Tại sao Amazon đang phải gánh chịu quý tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008?

Amazon hiện chỉ là công ty lớn thứ 4 thế giới, xếp sau Apple, Microsoft và Alphabet (Google) sau khi trải qua một quý thê thảm nhất kể từ cuộc đại suy thoái năm 2008.

Tại sao Amazon đang phải gánh chịu Quý tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008?
Tại sao Amazon đang phải gánh chịu Quý tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008?

Khoảng 3 tháng trước, Amazon được định giá 1 nghìn tỉ USD. Nhưng hiện tại, vào ngày 28 tháng 12, Amazon được định giá 680 tỉ USD, giảm 320 tỉ USD so với mức cao nhất trong quý.

Nguồn: TradingView
Nguồn: TradingView

Mất đi 32% giá trị trong vòng 3 tháng, quý thứ tư của năm 2018 là khoảng thời gian tồi tệ nhất của công ty kể từ khủng hoảng kinh tế một thập kỉ trước đây.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đi xuống của cổ phiếu Amazon

Giá cổ phiếu đi xuống không chỉ là vấn đề của riêng gã khổng lồ bán lẻ thương mại này. Khi mà các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã lao dốc, các công ty lớn như Facebook, Apple và Microsoft cũng đã mất trung bình đến hơn 30% giá trị.

Một ví dụ là Apple, dù vẫn là công ty lớn thứ hai tại Mỹ sau Microsoft, nhưng đã mất hơn 35% giá trị kể từ ngày 3/10 và đã giảm thêm 4% nữa trong ngày.

Theo đó, trong những tuần vừa qua, Amazon đã phải chống chọi lại với những tham vọng và mong muốn từ các nhà đầu tư. Tốc độ tăng trưởng của công ty con về điện toán đám mây đã giảm và doanh thu tổng của Amazon, dù có tăng nhờ vào dịp Giáng sinh này, nhưng như vậy là vẫn chưa đủ để đáp ứng những mong muốn của các nhà đầu tư.

Tại Ấn Độ, một thị trường chính của công ty này, Amazon cũng đã gặp phải những rào cản về pháp lí khiến công ty không thể bán một số loại sản phẩm như điện thoại di động tại thị trường này.

Dành hàng tỉ đô để thiết lập đế chế tại Ấn Độ bằng cách mua lại một chuỗi siêu thị, “các công thi thương mại điện tử trong thị trường không được trực hoặc gián tiếp tác động lên giá bán của một số mặt hàng và dịch vụ cũng như phải tuân theo mức giá cố định trong ngành,” trích quy định mới nhất vừa được công bố bởi chính phủ Ấn Độ.

Điều luật trên được thiết lập để giúp các công ty bán lẻ trực tuyến trong nước có thể giảm thiểu được những rủi ro từ các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường.

Kunal Bahl, CEO của Snapdeal, đã rất lạc quan rằng sự ràng buộc này giúp cho sân chơi trở nên cạnh tranh và sòng phẳng hơn.
Ông cho biết:

“Thị trường được thiết lập cho các đơn vị cung cấp chính hãng và độc lập. Những thay đổi này sẽ mang lại sân chơi cho tất cả các nhà cung cấp, giúp họ có thể tiếp cận được với công nghệ bán lẻ trực tuyến.”

Với Amazon và kể cả Walmart, công ty đã dành ra 16 tỉ USD cho việc mua lại Flipkart, một đối thủ của Amazon, việc ràng buộc mới này của chính phủ Ấn Độ sẽ dẫn đến một sự lao dốc trong giá cổ phiếu công ty.

Yếu tố quan trọng nhất cho việc khôi phục Amazon

Giống với nhiều cổ phiếu công nghệ lớn khác trong thị trường Mỹ, Amazon đã phải gánh chịu một lượt bán ra lớn trong vòng những tháng vừa qua và khi mà các nhà đầu tư cho rằng thị trường sẽ còn tiếp tục giảm sâu trong những tháng tới, Amazon có thể sẽ phải tiếp tục chứng kiến việc giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm sâu.

Điều quan trọng cho Amazon và các công ty lớn trong thị trường Mỹ lúc này là phải tập trung vào việc đáp ứng được mong muốn của các nhà đầu tư thông qua việc khôi phục doanh thu của họ.

Theo CCN

Add Comment