Mô hình OSI là gì? TCP/IP là gì? So sánh TCP/IP và OSI

TCP/IP và OSI là 2 giao thức mạng truyền thông được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Có lẽ bạn cũng đã nghe qua đâu đó về các thuật ngữ này rồi đúng không?

Mô hình OSI, TCP/IP giúp chúng ta nắm rõ nguyên lý hoạt động và cách truyền dữ liệu của máy tính. Trong bai viết này mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu thế nào là mô hình OSI và thế nào là mô hình TCP/IP nhé !

#1. Mô hình OSI là gì?

// OSI và viết tắt của cụm từ Open Systems Interconnection Reference Model, bạn có thể viết ngắn gọn hơn là OSI Model hoặc OSI Reference Model)

OSI là mô hình tham chiếu giải thích về cách truyền dữ liệu của máy tính.

Hay nói cách khác, OSI là mô hình tham chiếu kết nối hệ thống mở, được tạo nên nhờ vào nguyên lý phân tầng.

Cụ thể thì mô hình OSI gồm có 7 tầng, mỗi tầng lại có một chức năng riêng biệt. Chức năng cụ thể của mỗi tầng là gì thì bạn có thể xem hình dưới đây:

mo-hinh-tcp-ip-1

2.1. Ưu điểm nổi bật của mô hình TCP/IP?

  • Không chịu sự kiểm soát của tổ chức nào. Vậy nên người dùng chúng ta có thể sử dụng thỏa mái.
  • Tương thích rất tốt với các mạng, hệ điều hành (OS) và các link kiện phần cứng máy tính.
  • Mô hình TCP/IP có khả năng định tuyến, mở rộng và nhận định được đường dẫn tốt nhất thông qua mạng.

2.2. Giao thức phổ biến nhất của TCP/IP?

  • HTTP và HTTPS: Giao thức này sẽ xử lý các giao tiếp giữa máy chủ lưu trữ web và trình duyệt web.
  • FTP (File Transfer Protocol ): Giao thức truyền tệp

#3. So sánh mô hình OSI và TCP/IP

Giữa mô hình OSI và TCP/IP đều có những ưu, nhược điểm riêng và nó cũng được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.

Đối với mô hình OSI thì nó sẽ được sử dụng để mô phỏng quá trình đóng mở gói dữ liệu (nhưng ít được áp dụng trong thực tế). Mỗi tầng đều thực hiện một chức năng riêng biệt và không có sự kết hợp giữa các tầng.

Còn mô hình TCP/IP thì lại được áp dụng rộng rãi trong thực tế do có khả năng tương thích với các hệ thống mạng, hệ điều hành, phần cứng… Có sự kết hợp ở trong cùng 1 tầng, ví dụ như tầng Application và Network Access.

3.1. Điểm giống nhau giữa OSI và TCP/IP?

  • Đều là mô hình Logic.
  • Xác định tiêu chuẩn Network.
  • Đều có lớp Network và lớp Transport.
  • Chia quá trình giao tiếp Network thành các lớp (Layer).
  • Đều sử dụng kỹ thuật chuyển Packet.
  • Cho phép sử dụng kết hợp các thiết bị, thành phần mạng của các nhà sản xuất khác nhau.

3.2. Sự khác nhau cơ bản giữa mô hình OSI và TCP/IP?

  OSI TCP/IP
MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN Ít được sử dụng thực tế Được sử dụng phổ biến
SỐ TẦNG 7 4
CÁCH GIAO TIẾP GIỮA CÁC TẦNG Nhiệm vụ riêng biệt giữa các tầng, không có sự kết hợp giữa bất cứ tầng nào. Có sự liên kết chặt chẽ để thực hiện nhiệm vụ
SỰ PHỤ THUỘC Độc lập Phụ thuộc vào giao thức
SỰ PHÁT TRIỂN Xây dựng mô hình trước và giao thức dựng sau. Xây dựng mô hình sau và phát triển giao thức trước.
CÁCH TIẾP CẬN Tiếp cận theo chiều dọc. Tiếp cận theo chiều ngang.
TRUYỀN THÔNG Cả kết nối định tuyến và không dây Hỗ trợ truyền thông không kết nối từ tầng Network

Túm lại là, mô hình TCP/IP là một mô hình thực tế, có tính ứng dụng cao hơn khi nó đặt ra các tiêu chuẩn mà Internet được tạo ra. Trong khi đó, mô hình OSI cung cấp các hướng dẫn về cách giao tiếp phải được thực hiện.

#4. Lời Kết

Vâng, như vậy là mình đã trình bày cơ bản cho các bạn nguyên lý hoạt động, cũng như chức năng của mô hình OSI và mô hình TCP/IP rồi.

Qua bài viết này thì mình tin là bạn đã hiểu về mô hình TCP/IP là gì, OSI là gì rồi phải không? Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc bạn thành công !

CTV: Đinh Hoàng Thạch – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao – (Có 2 lượt đánh giá)

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

/* loading facebook sdk */
(function(d, s, id) (document, ‘script’, ‘facebook-jssdk’));

Nguồn: https://blogchiasekienthuc.com/dan-cong-nghe/mo-hinh-osi-va-tcp-ip.html

Add Comment