Khoa học viễn tưởng nay đã thành hiện thực? – ICO Việt Nam

Chắc hẳn ai cũng biết Star Wars — loạt phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng trên khắp thế giới — với mỗi phần phim mang tới cho khán giả cảm giác kì diệu. Star Wars giúp người xem được xuyên qua không gian và thời gian để đến với tương lai — nơi tràn ngập những điều không tưởng như robot có thể nói chuyện và hành động như con người, tàu vũ trụ thông minh,… Nhưng viễn tưởng đang dần trở thành hiện thực với sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Trong những năm gần đây, thế giới đón chào kỉ nguyên công nghệ mới — công nghệ 4.0, tiếp thu hàng loạt các công nghệ tân tiến nhất mà trước đây chỉ được thấy qua phim ảnh. Những bộ não thiên tài của thế kỉ 21 đang hiện thực hóa giấc mơ khoa học viễn tưởng với hàng loạt các công nghệ tân tiến như: Internet Vạn vật (IoT), Trí tuệ Nhân tạo (AI)  Blockchain.

Cảm biến thông minh kết nối vạn vật

Trước đây khi nhắc tới “công nghệ” giúp kết nối giữa người với người chắc hẳn chỉ có điện thoại bàn hay những lá thư viết tay. Sau khi mạng Internet ra đời, hàng loạt các ứng dụng từ nó cũng được phát triển giúp con người dễ dàng giao tiếp và liên lạc với nhau hơn. Đến nay, Internet có thể nói đã đạt tới mức độ cao nhất trong việc giúp con người kết nối với con người.

Tuy nhiên, lúc này người ta lại đặt ra câu hỏi như một lời thách thức: Liệu rằng Internet có thể làm nhiều hơn thế, giúp kết nối vạn vật vô năng với nhau? Nghe tưởng chừng như không thể vì Internet dù sao cũng cần tới sự điều khiển và sử dụng của con người. Các nhà khoa học có lẽ cũng đã nghĩ tới điều này khi họ tìm ra phương pháp để chung hòa hai ý tưởng với nhau để tạo ra công nghệ IoT — Internet Vạn Vật (Internet of Things). Công nghệ IoT hoạt động dựa trên việc kết nối các thiết bị sử dụng mạng Internet như điện thoại thông minh, laptop,… được kết nối với các vật dụng xung quanh chúng ta. Tất cả đều được kết nối thông qua mạng Internet, các vật dụng thông thường sẽ được gắn một con chip cảm biến mạng cho phép chúng có thể tự kết nối với mạng Internet, nhờ đó người sử dụng có thể điều khiển hay sử dụng nó ở bất cứ đâu có kết nối mạng.

Đăng ký để nhận bộ tài liệu chuyên sâu về Internet Vạn Vật

Ứng dụng của IoT có lẽ cũng không còn quá xa lạ với chúng ta khi giờ đây trên thế giới ngày càng nhiều những ngôi nhà thông minh được xây dựng, hay các ứng dụng của IoT trong nông nghiệp được sử dụng ngày càng nhiều.

Trí tuệ nhân tạo: “Sophia — công dân đặc biệt của thế kỉ”

Trong Star Wars, có lẽ ấn tượng nhất vẫn là những chú robot có thể hiểu và giao tiếp với con người. Tưởng rằng đó chỉ là điều kì diệu của phim ảnh khi ngày nay, robot có thể giao tiếp với con người đã không còn là viễn tưởng mà thậm chí đã được trao quyền công dân và được chứng nhận trên toàn thế giới. Công dân tương lai đầu tiên trên thế giới không ai khác chính là Sophia.

Khi lần đầu tiên tin tức này được đưa trên các phương tiện truyền thông, chắc hẳn nhiều người đã phải giật mình trước sự phát triển không tưởng của công nghệ AI — Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence). Sophia chỉ là một minh chứng bề nổi cho AI, trong việc công nghệ thông tin, AI còn được phát triển để máy tính có thể tự lọc và quản lý dữ liệu. Một số công cụ tìm kiếm như của Google cũng được áp dụng AI để nhận giọng nói của con người, mã hóa lệnh thành văn bản từ đó đưa ra các lựa chọn tìm kiếm. Ứng dụng điện thoại di động để trò chuyện, tương tác với con người — chatbot — sử dụng công nghệ AI làm nền tảng cũng được rất nhiều người biết đến. Có thể kể đến Siri — ứng dụng thông minh của Apple — cho phép người sử dụng nói chuyện với một cá nhân ảo mang tên “Siri”, hay Simsimi — ứng dụng nổi tiếng với giới trẻ — cho phép người sử dụng nhắn tin qua lại với … gà ảo.

Cảnh sát công nghệ số của tương lai

Từ khi Facebook, Twitter, Instagram và hàng loạt các mạng xã hội khác ra đời cho tới nay, chúng ta đã chứng kiến sự mâu thuẫn giữa những nhà tạo lập công nghệ và người sử dụng trong việc chia sẻ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân. Thậm chí hiện nay, tại Châu Âu, EU — khối cộng đồng các quốc gia thuộc châu lúc này — đã thông qua bộ luật Ngăn chặn xâm phạm thông tin cá nhân nhằm bảo vệ người sử dụng mạng. Tuy nhiên, các công ty vẫn luôn tìm ra kẽ hở để thu thập dữ liệu và sử dụng các dữ liệu tư này với mục đích thương mại. Nhưng điều này sẽ trở nên khó khăn hơn với sự can thiệp của công nghệ Blockchain.

Định nghĩa dễ hiểu cho Blockchain là công nghệ này sẽ giúp tạo ra các tầng bảo vệ thông tin dữ liệu thông qua thuật toán. Mỗi thông tin mà chúng ta lưu trữ thông qua hệ thống Blockchain sẽ tạo thành một block, các block này sau đó sẽ được xâu chuỗi với nhau. Thông tin đã nhập vào sẽ không được xóa hay sửa trừ khi có sự chấp thuận ở tất cả các bên liên quan. Ví dụ: Bạn mua bán thông qua hệ thống Blockchain thì sau khi thông tin đơn hàng và thông tin cá nhân của bạn đã được nhập, thì bạn sẽ không được chỉnh sửa bất cứ thông tin nào trừ khi cả bạn và người giao dịch với bạn chấp thuận việc chỉnh sửa thông tin.

Blockchain thực sự đã tạo ra cơn sốt khi Bitcoin — đồng tiền ảo có giá trị nhất thế giới — tạo ra cơn sốt gây bão trong suốt năm 2017 vừa qua. Chính vì tính bảo mật chặt chẽ, rất nhiều người sử dụng tin tưởng trao đổi mua bán hàng hóa thông qua Bitcoin. Hãy tưởng tượng nếu có thể sử dụng tính bảo mật cao của công nghệ này vào việc bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân của chúng ta khi sử dụng mạng xã hội hay các trang mạng lớn như Google, Yahoo,… thì có lẽ các ông lớn về công nghệ sẽ phải đau đầu trong việc tìm kiếm và thu thập dữ liệu cá nhân cho mục đích thương mại của mình.

Kỉ nguyên công nghệ đón chờ…

Chỉ trong một thập kỉ, chúng ta đã chứng kiến sự đột phá của công nghệ trong nhiều lĩnh vực và giờ đây chúng ta đã tiến tới rất gần với cách mạng công nghệ 4.0. Một quốc gia phát triển là một quốc gia không chỉ áp dụng những công nghệ tân tiến nhất trong kinh tế sản xuất mà còn là quốc gia có những công dân tiến bộ với hiểu biết về công nghệ. Sẽ không bao giờ là quá muộn để học hỏi và tìm hiểu, chính vì vậy hãy trang bị cho bản thân những kiến thức hữu ích về công nghệ mới ngay bây giờ để trở thành công dân thông minh nhé!

Nguồn https://insights.innovatube.com/

Biên tập bởi ICOVN.NET

Lưu ý: Tất cả những thông tin được đăng trên ICOVN.NET đều là ý kiểu nhận xét dựa trên nghiên cứu của cả nhóm, không phải là lời khuyên mua bán. Đầu tư Cryptocurrency là đầu tư mạo hiểm, chỉ nên đầu tư số vốn có thể mất được. Bạn hãy luôn luôn có trách nhiệm với đồng tiền và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư.Tham gia kênh telegram để trao đổi và nhân thêm thông tin : https://t.me/icovn_net

Nếu như bạn là người mới, hãy đọc những bài viết sau đây :

  1. Cần bao nhiêu tiền để đầu tư tiền điện tử 
  2. Hướng dẫn theo dõi thông tin tiền điện tử trên coinmarketcap
  3. 4 cách đầu tư tiền điện tử cho người mới
  4. Hướng dẫn trade coin – bắt đầu đầu tư tiền điện tử
  5. Hướng dẫn tạo ví bitcoin, ethereum trên sàn blockchain.info
  6. Hướng dẫn mua bán bitcoin,ethereum tại Việt Nam thông qua sàn Remitano
  7. Hướng dẫn giao dịch trên sàn quốc tế Binance
  8. ICO là gì, hướng dẫn cho người mới về ICO
  9. Kiểm soát tâm lý giao dịch và tránh thua lỗ trên thị trường 
  10. Các nguyên tắc để tránh thua lỗ trong trade coin
  11. Các kỹ thuật trading mua bán nâng cao 
  12. Kênh telegram của group ICOVN.NET

Nguồn: icovn.net

Add Comment