục vụ các tác vụ của nó. Các App đó có thể quét được mọi ngóc ngách, không chừa một Folder nào, và đương nhiên, nó lấy không chừa một tập tin nào sất.

Nhưng có một trick nhỏ có thể giúp bạn ẩn các file của một thư mục chỉ định khỏi sự lùng quét của nó: Vâng, đó là cách sử dụng file .nomedia

Đây thực chất là 1 file trắng hoàn toàn, và khi hệ thống quét tới các folder chứa file này thì chúng sẽ dừng lại và không tiếp tục quét sâu hơn vào Folder đó nữa. Vì nó ngầm hiểu đây là một thư mục trống nên đếck phải quét nữa..

Điều đó có nghĩa là bạn cần phải tạo một file .nomedia để chung thư mục với những file mà bạn muốn ẩn..

#2. Cách thực hiện ẩn/ hiện file Media trên điện thoại

// Áp dụng cho điện thoại Android nhé bạn, trên iPhone thì chịu ?

Để thực hiện việc này, điều đầu tiên mà bạn cần làm là tải một trình quản lý file đủ tốt để có thể hiển thị các tập tin ẩn, và tạo được tập tin mới. Ở đây mình chọn ứng dụng ES File Explorer

Chú ý: Vì 1 số lí do nào đó, ứng dụng này bị gỡ trên CH Play tại Việt Nam, nên các bạn có thể tải qua đường link này nhé!

Đây là App quản lí file tốt nhất trên Android, nên các bạn yên tâm sử dụng.

Và sau khi cài xong, cùng thực hiện nào:

+ Bước 1: Bạn truy cập App, cấp quyền ( chắc ai cũng biết rồi nhỉ?)

+ Bước 2: Bạn kéo thanh cài đặt từ bên phải màn hình, và bật Show Hiden File (hiện tập tin bị ẩn). Bước này sẽ dùng về sau.

cach-an-hien-file-media-tren-android (4)

cach-an-hien-file-media-tren-android (4)

+ Bước 3: Sau đó truy cập vào bộ nhớ của máy hay là thẻ nhớ => tìm tới đường dẫn có chứa các file mà bạn muốn ẩn.

Ví dụ ở đây mình chọn 1 folder chứa các file nhạc nền của một ứng dụng, và mình không muốn nó xuất hiện ở App nhạc do nó không phải nhạc để nghe.

cach-an-hien-file-media-tren-android (1)

cach-an-hien-file-media-tren-android (1)

+ Bước 4: Bấm vào dấu 3 chấm ở góc => và chọn NEW => tiếp theo chọn File

cach-an-hien-file-media-tren-android (2)

cach-an-hien-file-media-tren-android (2)

+ Bước 5: Các bạn ghi tên file cần tạo là .nomedia

cach-an-hien-file-media-tren-android (5)

cach-an-hien-file-media-tren-android (5)

+ Bước 6: Xem thành quả thôi ?

cach-an-hien-file-media-tren-android (3)

cach-an-hien-file-media-tren-android (3)

#3. Một chút lưu ý

File .nomedia chỉ giúp các file nằm ngoài sự truy xuất của các App hệ thống. Các Apps bên thứ 3 vẫn có thể thấy chúng, nhưng chủ yếu những App đó cũng sẽ không truy xuất chúng trừ khi bạn cho phép.

Bạn có thể dùng cách này để ẩn nhạc, video, file âm thanh, file tài liệu và hơn thế nữa…

Có 1 số App bên thứ 3 có thể sử dụng cách này để ẩn các file của nó khỏi hệ thống, tiêu biểu là Zing MP3. Vào folder Zing MP3 để xóa file .nomedia đi, vì bạn có thể thấy chúng mà. Sau đó các App hệ thống có thể truy xuất dữ liệu từ chúng.

NGHIÊM CẤM để file .nomedia vào thư mục gốc. Bạn biết điều gì sẽ xảy ra, phải không? Máy bạn sẽ không truy xuất được bất cứ dữ liệu nào từ bộ nhớ cả, và hậu quả thì cũng chả ai dám chắc..

Tiếp theo, NGHIÊM CẤM để file .nomedia vào folder DCIM, Android, Data hay các Folder tương tự.

Các bạn có thể ẩn các ảnh tải về bằng cách Paste file .nomedia vào thư mục Download, ẩn các ảnh lấy từ Facebook bằng cách paste vào đường dẫn DCIM / Facebook, hay ẩn các file tải từ Messenger qua đường dẫn Picture / Messenger

Các ứng dụng như Facebook, Messenger vẫn có thể truy xuất được chúng khi các bạn paste file .nomedia vào, nên yên tâm nhé.

Nhìn chung, đây là 1 thủ thuật khá hay, và an toàn cho dữ liệu. Tuy nhiên sẽ khá rủi ro nếu bạn thiếu hiểu biết về bộ nhớ trong của Android. Không khuyến khích các bạn nghịch lung tung đâu nhé…

Hi vọng bài viết có ích với các bạn, chúc các bạn thành công !

CTV: Phan Minh Sang – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

(function(d, s, id) var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0]; if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = “http://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.6&appId=1499494220345794”; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); (document, ‘script’, ‘facebook-jssdk’));

Nguồn: https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-hay/cach-an-file-tren-android.html

Add Comment