Phương pháp giao dịch SMC (Phần 2): Supply và Demand

Supply và Demand ảnh hưởng thế nào giá cả của hàng hóa, tài sản tài chính hay ngoại hối luôn là vấn đề được các trader chú ý nhiều khi đưa ra các quyết định giao dịch. Hãy cùng tìm hiểu Supply và Demand trong phương pháp SMC hoạt động như thế nào qua bài viết sau nhé!


Phương pháp giao dịch SMC (Phần 2): Supply và Demand

Bạn có thể quan tâm:  

Supply và Demand là gì?

Supply và Demand là khái niệm quan trọng và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng đến quá trình mua bán và hoạt động kinh tế. Chúng biểu thị mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm được bán ra và mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua sản phẩm đó. 


Cách vận hành của Supply và Demand

Mối quan hệ giữa Cung và Cầu luôn được áp dụng cho bất kỳ thị trường nào chỉ với 2 thành phần chính là: giá và số lượng.

Ví dụ: Giá càng tăng thì nhu cầu tiêu thụ nguồn hàng đó càng giảm, mà giá càng giảm thì sẽ tăng khả năng tiêu thụ của nguồn hàng đó.

Vậy nên:

  • Nếu Cung > Cầu thì giá sẽ giảm.
  • Nếu Cung < Cầu thì giá sẽ tăng.

Giống như trong đời sống, khi mà một thứ gì đó nó có quá nhiều (Cung quá nhiều) thì nó vô giá trị hoặc giá trị thấp, như là sỏi đá vậy.

Còn một thứ gì đó hiếm hoi như vàng (là hữu hạn nên nhu cầu nhiều) thì giá trị nó sẽ tăng cao.

Khi chúng ta thấy Supply và Demand gặp nhau thì vùng đó được gọi là vùng giá chấp nhận được. Đây là nơi người mua và người bán chấp nhận một mặt hàng tương ứng với một mức giá nào đó.

Ví dụ: Nếu người bán 1 tivi với giá 1000 USD, và họ tìm thấy người sẵn sàng mua với mức giá 1000 USD. Vậy người bán định giá chiếc tivi này ở mức bằng hoặc hơn 1000 USD và người mua chỉ chấp nhận mua ở giá này hoặc thấp hơn.

Vì vậy, Supply và Demand đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định hàng ngày và cũng áp dụng cho các sản phẩm tài chính. Ngay cả các tổ chức tài chính và ngân hàng cũng sử dụng khái niệm này để định hình chiến lược đầu tư của họ.

Tại sao Demand và Supply lại quan trọng đối với phương pháp SMC

SMC trader bắt buộc phải hiểu về Demand và Supply vì:

  • Supply và Demand giúp cho chúng ta hiểu rõ bản chất của mọi thị trường, kể cả chứng khoán, ngoại hối, crypto,…
  • Hiểu rõ bản chất Cung Cầu giúp chúng ta thấy được những bước đi của Smart Money.

Khi Smart Money muốn mở lệnh, họ thường giao dịch với khối lượng lớn. Điều này đòi hỏi họ phải chia nhỏ lệnh thành các giao dịch nhỏ hơn để thực hiện. Khi hành động này xảy ra, để lại những dấu vết trên thị trường, mà các nhà giao dịch cá nhân như chúng ta có thể sử dụng để phát hiện và tham gia giao dịch.

Khi nắm rõ những thông tin này, SMC Trader có thể tham gia giao dịch theo Smart Money và giảm bớt rủi ro không cần thiết.

Cách xác định vùng Supply và Demand trên biểu đồ giá

Vùng Supply và Demand hay còn gọi là vùng giá (Range), là một vùng được tạo ra bởi sự điều chỉnh (correction) và tích lũy (consolidation).

Range này có thể dễ dàng được nhận ra khi hành vi giá (Price Action) có xu hướng đi ngang. 

Range xuất hiện ở mọi khung thời gian giao dịch. Khi thị trường đang đi ngang, hoặc có thể nói là đang ở trong Range, là một hiện tượng việc trao đổi và giao dịch của các quỹ lớn đang được diễn ra liên tục để tích lũy vị thế của họ. Sau đó giá sẽ có hiện tượng phá vỡ, lên hoặc xuống để báo phe chiếm ưu thế trong thị trường tại thời điểm đó. Tuy nhiên, sau đó giá sẽ di chuyển về lại Range đó.


Cách Range hình thành vùng Demand

Hoặc:


Cách Range hình thành vùng Supply

Khi giá chuyển động nhanh lúc phá vỡ, điều này thể hiện sự mất cân bằng (Imbalance) trong thị trường và giá sẽ nhanh chóng di chuyển để tìm lệnh để khớp (còn được gọi là tìm thanh khoản – Liquidity) để cân bằng lại nguồn Cung và Cầu (Supply và Demand).

Vậy nên, hãy xem xét việc vào lệnh khi giá di chuyển về Range thay vì vào vị thế ngay khi giá vừa phá vỡ.

Tổng kết

Trong bài viết này, đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vùng Supply – Demand và cách qua sát về cách di chuyển của giá. Anh em có thể tự kiểm tra lại trên biểu đồ và back-test để nắm vững hơn cách nhận biết cũng như vào lệnh với lý thuyết như đã đề cập. Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo!

Add Comment