Freemint là gì? Điều gì tạo nên trào lưu freemint NFT?

Giữa lúc thị trường ảm đạm vì cuộc khủng hoảng thanh khoản lan rộng, thị trường NFT vẫn giữ được độ nhiệt nhất định, một phần nhờ vào freemint. Vậy freemint là gì và tại sao freemint lại nổi lên vào lúc này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Freemint là gì?

Freemint dịch sát nghĩa tiếng Việt là mint (đúc) không mất phí. Cụm từ này diễn tả việc một bộ sưu tập NFT mới ra mắt, cho phép người dùng đúc NFT không mất phí (dĩ nhiên người dùng vẫn phải trả phí gas của blockchain).

Với một dự án NFT thông thường, có nhiều cách để phân phối số lượng NFT đó ra thị trường:

– Public mint: Mở mint trên một nền tảng launch NFT, mỗi lần mint người dùng sẽ mất một mức phí xác định. Mức phí này do dự án quy định;

– Private/whitelist mint: Không phải ví nào cũng được mint NFT mà chỉ cho các ví được chỉ định trước (whitelist). Người dùng phải đạt một số yêu cầu, hoặc làm các nhiệm vụ nhất định để được vào danh sách whitelist. Mint có thể mất phí hoặc không phí tùy theo dự án quy định;

– Kết hợp public và private mint: Giá mint vòng private sẽ thấp hơn giá mint vòng public;

– Freemint: Mint không mất phí.

Freemint không hẳn là một khái niệm mới. Đã có một số dự án NFT cho phép freemint vào năm 2021 nhưng chưa nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng. Tuy nhiên, trào lưu freemint bỗng nhiên hot-hit trong một vài tháng gần đây – khi mà thị trường crypto ảm đạm và NFT dần rơi vào bão hòa.

Tại sao freemint lại hot?

Không thể nói freemint tạo ra xu hướng mới trong phân khúc NFT, vì volume trên các NFT marketplace vẫn giảm kỷ lục 94% chỉ trong 6 tháng qua, nhưng freemint đang là một trong những động lực giúp duy trì độ nhiệt nhất định trong thị trường.

Đặc biệt với tình hình thị trường donwtrend lại là lúc “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa” cho Freemint bùng nổ.

Ít rủi ro mất tiền hơn

Freemint ít rủi ro mất tiền hơn các hình thức mint NFT khác. Vì nếu dự án freemint có rug pull hoặc scam thì người dùng chỉ mất số tiền là phí gas mà thôi. Trong khi đó, với dự án khác thì số tiền mint cao hơn khá nhiều.

Tiềm năng lợi nhuận cao hơn

Phải khẳng định một điều là thị trường NFT hiện tại chủ yếu là đầu cơ: mint/mua giá thấp và chờ fomo bán giá cao. 

Vì vậy, dù là loại NFT nào thì đa số người dùng tham gia mint với tâm lý chờ dự án NFT đó pump giá cao để bán ra. Khi đó, tiềm năng lợi nhuận (hay tỷ lệ xxx vốn) từ các dự án freemint vẫn cao hơn vì chi phí ban đầu là vô cùng nhỏ.

Ưu thế giữa lúc phí gas rẻ

Từ lý do ở trên, chắc hẳn các bạn cũng thấy rõ độ hot của freemint phụ thuộc vào tình hình phí gas của các mạng lưới blockchain.

Với mạng Solana, Avalanche hay Near không quá rõ, nhưng freemint NFT trên Ethereum thì rất rõ ràng. Thử tưởng tượng chúng ta phải trả đến gần 100 USD tiền ETH để mint NFT, thì cũng chẳng “free-mint” tý nào. Thậm chí, mức cao nhất ghi nhận được là 8.400 gwei, tức hơn 2.400 USD vào ngày 01/05/2022 vì FOMO đợt mở bán NFT Otherside.

Vì vậy khi mà phí gas trên Ethereum giảm về mức thấp nhất kể từ năm 2020, đây đúng là thời điểm “Thiên thời” để freemint bùng nổ.

Phí gas Ethereum hiện tại chỉ dao động khoảng 1-2 USD. Nguồn: Etherscan

Tối đa hóa

Một lợi thế nữa của việc chi phí rẻ là chúng ta có thể tiếp cận đến nhiều dự án hơn, dù cũng với số vốn như vậy. Từ đó khả năng dự án trong danh mục của bạn pump cũng cao hơn.

Phần tiếp theo của bài viết sẽ giải thích thêm về chiến lược này.

Chiến lược tối đa hóa lợi nhuận với freemint

Logic đằng sau chiến lược tối đa hóa lợi nhuận với freemint khá đơn giản: Bạn “rải” khoản đầu tư của mình vào càng nhiều dự án càng tốt. Dĩ nhiên, các dự án NFT này phải qua chọn lọc với các tiêu chí của riêng bạn, chứ không thể dự án nào cũng mua hết được.

Thử hình dung sau khi lọc qua một lượt các dự án NFT, bạn tìm ra được khoảng 10 dự án đầy hứa hẹn. Với các hình thức mint thông thường, số vốn bạn có khó lòng để mint được hết 10 dự án này nên bạn đành phải ngậm ngùi bỏ qua một vài dự án.

Vậy nếu một vài dự án bạn bỏ qua đó lại là dự án pump mạnh nhất thì sao?

Với freemint thì dễ dàng hơn, cũng với số vốn đó giờ đây bạn đã có thể mint hết 10 dự án để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào.

Ví dụ

Hãy cùng đi sâu hơn vào ví dụ trên. Giả sử bạn có một danh sách gồm 11 dự án NFT vô cùng tiềm năng. Cả 11 dự án này đều freemint và phí gas hiện tại là $7.

Bạn quyết định mint mỗi dự án 5 NFT => Tốn $35/dự án => Tổng chi phí $385 (= $35 x 11)

Nếu 8/11 dự án đều thất bại, chỉ cần 3 dự án còn lại được FOMO cao, bạn vẫn có thể thu về lợi nhuận.

Chiến lược tối đa hóa lợi nhuận với freemint

Goblintown: Một dự án NFT freemint điển hình

Goblintown chính là dự án freemint điển hình nhất, và cũng là dự án giúp đưa trào lưu freemint lên sóng trong những tháng gần đây.

Dự án ban đầu không có roadmap, không có mục tiêu cụ thể. Phần art cũng chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc, như kiểu trẻ con vẽ linh tinh trên giấy. Goblintown có tổng cộng 10.000 NFT, cho phép một ví mint free 1 NFT, chỉ cần phải trả phí gas.

Website dự án ghi rõ: Chúng tôi không có roadmap, không có Discord, NFT không có chức năng gì sất.

Thế thì tại sao một dự án “như một trò đùa” như vậy lại đang có giá sàn 2,35 ETH trên Opensea?

Vì cộng đồng NFT yêu thích những điều điên rồ!

Dự án không cần roadmap, không cần vẽ những thứ “đao to búa lớn”, chỉ cần sở hữu một cộng đồng vui vẻ, hài hước và sẵn sàng hold NFT là được!

Sự FOMO của Goblintown bắt đầu khi dự án tổ chức một Twitter Space theo phong cách vô cùng hài hước:

goblintown #9249 được bán với giá cao nhất là 31 ETH

Vẽ xấu thì đã sao? Khi nhiều người thích, hold và liên tục chia sẻ về nó, “xấu” rồi cũng trở thành “nét vẽ độc lạ” mà thôi!

Jane

Có thể bạn quan tâm:

Add Comment